5 người Việt chết thảm trong vụ tai nạn thảm khốc ở Nga
Chiếc xe Mazda chở khoảng 10 người Việt đã gặp nạn trên đường cao tốc ở tỉnh Pskov, Nga, khiến 5 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Vụ việc xảy ra đêm rạng sáng nay 17.12.
Hậu quả vụ tai nạn lớn ở tỉnh Pskov gồm 5 người Việt Nam thiệt mạng. Một nguồn tin từ cảnh sát đã thông báo cho truyền thông Nga về việc này.
“Theo số liệu sơ bộ, tất cả 5 người thiệt mang và phần lớn nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông ở vùng Opochetsky tỉnh Pskov là công dân Việt Nam”, Sputniknews cho biết.
Tám nạn nhân phải nhập viện, năm người trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Vụ tai nạn liên quan đến chiếc xe con Mazda và xe tải Renault xảy ra vào khoảng nửa đêm thứ Sáu sang ngày thứ Bảy,17.12 trên đường cao tốc St. Petersburg Nevel gần làng Mavrino. Lúc gặp nạn, trên xe Mazda có 10 người, hầu hết họ cư trú ở Moscow.
Các bộ phận nghiệp vụ đang làm việc tại hiện trường, giao thông trên tuyến đường đang bị tắc cả hai hướng.
Theo Danviet
Video đang HOT
Giáo sư gốc Việt: 'Trong tôi 100% nước mắm'
Mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha, nhưng nữ giáo sư Kiều Linh Caroline bảo bên trong cô có 100% nước mắm.
Với những người lần đầu gặp mặt, chưa nghe giáo sư Caroline Kiều Linh nói chuyện, khó ai đoán ra những nét gốc Việt của cô.
Trong nhà tôi có nước mắm và mắm tôm
Với giáo sư Caroline, tinh thần Việt của cô đọng trong hai từ "nước mắm". Mùi vị của nước mắm chính là mùi gợi nhớ đến quê hương, đến ông bà nội, đến 5 năm đầu đời đầy kỷ niệm ở Việt Nam.
Caroline mang trong mình dòng máu Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, Caroline khi đó mới 5 tuổi. Cả gia đình sau đó chuyển sang Mỹ sinh sống.
Ở nơi được mệnh danh là đất nước của người di cư, nhiều người nói rằng mọi người có thể đến từ nhiều nước khác nhau, mang màu da khác nhau nhưng bình đẳng. Với Caroline, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Với giáo sư Kiều Linh Caroline, nói tiếng Việt là một cách để kết nối với quê hương. Ảnh: Hải An.
Nỗi sợ kỳ thị ám ảnh cuộc sống từ khi còn là đứa trẻ đến lúc trưởng thành. "Ở nhà, bố mẹ bắt tôi nói tiếng Anh. Vậy là sau hàng chục năm, tôi quên cả tiếng Việt lẫn phong tục của mình".
Nhưng dẫu có bỏ tiếng nói, quên phong tục thì sự kỳ thị vẫn còn ở đó. "Nếu mình nói mình là người Mỹ thì người Mỹ cũng không bằng lòng với điều đó. Vậy mình là người gì nếu không phải là người Mỹ?", giáo sư Caroline nhớ lại.
Rất nhiều câu hỏi ám ảnh khi giáo sư Caroline còn là cô sinh viên đại học. "Nếu là người Việt thì điều gì khiến mình nhận ra nguồn gốc của mình", Caroline tự hỏi. Và cô sinh viên ấy bắt đầu kết nối với quê hương của mình bằng cách học tiếng Việt.
"Có người hỏi tôi bạn là người Việt ở Mỹ hả, hay 70% Pháp, 30% Việt. Tôi trả lời: Không, tôi 100% Mỹ nhưng trong tôi 100% nước mắm", giáo sư Caroline cười.
Nhớ món ăn Việt Nam
Hơn 40 năm sau khi rời Việt Nam, trả lời câu hỏi về điều gì khiến chị nhớ quê hương của mình, giáo sư Caroline chia sẻ: "Ngày còn là một đứa trẻ, tôi chỉ thích đồ ăn ông bà nội nấu cho. Phở, bún bò Huế, bánh cuốn, xôi, đặc biệt là trái cây. Hồi đó, trái cây Việt Nam chưa được xuất khẩu sang Mỹ. Tôi nhớ vô cùng".
Nỗi nhớ và nỗi ám ảnh về nguồn gốc dẫn Caroline đến với hành trình khám phá, nghiên cứu đời sống của người Việt tại Mỹ và Việt Nam. Càng tìm hiểu, càng đọc, chị bảo càng thấy sự hiểu biết của mình là không đủ.
"Tôi tự nhủ, mình cần biết nhiều hơn về Việt Nam. Hơn nửa triệu người Việt đến Mỹ nhưng sách vở về họ rất ít. Muốn tìm hiểu về phong tục thì đi đâu. Câu trả lời là về Việt Nam", giáo sư Caroline nói.
Trở về Việt Nam, Caroline nghiên cứu về lịch sử, về mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Đặc biệt, cô bảo mình tập trung vào mối quan hệ của Việt kiều với đất nước. Đó là đề tài nữ giáo sư chia sẻ đã theo đuổi suốt cả cuộc đời. "Trái ngọt" của hành trình trở về cội nguồn ấy là cuốn sách "Transnationalizing Vietnam" - viết về cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Caroline bảo cô trở về Việt Nam với mong muốn nối lại sợi dây tưởng đã đứt với nguồn cội của mình. "Nghĩ về gia đình, về người Việt, về Việt Nam, tôi cảm nhận được sự kết nối", giáo sư gốc Việt bày tỏ.
Giảng dạy về văn hóa Việt Nam
Giáo sư, tiến sĩ Kiều Linh Caroline Valverde hiện giảng dạy tại Đại học UC Davis về văn hoá Việt Nam và Châu Á. Cô tham gia tích cực vào các hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam và đang có kế hoạch thành lập Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Đại học UC Davis.
(Theo Zing News)
Những thương hiệu mì gói lâu đời của người Việt Thị trường mở cửa, ngày càng nhiều của các thương hiệu mì ăn liền ồ ạt vào Việt Nam. Người ta dần quên đi sản phẩm đã gắn bó với bếp ăn gia đình Việt trong thời gian trước. Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, Vị Hương gói giấy được coi là thương hiệu mì tôm đầu tiên tại...