5 người nhiễm virus viêm gan sau khi ghép tạng hiến từ một cô gái
Giới y tế Hong Kong gây chấn động khi xác định 5 người nhiễm virus viêm gan E sau khi ghép nội tạng từ một cô gái 29 tuổi.
Theo SCMP, phát ngôn viên của Bệnh viện Queen Mary cho biết, báo cáo từ khoa vi sinh của Đại học Hong Kong cho thấy một số bệnh nhân được ghép nội tạng vào tháng 2 đã bị nhiễm virus nguy hiểm. Bệnh viện Queen Mary cũng thông báo đến Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe về vụ việc. Các chuyên gia đã tiếp xúc với những bệnh nhân này để hỗ trợ và điều trị cho họ. “Các trường hợp nhiễm viêm gan E nghi ngờ do ghép tạng”, phát ngôn viên cho biết.
Người hiến tạng là một cô gái trẻ 29 tuổi qua đời tại Bệnh viện Princess Margaret ở Kwai Chung vào tháng 2. Cô gái này đã hiến tặng 5 bộ phận cơ thể của mình, bao gồm tim, gan, phổi và hai quả thận. Giới chức xác nhận có 5 người bị nhiễm bệnh sau khi ghép nội tạng, trong đó một người đã tử vong. Tuy nhiên hiện giới chức chưa xác định rõ cái chết của bệnh nhân sau ghép tạng có liên quan đến nhiễm viêm gan E hay không.
Theo các chuyên gia y tế, đây là trường hợp đầu tiên virus viêm gan E lây truyền qua hiến tạng tại Hong Kong.
Bệnh viện Queen Mary, nơi xảy ra vụ lây nhiễm viêm gan E cho 5 người được ghép tạng. Ảnh: Scmp.
Tiến sĩ Luk Che-chung, Giám đốc điều hành của Bệnh viện Queen Mary ở Pok Fu Lam cho biết, nội tạng thường không được xét nghiệm viêm gan E trước khi hiến vì đây là virus hiếm gặp. Viêm gan E là bệnh gan do siêu vi khuẩn viêm gan E gây ra, chủ yếu lây nhiễm do thức ăn, nước uống bẩn và liên quan mật thiết với môi trường sống. Khả năng mắc bệnh chỉ chiếm một tỷ lệ dưới 10%, nhưng trường hợp xấu có thể dẫn đến suy gan và tử vong.
Sự việc này gây chấn động ngành y tế Hong Kong lẫn người dân nơi đây. Các bác sĩ đã lên tiếng trấn an người dân không được nản lòng khi hiến tặng nội tạng. “Tôi hy vọng mọi người không bị ảnh hưởng bởi vụ việc. Không có gì hoàn hảo trên thế giới. Nhiều người sẽ chết nếu không ai hiến tạng”, tiến sĩ Chau Ka-foon nói hôm 29/8.
Tiến sĩ Chau cho biết, mặc dù chính phủ nhiều năm qua kêu gọi hiến tặng nội tạng nhưng số người hiến vẫn thấp. 6 tháng đầu năm nay chỉ có 33 quả thận và 19 lá gan được hiến. Năm ngoái có 78 ca ghép thận và 74 ca ghép gan từ người hiến tặng. Trong khi đó hơn 2.200 người đang chờ được ghép thận, tính đến tháng 6 năm nay. Số lượng người chờ ghép gan là 74.
Video đang HOT
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Ninh Bình: Chuyện kể về những người hiến một phần thân thể đầu tiên ở Việt Nam
Năm 2007, bà Nguyễn Thị Hoa trước khi qua đời đã tự nguyện hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người ở lại. Tháng 2/2018, Thiếu tá Lê Hải Ninh bị chết não đã hiến nhiều bộ phận cơ thể để duy trì sự sống cho 04 người và đem lại ánh sáng cho 2 người.
Bà Nguyễn Thị Hoa, quê xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn và Thiếu tá quân đội Lê Hải Ninh, ở thành phố Tam Điệp, họ đều là những người ở Ninh Bình, đã tình nguyện hiến tặng mô, tạng, bộ phận cơ thể người đầu tiên ở Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
Gần 300 người hiến mô, 15.000 người đăng ký hiến mô, tạng
Ninh Bình là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong phong trào hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người. Có được thành quả trên là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm trong Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình.
Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình đã làm tốt công tác vận động hiến mô, tạng, cơ thể người đứng đầu trong cả nước.
Ông Bùi Trọng Kỳ - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Ninh Bình chia sẻ, công tác vận động hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình. Xác định đây là nhiệm vụ rất khó, vì trong hệ thống Hội trên cả nước chưa có một đơn vị nào làm được.
"Khi được thụ hưởng dự án phòng, chống mù lòa do tổ chức ORBIS của Mỹ tài trợ, từ năm 2007 Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã cử cán bộ đi tập huấn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm trong công tác truyền thông, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống mù lòa; đồng thời phối hợp tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ từ tỉnh đến cơ sở, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng vận động người dân phòng chống mù lòa và tham gia đăng ký hiến giác mạc", ông Kỳ cho biết.
