5 người mang án oan suốt 34 năm: Người qua đời với oan khuất trên lưng, người được giải án đúng lúc mắc ung thư giai đoạn cuối
Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch ( tỉnh Quảng Bình) vừa tổ chức buổi công khai xin lỗi, cải chính đối với 5 người mang án oan ở Quảng Bình trong một vụ án trộm cắp tài sản xảy ra cách đây 34 năm.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, vào ngày 12/11, tại trụ sở UBND xã Liên Trạch, TAND H. Bố Trạch (Quảng Bình) đã tổ chức buổi xin lỗi, cải chính công khai để phục hồi nhân phẩm, danh dự cho 5 người mang án oan trong vụ án trộm cắp.
5 người gồm các ông: Đinh Xuân Hồ (60 tuổi), Hoàng Trọng Lưu (66 tuổi), Đinh Xuân Kỳ (66 tuổi), Trần Văn Ổn (67 tuổi); riêng ông Đinh Xuân Tạo (sinh năm 1927) đã mất.
4 người bị án oan hiện còn sống đã được công khai xin lỗi (Ảnh: N.Đ)
Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Đinh Xuân Kỳ (SN 1955, ở xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xúc động nhớ lại hành trình đi kêu oan: “Trong vụ án oan này, tôi 1 lần bị tuyên phạt 18 tháng tù giam và 1 lần 24 tháng tù giam. Hơn 34 năm mang oan sai, nhiều lần làm đơn cầu cứu, có lúc rơi vào tuyệt vọng, nhưng đến hôm nay tôi đã nhận được lời cải chính, xin lỗi”.
“Tôi đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, không biết sẽ chết lúc nào, nhưng được giải oan và nhận được lời xin lỗi tôi vui lắm. Gần cuối đời, danh dự của tôi đã được trả lại” – ông Kỳ nói.
4 người trong vụ án oan ở xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được giải oan vì đã nhận được lời cải chính, xin lỗi sau 34 năm (Ảnh: Trần Anh/Dân Việt)
Cũng nhận mức án như ông Kỳ sau 2 lần xét xử, ông Trần Văn Ổn (SN 1954, ở xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho hay: “Vào thời điểm xảy ra sự việc, tôi đang ru con ngủ liền bị công an đến đọc lệnh bắt tạm giam. Từ đó, cuộc đời của tôi rơi vào bế tắc. Sau chuỗi ngày đằng đẵng cùng anh em chúng tôi kêu oan, đến nay tôi cũng được minh oan”.
Tuy nhiên, báo Thanh Niên cho hay, ngoài việc công khai xin lỗi, phục hồi nhân phẩm, danh dự, 5 người mang án oan này không được bồi thường vật chất vì không đủ điều kiện về mặt giấy tờ, thủ tục theo quy định hiện hành. Chính điều này đã khiến những người trong cuộc cảm thấy bức xúc.
Cụ thể, trao đổi với PV Dân Việt, ông Ổn giãi bày: “Hơn 34 năm mang án oan, thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần rất lớn. Chúng tôi cần cơ quan chức năng có liên quan bồi thường cho chúng tôi”.
Còn ông Hoàng Trọng Lưu (SN 1955, ở xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) thì tâm sự: “Vụ án oan năm 1987, tôi bị tuyên lần đầu 24 tháng tù giam, lần tiếp theo bị tuyên nặng hơn là 36 tháng tù giam. Hơn 34 năm kêu oan, cuộc đời tôi vất vả lắm, đi nhiều nơi để gửi đơn, mất mát về vật chất lẫn tinh thần vô cùng lớn”.
“Khi được cải chính, xin lỗi, tôi rất sung sướng. Nhưng mong các cấp phải xem xét, đền bù vật chất để bù đắp cho bản thân những tháng ngày, tôi và gia đình sống trong nỗi oan ức, tủi nhục”, ông Lưu thổ lộ.
