5 nguy cơ sức khỏe rình rập gia đình bạn trong dịp nghỉ lễ
Dịp nghỉ lễ dài ngày là cơ hội tuyệt vời cho những kế hoạch du lịch cùng gia đình, bạn bè. Đừng để những vấn đề về sức khỏe dưới đây ảnh hưởng đến kỳ nghỉ ý nghĩa của bạn.
Kì nghỉ lễ dài ngày là dịp cho cả gia đình cùng lên kế hoạch đi du lịch . Tuy nhiên sự thay đổi thời tiết hay việc đi lại, thức ăn khác lạ có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến kỳ nghỉ của bạn.
1. Say tàu xe
Nghỉ lễ nhu cầu đi lại nhiều, phương tiện hạn chế, tình trạng nhồi nhét hành khách khiến mọi người cảm thấy ngột ngạt. Nguy cơ thường xảy ra trong khi di chuyển là say xe, hay gặp ở phụ nữ và trẻ em. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, cơ thể khó chịu, nôn nhiều, da dẻ nhợt nhạt, toát mồ hôi thậm chí có thể tụt huyết áp…
Để có một chuyến đi giúp bạn tỉnh táo trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.
Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt hoặc quả chanh khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt, chanh sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.
Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say theo chỉ định để hạn chế tình trạng mệt mỏi vì tàu xe trong dịp nghỉ lễ.
2. Say nắng
Dịp nghỉ lễ cũng là lúc các gia đình có những chuyến du lịch, dã ngoại cùng nhau. Khi ở ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy.
Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Khi đi biển, hãy chuẩn bị kỹ càng để tránh tình trạng say nắng.
Các biểu hiện cho tình trạng say nắng là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… Nếu nghiêm trọng, nạn nhân có thể bị đột quỵ. Các nhóm người có nguy cơ cao khác bao gồm trẻ em, những người không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc uống quá nhiều bia rượu.
Để tránh bị say nắng chúng ta nên mặc quần áo, giày dép, mũ… gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi, phù hợp với thời tiết. Không nên mặc quần áo quá bó, quá chật vì có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu và quá trình di chuyển. Nếu có trẻ nhỏ đi cùng cần chuẩn bị kỹ càng như bỉm, sữa, quần áo, mũ, kính….
3. Cảm cúm
Video đang HOT
Khi cơ thể mệt mỏi trong kì nghỉ do các hoạt động vui chơi hay đi lại, sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và lạm dụng nước đá lạnh, bạn có thể bị cảm cúm. Biểu hiện chủ yếu là sốt, đau họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu…
Đặc biệt, khu du lịch, chỗ đông người nên rất dễ lây lan bệnh tật. VÌ thế trong dịp nghỉ lễ này, để tránh bị cảm cúm, bạn có thể uống nhiều nước, nước trái cây, trà và soup nóng, tránh uống rượu và caffeine vì có thể gây mất nước và khói thuốc lá có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
4. Bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn
Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, chán ăn… là bệnh thường xuyên xảy ra trong dịp nghỉ lễ. Các bữa ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không tốt, các món ăn, giờ giấc ăn uống thay đổi, thất thường là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Nếu nặng có thể dẫn đến việc ngộ độc thức ăn.
Nếu nạn nhân tỉnh táo cần, người trợ giúp cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Theo kinh nghiệm, cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn.
Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt
5. Đuối nước
Nhiều gia đình tranh thủ thời gian nghỉ lễ để đi du lịch ở những vùng biển để nghỉ mát, thư giãn. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống.
Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.
Tình trạng đuối nước ở trẻ rất phổ biến, vì thế cha mẹ cần chú ý đến con khi tắm biển. Luôn đảm bảo trẻ dùng phao bơi và chơi ở khu vực an toàn trong kiểm soát của bạn.
Đặc biệt, không nên để trẻ tắm quá lâu sẽ dẫn đến say nắng hoặc chuột rút gây ra đuối nước. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ. Đặc biệt khi tắm biển, dù biết bơi bạn cũng chỉ nên tắm ở vùng nước nông, an toàn, tránh vùng sóng lớn…
Theo Giadinh.net.vn
Bác sĩ chỉ kinh nghiệm "nhận diện" nguy cơ bị hành hung
Theo TS Dương Đức Hùng, Trường phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), bệnh nhân khi đến bệnh viện đều là vì có vấn đề về sức khỏe, tâm trạng lo lắng. Vì thế, chỉ cần thiếu tinh tế trong tiếp xúc với người bệnh, trong xử trí vấn đề có thể bùng lên sự bức xúc khiến họ có thể có hành vi bạo lực với bác sĩ.
