5 nguy cơ rình rập y bác sĩ điều trị Covid-19
Những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV đối mặt nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tiếp xúc gần, lâu và thực hiện các thủ thuật điều trị.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các nguy cơ lớn nhất là khi y bác sĩ kề sát mặt bệnh nhân, chưa kể thời gian phơi nhiễm lâu.
Nguy cơ đầu tiên nằm ở việc xử lý đồ bộ đồ bảo hộ. Tất cả chuyên gia đều nhận định đồ bảo hộ gây trở ngại trong quá trình làm việc. Kính bảo hộ không đem lại thị lực bình thường cho mắt. Quần áo bí, mồ hôi vã ra, kính mờ làm cho mắt mình mờ đi, nếu làm không chuẩn sẽ mất thời gian hơn, nguy cơ lây bệnh cao hơn.
Khi cở bộ đồ bảo hộ, nếu chẳng may chạm vào bề mặt bên ngoài (đã bẩn) cũng là một nguy cơ khác, điều này đòi nhân viên y tế phải có kỹ năng. Cùng với đó, khi cởi, phải để ngay mặt bên ngoài vào bên trong, mặt bên trong ra bên ngoài để giảm thiểu nguy cơ phát tán virus từ ra không khí xung quanh.
Mối nguy thứ hai là khi nhân viên y tế lấy dịch tị hầu làm xét nghiệm PCR Realtime. Bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: “Để lấy mẫu chuẩn phải kích thích ho. Mà khi ho, tốc độ bắn giọt bắn xâm nhập vào đường hô hấp của người đối diện rất cao”.
Các bác sĩ giúp đồng nghiệp dán kín đồ bảo hộ trước khi họ bước vào khu vực cách ly điều trị bệnh nhân, để đảm bảo chống lây nhiễm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành
Video đang HOT
Thứ ba là là đặt nội khí quản cho bệnh nhân. Quá trình này được thực hiện với bệnh nhân Covid-19 nặng, phải có ống luồn vào trong phổi mới đưa được luồng khí vào. Khi đó, mặt của nhân viên y tế phải áp sát mặt của bệnh nhân, bởi thanh quản rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1-2 cm, nằm sâu trong cổ họng. Các bác sĩ sẽ dùng một chiếc đèn chiếu vào cổ họng tìm cách đưa ống nhựa vào. Khoảnh khắc nguy hiểm nhất là khi bộc lộc thanh quản, bệnh nhân có thể ho, bắn dịch vào nhân viên y tế.
“Bảo hộ chỉ ngăn được một phần. Kể cả khẩu trang N95 cũng chỉ ngăn được 95% khả năng virus xâm nhập”, bác sĩ Vũ Mình Điền, Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, giải thích.
Nguy cơ thứ tư là dịch tiết trong hầu bệnh nhân. Khi đặt nội khí quản xong, cổ họng bệnh nhân đã bị khống chế, dịch và đờm đọng lại. Nhân viên y tế lúc này sẽ phải cồng việc hút đờm và chất tiết, nguy cơ lây nhiễm cao.
Cuối cùng, quá trình chăm sóc bệnh nhân nặng, nhân viên y tế phải tắm rửa lật trở cơ thể người bệnh. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nCoV có thể hiện diện trong phân, máu… Chính vì vậy, các bệnh viện tiếp nhân, điều trị người cách ly, nhiễm Covid-19 đều phải được phun thoáng khí phòng bệnh, khử khuẩn môi trường bằng thuốc sát khuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, dùng đèn cực tím để khử khuẩn không khí, máy lọc không khí… ngăn tối đa việc lây nhiễm chéo.
Để giảm nguy cơ, nhân viên y tế nhiều sáng kiến để chống dịch như làm mũ trùm đầu hình mỏ vịt, luồn dây oxy vào bên trong để thở dễ dàng; dùng tấm khiên làm màn chắn khi tiếp xúc với bệnh nhân, giảm nguy cơ lây nhiễm khi bệnh nhân ho, hắt hơi.
Thúy Quỳnh – Thùy An
Những khuôn mặt hằn vết khẩu trang
Đến hết hôm qua 8-4, cả nước có 251 ca mắc COVID-19, trong đó có 126 người đã khỏi bệnh.
Ngày ra viện của 11 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương hôm 7-4 - Ảnh: V.DŨNG
Hôm qua cũng là 1 tháng 2 ngày bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, trưởng khoa nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, và các đồng nghiệp "cắm trại" ở bệnh viện. Các y bác sĩ không về nhà từ ngày 6-3, khi bắt đầu đợt 2 của vụ dịch COVID-19 với ca bệnh số 17.
"Tôi ở một mình một phòng nên có thời điểm không phải mặc trang phục bảo hộ, còn lại các đồng nghiệp ở chung phòng phải mặc kể cả ban đêm, trong phòng bệnh thì chắc chắn phải bảo hộ kỹ hơn nữa" - bác sĩ Mai nhỏ nhẹ kể.
Không phải dễ mà cả tháng sống, làm việc hoàn toàn trong bệnh viện. Không đi chợ, không giải trí, không siêu thị, không quần áo đẹp, không có người thân ở bên... tất cả y bác sĩ ở đây đều mặc trang phục bảo hộ, loại trang phục tương đối giống... chiếc áo mưa. Họ mặc những trang phục này suốt ngày và đôi tay khô ráp vì găng tay cao su.
Mùa dịch này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và một số cơ sở y tế có điều trị bệnh nhân COVID-19 thật sự là "tuyến đầu chống dịch".
Đã có khoảng 100 bệnh nhân được điều trị ở bệnh viện này, gần 1/2 trong số này đã khỏi bệnh, 4/5 bệnh nhân nặng nhất phải thở máy, lọc máu liên tục, 1 người trong số đó phải chạy ECMO (thiết bị thay thế tim và phổi) đều đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, quay về với cuộc sống.
Nhưng trong những ngày điều trị cho bệnh nhân, có 2 bác sĩ ở bệnh viện này trở thành bệnh nhân COVID-19.
Và để có mỗi ca bệnh thành công, đặc biệt là những ca bệnh khó, các y bác sĩ đã ghi chép từng giờ, theo sát từng diễn biến của bệnh nhân, điều chỉnh mỗi thay đổi nhỏ nhất.
Mỗi ca làm việc tại khu vực bệnh nhân nặng kéo dài 12 giờ, dài hơn gấp rưỡi những ca làm việc bình thường, vì mỗi lần ra/vào đều phải thay đồ bảo hộ, phải sát khuẩn toàn thân để tránh lây lan.
Hôm 7-4, khi có 11 người bệnh được công bố khỏi bệnh ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tìm mãi mới thấy chị Mai, thấy bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, bác sĩ Giang và một số bác sĩ.
Mọi người có ấn tượng về những khuôn mặt hằn vết khẩu trang do ca làm việc kéo dài ở Trung Quốc hồi đầu vụ dịch này? Ở Việt Nam chúng tôi cũng đã thấy những gương mặt như thế.
Và đến hôm nay 9-4, hơn 50% người bệnh COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân khỏi bệnh, họ thường xếp hàng vỗ tay cảm ơn y bác sĩ, họ hiểu họ đã thoát khỏi những nỗi lo cả về tâm lý và thể lý, không chỉ của cá nhân họ.
Và những người "mặc áo mưa" hơn cả tháng kia, với nhiều người bệnh, là những người đáng nhớ hơn cả.
LAN ANH
Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 thế nào? Cập nhật liên tục nhiều phác đồ quốc tế, các bác sĩ còn tính toán tìm loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định: "Điều trị bệnh nhân Covid-19 thực sự...