Video đang HOT
Vụ án liên quan đến 5 người được báo Thanh Niên cho biết đã xảy ra vào năm 1987, khi kho nông sản của HTX mua bán xã Liên Trạch bị cắt khóa cửa lấy trộm 187kg lạc và 34kg tiêu hạt. Cơ quan CSĐT Công an H. Bố Trạch điều tra và kết luận 5 người này đã “trộm cắp tài sản XHCN”.
Năm 1988, TAND H. Bố Trạch xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Đinh Xuân Hồ 36 tháng tù, ông Hoàng Trọng Lưu 24 tháng tù, 2 ông Trần Văn Ổn và ông Đinh Xuân Kỳ cùng chịu 18 tháng tù, ông Đinh Xuân Tạo bị cảnh cáo.
Sau đó, 4 người (trừ ông Đinh Xuân Tạo) viết đơn kháng cáo kêu oan. Năm 1989, TAND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) xét xử phúc thẩm và tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại từ đầu do không thu thập được chứng cứ đầy đủ mà chủ yếu dựa vào lời khai các bị cáo. Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo cũng không nhận tội và không có chứng cứ đối chiếu…
Năm 1990, TAND H. Bố Trạch mở phiên tòa sơ thẩm lần 2 và vẫn giữ nguyên tội danh “trộm cắp tài sản XHCN” đối với 5 bị cáo, đồng thời tăng mức án nặng hơn. Các bị cáo tiếp tục kêu oan, viết đơn kháng cáo.
HĐXX phúc thẩm đã rút hồ sơ giao cho Viện KSND tỉnh, Công an tỉnh điều tra bổ sung, truy tố, xét xử sơ thẩm ở cấp tỉnh. Sau đó, tòa án cấp trên đã thụ lý và cũng quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm lần 2 của TAND H. Bố Trạch.
Lý do: Vụ án có tính chất phức tạp, một số hồ sơ, tài liệu bị thất lạc, không được lưu đầy đủ và có hệ thống; phần chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của một số bị cáo chưa vững chắc mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung được.
Qua hơn 1 năm điều tra bổ sung nhưng không đủ cơ sở chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo, năm 1991, cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ vụ án.
Người đàn ông tật nguyền 30 năm gánh nỗi oan giết người
Trong nhà Yoon Sung Yeo treo hai chiếc đồng hồ: một để chỉ giờ, một để đếm thời gian ông chịu án oan 30 năm.
Từ năm 1986, Hwaseong, khu vực nằm ngay phía nam Seoul, bị "rung chuyển" bởi một loạt án mạng. Các nạn nhân là phụ nữ, từ độ tuổi thiếu niên đến 70 tuổi. Tất cả bị tấn công tình dục và bị siết cổ bằng chính quần áo của họ - thủ đoạn gây án được coi như "chữ ký" của thủ phạm.
Nhưng chỉ có 3 cảnh sát được giao điều tra vụ việc, vì phần lớn các sở cảnh sát đã tăng cường nhân lực để đảm bảo an ninh ở Seoul, nơi diễn ra Đại hội thể thao châu Á 1986 do Hàn Quốc đăng cai.
Ba cảnh sát tất nhiên không đủ để điều tra, trong khi vẫn tiếp tục có thêm phụ nữ bị biến mất trong lúc đi bộ vào đêm muộn. Vào thời điểm đó, Hwaseong là vùng nông thôn miền núi với nhiều cánh đồng và rừng rậm, dân cư thưa thớt. Do thiếu các tuyến xe bus, người dân phải băng qua những cánh đồng lúa để về nhà.
Bù nhìn bằng vải đỏ được dân địa phương dựng giữa cánh đồng Hwaseong để xua kẻ giết người. Ảnh: CNA
Một trùng hợp là sát thủ chỉ nhắm vào phụ nữ mặc đồ đỏ, nạn nhân đều là người dân sống trong bán kính 2 km. Tin đồn lan nhanh khiến cả vùng chìm trong sợ hãi, không ai dám ra khỏi nhà khi màn đêm buông. Áo quần màu đỏ cũng bị đem đi đốt sạch. Người dân thậm chí còn dựng một con bù nhìn như lá bùa hộ mệnh để xua đuổi kẻ giết người.