Ứng xử như thế nào để ngăn bạo hành?
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), khi đi khám bệnh, với những người kỳ vọng quá lớn vào nhân viên y tế là đối tượng dễ có tiềm năng xung đột.
"Vào bệnh viện, người ta mong muốn thầy thuốc phải làm mọi thứ theo kỳ vọng chứ không phải điều kiện thực tế, bác sĩ cùng lúc cấp cứu, điều trị cho nhiều người chứ không riêng một mình họ nên khi không đạt được kỳ vọng đó rất dễ bức xúc. Họ nghĩ rằng đó không phải từ mẫu và dễ dàng "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân".
Cùng quan điểm này, TS Dương Đức Hùng cho rằng, việc nhiều người nhìn nhận và xã hội có xu hướng ca ngợi thầy thuốc như những "ông thánh, bà thánh", đêm ngày cần phải thức, không cần ăn, lúc nào cũng tươi cười... khiến cũng dễ nảy sinh bức xúc trong điều kiện thực tế điều trị quá tải ở Việt Nam.
"Còn về việc cấp cứu bệnh nhân, tôi luôn nhắc mọi người nên dành thời gian để giải thích cho người nhà bệnh nhân", BS Cấp nói.
Còn với TS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai ) chia sẻ, điều khó nhất đối với người bác sĩ là phải "đọc được" thái độ của người nhà để từ đó có những hành động phù hợp nhất có thể trong mỗi tình huống.
"Người bác sĩ không nên hoặc không được để đồng nghiệp đôi co với người nhà người bệnh khi mâu thuẫn có vẻ khó giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều.
Khi mâu thuẫn xảy ra, người bác sĩ không nên một mình tiếp xúc, giải thích cho người nhà người bệnh. Hãy để đồng nghiệp khác, kể cả là người điều dưỡng có kinh nghiệm, đứng ra dàn xếp", BS Chính nói.
Đừng để bác sĩ chỉ làm tròn vai!
Nhiều bác sĩ chia sẻ, đạo đức xã hội đang là vấn đề nóng, nghiêm trọng, trong khi phản ứng của y tế yếu ớt. Hậu quả là khi pháp luật không bảo vệ thì nhân viên y tế sẽ co cụm vào.
"Trong cấp cứu y tế luôn có những vùng chồng lấn. Nếu thầy thuốc làm việc bằng cái tình, lương tâm trách nhiệm thì kết quả khác hẳn với làm tròn vai", TS Hùng chia sẻ.
Có những ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ, kết quả không biết có cứu được bệnh nhân hay không, nhưng các bác sĩ vẫn luôn lựa chọn thực hiện.
Cùng quan điểm này, BS Cấp lo ngại trong giới y hình thành tâm lý vì an toàn cá nhân mà bệnh nhân sẽ bị thiệt thòi, nếu hành vi hành hung bác sĩ vẫn tiếp tục gia tăng.
"Bởi để cứu người, trước tiên bác sĩ phải được an toàn thì mới có thể cứu người. Nhưng nay, khi yếu tố an toàn không còn được đảm bảo, bác sĩ phải tìm cách đảm bảo an toàn cho bản thân mình, rồi mới có thể tìm cách cứu bệnh nhân", BS Cấp nói.
Dẫn chứng về sự "tròn vai" hay làm với cái tình, lương tâm, trách nhiệm, TS Hùng cho biết ông đã từng chứng kiến rất nhiều bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu tai nạn vừa bị dập nát chân, vừa gãy vụn xương, vừa tổn thương mạch.