Sau một thời gian truyền thông, vận động, người dân từng bước thấu hiểu ý nghĩa của việc hiến giác mạc, để ghép cứu người bệnh bị mù do bệnh lý về giác mạc có cơ hội sáng mắt; với phương châm vận động "Mưa dầm thấm lâu", sự nhiệt tình, vất vả của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đã được đền đáp.
"Năm 2007 bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn đã tình nguyện hiến giác mạc, đây là trường hợp đầu tiên của tỉnh nhà cũng như Việt Nam tình nguyện hiến giác mạc, là bước ngoặt, mở ra tương lai cho các bệnh nhân đang chờ ghép giác mạc" - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình kể.
Người thân, các ban ngành đoàn thể tri ân một trường hợp người qua đời tình nguyện hiến giác mạc.
Từ những kết quả bước đầu trong công tác vận động hiến mô (Giác mạc) đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, làm tốt công tác truyền thông, vận động, tăng cường phối hợp với các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, đặc biệt là kịp thời tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến giác mạc; chính vì vậy từ năm 2007 đến tháng 6/2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có trên 15.000 người đăng ký hiến mô, tạng; đến nay đã có 281 người hiến giác mạc, đem lại ánh sáng cho 562 người bị mù lòa sau khi được ghép giác mạc.
Nghĩa cử cao đẹp của Thiếu tá quân đội
Ngày 23/02/2018, Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình nhận được thông tin Thiếu tá Lê Hải Ninh ở thành phố Tam Điệp bị tai nạn, có nguy cơ bị chết não. Qua tìm hiểu chị gái của Thiếu tá Ninh là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Tam Điệp (với sự nhiệt tình trong công tác Hội, cộng với am hiểu kiến thức hiến mô, tạng), chị gái Thiếu tá Ninh đã phối hợp với Thường trực Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình đề xuất với gia đình về nội dung hiến tạng của em trai để cứu người.
Sau một thời gian bàn bạc, gia đình Thiếu tá Lê Hải Ninh đã nén đau thương, vượt qua rào cản về tâm linh, thống nhất, phối hợp nhịp nhàng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Trung tâm điều phối ghép mô, tạng quốc gia, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 thực hiện thành công ca hiến tạng đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình thăm Thiếu tá Ninh trước khi anh bị chết não, hiến tạng, bộ phận cơ thể để duy trì sự sống cho 4 người và 2 người nhìn thấy ánh sáng.
"Đúng 10h30, ngày 26/02/2018 ca hiến tạng của Thiếu tá Lê Hải Ninh đã được thực hiện. Các mô, tạng của Thiếu tá Ninh hiến tặng đã được ghép thành công cứu sống những người bệnh. Nghĩa cử cao đẹp của Thiếu tá Ninh và gia đình đã đạt kết quả ngoài mong đợi đó là giúp duy trì sự sống cho 04 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 02 người, đến nay các bệnh nhân được ghép tạng sức khỏe ổn định trở lại với cuộc sống bình thường", ông Kỳ nhớ lại.
Nghĩa cử nhân văn, hành động cao cả của Thiếu tá Lê Hải Ninh và gia đình đã được cộng đồng xã hội tôn vinh ghi nhận, các cơ quan truyền thông đưa tin đậm nét; được Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam truy tặng Kỷ niệm Chương "Vì sức khỏe nhân dân", "Vì sự nghiệp nhân đạo"; đây là tiền đề, tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tích cực hơn nữa trong công tác vận động hiến mô, tạng.
Đến nay, tỉnh Ninh Bình là đơn vị đứng đầu toàn quốc về công tác vận động hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người. "Để tiếp tục có nguồn mô, tạng, kịp thời cứu sống người bệnh đang mòn mỏi mong chờ được ghép mô, tạng, Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình mong muốn và kỳ vọng các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể hãy chung tay đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông; làm lan tỏa câu chuyện tốt đẹp của bà Nguyễn Thị Hoa và Thiếu tá Lê Hải Ninh, để mỗi người trong cộng đồng nhận thức sâu sắc hơn, đăng ký và quyết định hiến tặng mô, tạng khi chẳng may qua đời, mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh; cảm ơn cuộc đời, bởi vì "Cho đi là còn mãi", ông Kỳ tâm sự.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy giác mạc của người tình nguyện hiến sau khi qua đời.
Thái Bá
Theo Dân trí
Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, quan trọng hơn nó còn có thể lây khi tiếp xúc da với da Bạn có thể lây truyền hoặc bị nhiễm virus đơn giản qua da tiếp da, ngay cả khi bạn chưa phát hiện thấy một triệu chứng bệnh nào. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 1/100 người trưởng thành ở độ tuổi tích cực sinh hoạt tình dục bị mụn cóc sinh dục tại một thời điểm...