Cuối cùng, khi hội thao khép lại, Hàn Quốc dồn toàn lực mở cuộc điều tra quy mô lớn: Hơn 1,8 triệu cảnh sát đã vào cuộc.
Vào thời điểm đó, công nghệ xét nghiệm ADN chưa phát triển, nhóm máu là bằng chứng khả thi duy nhất. Cảnh sát xác định nghi phạm có nhóm máu B. Cuối cùng, hơn 20.000 người đàn ông - gần như tất cả đàn ông ở Hwaseong - đã bị thẩm vấn.
Cảnh sát thu thập mẫu từ lông trên cơ thể, nước bọt và máu. Nhưng họ thiếu thiết bị hoặc công nghệ để phân tích mẫu đúng cách, ngay cả dấu vân tay cũng được so sánh thủ công bằng mắt.
Một số manh mối bắt đầu xuất hiện từ tháng 11/1986 khi một phụ nữ trốn thoát trong gang tấc và cung cấp mô tả hình dạng thủ phạm cho cảnh sát. Đó là nam giới ngoài 20 tuổi, dáng người mảnh khảnh, tóc ngắn và đôi mắt sắc lạnh.
Áp lực đang đè nặng khi giữa quá trình điều tra, các vụ án tương tự vẫn xảy ra. Tháng 9/1988, nữ sinh 14 tuổi trở thành nạn nhân thứ 8. Phụ huynh áp lực buộc quan chức cảnh sát phải bãi nhiệm nếu họ không bắt được thủ phạm.
Thủ phạm sau đó được xác định là Yoon Sung Yeo, 21 tuổi, thợ hàn, tàn tật từ nhỏ vì bệnh bại liệt, phải nghỉ học sớm vì mẹ mất sau tai nạn xe hơi.
Yoon Sung Yeo, người thợ hàn bị thọt chân vì bại liệt. Ảnh: CNA
Cảnh sát tìm thấy 8 sợi tóc trong phòng của nạn nhân và họ phát hiện ra rằng ít nhất 3 trong số đó là của người có nhóm máu B. Ngoài ra còn có kim loại nặng được tìm thấy trong các sợi tóc.
Yoon phù hợp với mô tả này. Dấu vết của titan, một vật liệu thường được sử dụng trong hàn, đã được tìm thấy trên tóc của anh ta. Cảnh sát tin rằng Yoon rất ghét phụ nữ vì khuyết tật cơ thể.
Ngày bị bắt, mặt Yoon vẫn đang lấm lem sau ngày làm việc. Anh đang chuẩn bị và miếng cơm đầu tiên vào miệng thì bỗng chiếc còng số tám bất ngờ quặp lấy tay mình. "Đi thôi", cảnh sát chỉ nói vậy. Yoon ngơ ngác. "Lúc ấy tôi nghĩ rằng mình sẽ về kịp để ăn nốt bữa cơm dang dở, nhưng tôi đã không bao giờ quay lại ".
Yoon khi trả lời thẩm vấn đều liên tục khẳng định vô tội. Yoon tự nhìn lại thân thể tật nguyền và khóc không ngừng. "Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu tôi chết, sẽ không cảm thấy đau khổ thế này".
Yoon cuối cùng đành thú nhận, dù không nhớ đã viết gì lên tờ khai. Cảnh sát cáo buộc Yoon đã trèo qua tường vào giữa đêm để vào phòng ngủ của nữ sinh 14 tuổi, nhưng là người bại liệt, "phép màu" nào khiến có thể "bay" qua bức tường 3,5 m giữa đêm và khống chế cô gái cao lớn, khỏe mạnh?
Yoon, với chứng bại liệt, bị cáo buộc trèo qua bức tường bao ngoài nhà nạn nhân, cao hơn 3 m. Ảnh: CNA
Vậy tại sao anh ấy lại thú nhận?Chuyên gia tâm lý tội phạm giải thích, những người bị khuyết tật trí tuệ hoặc thể chất dễ bị tổn thương, có xu hướng "nhận tội để chấm dứt đau khổ kéo dài", dù thực tế vô tội.