Với thương tổn như thế bệnh nhân được chỉ định cắt cụt chân cũng không ai nói bác sĩ làm sai, các bác sĩ không đưa ra chỉ định đó. "Còn nước, còn tát. 3 - 4 kíp phẫu thuật với vài chục con người đều xúm vào, vừa phẫu thuật xương vừa nối thần kinh, nối mạch máu, với mổ 7- 8 tiếng đứng phẫu thuật... để rồi thấp thỏi theo dõi cả tuần cả tháng cứu được cái chân của bệnh nhân, cả thầy thuốc, bệnh nhân đều vui sướng. Vậy điều gì khiến người ta làm điều này? Dù có những trường hợp can thiệp, xác xuất thất bại nhiều hơn thành công nhưng từng ấy con người vẫn bỏ ra từng ấy thời gian để cố, dù kết quả không biết có được hay không. Đó là bởi bác sĩ làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm chứ không chỉ làm cho "tròn vai". Nếu không đặt vấn đề này thì chính bệnh nhân sẽ chịu thiệt thòi", TS Hùng bày tỏ.
Là đối tượng bị hành hung, bác sĩ bác sĩ V.H.C (BV Xanh Pôn) chia sẻ, sau khi xảy ra vụ việc, người nhà của bệnh nhân đã đến gặp và xin lỗi bác sĩ. "Tôi đã nói lại với họ, chúng tôi vẫn sẽ khâu cho cháu bé dù bố cháu có đánh tôi đi chăng nữa. Tôi muốn cho mọi người thấy, dù bác sĩ có bị chèn ép sao nữa thì họ vẫn phục vụ những người đánh họ".
Còn với điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, (khoa Tim mạch - BV Việt Đức), anh bức xúc, đau lòng khi thấy nhân viên y tế bị hành hung. Nhưng anh cũng chia sẻ, anh sẽ không "xuống đường" biểu tình như một vài lời kêu gọi, vì "chúng tôi rời bệnh viện, bệnh nhân sẽ nguy kịch".
Bác sĩ có được "chạy" khi bị đe dọa hành hung?
Nói về vấn đề này, ông Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội diều dưỡng Việt Nam cho rằng, bạo hành nhân viên y tế là vấn nạn toàn cầu. Tại Việt Nam trong hai năm qua, số vụ bạo hành nhân viên y tế tăng nhanh. Công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê có 8 - 38% nhân viên y tế bị bạo hành ở nơi làm việc.
"Tại Việt Nam, Bộ trưởng Y tế từng nói ngành y tế đang gần như đơn độc trong cuộc đấu tranh chống bạo hành bác sĩ. Có bác sĩ gục ngất trên bàn cấp cứu, có bác sĩ bị đa chấn thương, có người chạy không kịp trước nhát dao chí tử cướp đi tính mạng. Bác sĩ đang có những nỗi lo lắng bất an mang tên bạo hành bệnh viện", ông Mục nói.
Ông cũng chia sẻ thêm, nhiều cán bộ y tế băn khoăn có được "trốn chạy" khỏi nơi có nguy cơ bị bạo hành, bởi họ đang làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cứu người?
"Chúng ta được quyền tránh khỏi nơi bị đe doạ, tức là có quyền chạy trốn, theo điều 35 Luật Khám chữa bệnh khi thấy có những nguy cơ không an toàn vì bị đe dọa. Nhân viên y tế hoàn toàn được chạy trốn khỏi nơi không an toàn trước khi báo cáo lãnh đạo. Còn trong trường hợp không trốn chạy được, phải đối diện thì nên có sự khống chế tập thể để tự vệ", ông Mục nói.
TS Chính cũng cho rằng, khi người nhà người bệnh tỏ thái độ hung hăng, có khả năng sẽ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay đối với mình, đối với đồng nghiệp (điều này rất dễ nhận thấy), thì tốt nhất người bác sĩ nên nhanh chóng tìm sự trợ giúp và tìm cách rời khỏi nơi không an toàn.
"Cần bảo vệ mình trước cho dù có chuyện gì xảy ra sau đó với mình, với người bệnh. Vì nếu mình không tự đảm bảo an toàn cho mình thì cũng không còn đủ khả năng đảm bảo tính mạng sức khỏe cho người khác", BS Cấp chia sẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Chống say tàu xe mà không cần thuốc Chống say tàu xe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi phải đi xa. Đa số người ta thường chống say tàu xe bằng thuốc, nhưng bên cạnh đó cũng có những phương pháp chống say tàu xe hiệu quả khác chúng ta có thể tham khảo. Miếng dán chống say xe phải được dán đúng vị trí sau...