Nhưng ngay cả khi Yoon đã an vị trong tù, điều kinh hoàng lại xảy đến. Vụ án mạng thứ 9 và thứ 10 liên tiếp xảy ra với cùng thủ đoạn cũ. Nhiều người chợt nhận ra, kẻ giết người thực sự đang nhởn nhơ bên ngoài.
Cảnh sát vẫn tin rằng Yoon mới chính là kẻ giết người, và 2 vụ án mạng mới chỉ là do kẻ khác "bắt chước". Sau nạn nhân thứ 10, các vụ giết người đột ngột dừng lại.
Dần dần, sự việc bắt đầu mờ nhạt dần khỏi ý thức của công chúng. Năm 2006, 15 năm sau vụ giết người cuối cùng, thời hiệu khởi tố đã hết. Điều này có nghĩa là ngay cả khi kẻ giết người thực sự được tìm thấy, hắn ta vẫn không bị buộc tội.
Yoon ở trong tù hai thập kỷ cho đến khi được ân xá vào năm 2009. Anh ta lo lắng với việc trở lại thế giới và nói rằng không thể quay trở lại sống ở cùng một ngôi làng khi xưa. Anh không có ai để nói chuyện, chỉ biết tìm lại các quản giáo cũ để tâm sự và họ dần trở thành bạn bè. "Tôi thà quay trở lại nhà tù", Yoon có lần nói.
Năm 2019 với đột phá về công nghệ, tiến bộ trong phân tích ADN cho phép các nhà điều tra trích xuất các mẫu từ bằng chứng, và một kết quả trùng khớp đã được phát hiện.
Nghi phạm được xác định là người đàn ông khoảng 50 tuổi, tên Lee Chun Jae, đang thụ án chung thân từ năm 1994 về tội Tấn công tình dục và Giết người.
Lee Chun-Jae thời trẻ (trái) có nhiều nét giống với khuôn mặt nghi phạm được phác thảo năm 1986. Ảnh: CNA
Trong cuộc thẩm vấn, Lee chỉ nói một câu khi đối diện với các bằng chứng: "Cuối cùng các vị cũng tìm ra tôi đấy à?". Thành viên tổ đặc nhiệm thoáng lạnh sống lưng. "Không nghi ngờ gì nữa, hắn ta là kẻ tâm thần", nhà chức trách nói.
Các nhà điều tra dần dần làm sáng tỏ lịch sử phạm tội của Lee khi ông ta vẽ lại những bức tranh chi tiết về hiện trường vụ án. Khi nói đến vụ giết người thứ 8, liên quan nữ sinh 14 tuổi, Lee vẽ bố cục ngôi nhà gần như hoàn hảo.
Tất cả bằng chứng hiện trường của 10 vụ án đều hướng đến Lee. Bằng chứng duy nhất, nhưng lại là lỗi lớn nhất trong quá trình điều tra là cảnh sát đã suy luận sai nhóm máu. Lee mang nhóm máu O, không phải B.
Ngày 2/11/2020, tại phòng xử án, Yoon lần đầu tiên nhìn thấy kẻ khiến mình phải chịu tội thay suốt 30 năm qua và bật khóc. Lee thừa nhận đã giết tổng cộng 14 nạn nhân, chứ không phải 10.
Ngày 17/12/2020, thẩm phán tuyên bố Yoon vô tội và được cảnh sát, cơ quan công tố và tòa án công khai xin lỗi. Yoon đã được chính phủ bồi thường 2,5 tỷ won, tương đương 2,1 triệu USD.
Vụ cưỡng chế đưa người đi test COVID-19: Bí thư phường bị kiểm điểm, phê bình Tối 29/9, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc họp liên quan đến việc lực lượng chức năng phường Vĩnh Phú phá cửa căn hộ ở chung cư Ehome 4 và cưỡng chế đưa người phụ nữ đi test COVID-19. Sau khi nghe các bên liên quan báo cáo lại nội dung vụ...