5 người kẹt lại đảo hoang 2 tháng do dịch Covid-19
Vốn lên kế hoạch tới đảo Kyun Pila (Myanmar) trong một tháng, nhóm 5 tình nguyện viên bị kẹt lại trên hòn đảo gấp đôi thời gian này khi dịch bệnh bùng phát.
Nữ tình nguyện viên Natalie Poole (35 tuổi, người Anh) tới hòn đảo Kyun Pila ở Myanmar cùng 4 người khác từ 19/3 để thực hiện một số công việc bảo vệ rặng san hô ở khu vực này. Công việc dự kiến keo dài trong một tháng.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, Myanmar thực hiện phong tỏa và ngừng các phương tiện giao thông, khiến 5 người bị kẹt lại trên hòn đảo cách đất liền 6 tiếng đi thuyền.
5 tình nguyện viên bị kẹt lại đảo hoang 2 tháng.
Trong gần 2 tháng qua, cả nhóm cố gắng cầm cự bằng số thức ăn ít ỏi được tiếp tế từ một resort cách hòn đảo khoảng 15 phút đi thuyền.
Nhóm cũng chia ra đi tìm kiếm thêm thức ăn trên đảo, như trái cây hay các loại khoai, sắn.
Bên cạnh đó, 5 người còn tận dụng các loại rác thải nhựa thu gom được để dựng một chiếc lều tạm.
Video đang HOT
“Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi là không biết sẽ phải ở đây bao lâu. Chúng tôi phải sinh tồn trên một không gian hạn hẹp. Tình hình thêm căng thẳng khi ai cũng nhớ gia đình, muốn được về nhà”, Poole nói với BBC.
Dù 5 người được tiếp tế thức ăn nhưng số lần nhận được lẻ tẻ và thực phẩm cũng rời rạc. Cả nhóm chỉ dám ăn lượng thức ăn cơ bản, “đủ để tồn tại” vì không biết khi nào mới đến lần nhận đồ tiếp theo. Bên cạnh đó, họ cũng phải đề phòng các loại côn trùng nguy hiểm, thú hoang có trên đảo như bọ cạp, rắn, lợn rừng…
5 người tận dụng các dụng cụ, rác thải nhựa để làm nơi trú ẩn.
Cả nhóm được giải cứu và dự kiến về nước vào 5/5. Tuy nhiên, hiện họ vẫn chưa thể về hẳn đất liền nếu không có vé máy bay rời đi ngay.
Lúc này, visa của Poole đã hết hạn, không có nơi nào cấp mới. Cô cũng không thể đi bằng đường thủy qua Thái Lan vì nước láng giềng này đã đóng cửa biên giới.
Thành phố Yangon là nơi hàng không còn hoạt động nhưng cô cũng không thể sử dụng con đường này vì để mua được vé, Poole phải đi tàu 6 tiếng vào đất liền rồi phải đi thêm một chuyến bay nội địa nữa mới đến Yangon.
Hiện, cả nhóm vẫn đang đợi cơ hội để trở về nước và hy vọng sẽ được lên máy bay trước khi mùa mưa bắt đầu.
Trí tuệ nhân tạo cứu rạn san hô
Tập đoàn Intel (Mỹ) hợp tác cùng Công ty tư vấn Accenture (Ireland) và Quỹ Môi trường Sulubaii (Philippines) trong lĩnh vực công nghệ bảo vệ rạn san hô.
Dự án CORaiL có thể hỗ trợ cứu rạn san hô.
Intel và Quỹ Môi trường Sulubaii đã công bố dự án CORaiL. Mục tiêu của dự án là sử dụng trí tuệ nhân tạo để theo dõi, mô tả đặc điểm và phân tích độ miễn nhiễm của rạn san hô. Dự án CORaiL được khởi động trên rạn san hô bao quanh đảo Pangatalan ở
Philippines từ tháng 5/2019 và đã thu thập được khoảng 40.000 bức ảnh khoa học, dùng để đánh giá tình trạng rạn san hô.
"Dự án CORaiL là ví dụ điển hình về việc trí tuệ nhân tạo và công nghệ được sử dụng để trợ giúp các nhà khoa học trong theo dõi và phục hồi rạn san hô. Chúng tôi rất tự hào rằng có thể hợp tác với Công ty Accenture và Quỹ Môi trường Sulubaii để bảo vệ hành tinh của chúng ta" - Bà Rose Schooler, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và marketing của Tập đoàn Intel, cho biết như vậy.
Các rạn san hô là những hệ sinh thái đa dạng trên thế giới. Trong thiên nhiên có hơn 800 loại san hô, bảo đảm nơi trú ngụ cho khoảng 25% sinh vật biển. Các rạn san hô cũng có vai trò rất quan trọng đối với con người - chúng có thể bảo vệ bờ biển trước các cơn bão nhiệt đới, bảo đảm thu nhập cho hơn 1 tỷ người, đồng thời mang lại lợi nhuận 9,6 tỷ USD mỗi năm cho ngành du lịch biển.
Dữ liệu từ chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc cho thấy các rạn san hô đang bị đe dọa và xuống cấp nhanh chóng vì lý do khai thác quá mức, nóng lên toàn cầu và phát triển bất cân đối ở khu vực bờ biển.
"Trí tuệ nhân tạo bảo đảm những khả năng giải quyết một số vấn đề xã hội cơ bản. Nhờ sự ủng hộ của nhiều đối tác, dự án AI4Good cho thấy chúng ta có thể cùng nhau đạt được mục đích và có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường" - Ông Jason Mitchell, Giám đốc điều hành Phòng Thông tin liên lạc và Công nghệ của Accenture, cho biết như vậy.
Sự phong phú và tính đa dạng của cá sống trong các quần thể san hô chính là chỉ số tình trạng sức khỏe của rạn san hô. Các hoạt động theo dõi truyền thống đối với rạn san hô bao gồm tuyển mộ thợ lặn để trực tiếp lấy dữ liệu từ dưới nước, hoặc thực hiện quay phim chụp ảnh dưới nước để sau đó phân tích hình ảnh trong phòng thí nghiệm.
Các phương pháp này được tin tưởng sử dụng rộng rãi, nhưng cũng có điểm yếu. Các thợ lặn có thể can thiệp vào thế giới dưới nước và vô tình làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, còn thời gian họ ở dưới nước cũng hạn chế, bởi thông thường họ chỉ có thể chụp ảnh, quay phim trong khoảng 30 phút/lần.
Các kỹ sư từ công ty Accenture, Sulubaa và Intel đã kết nối kiến thức chuyên ngành của họ cho nhu cầu dự án CORaiL nhằm tái tạo và bổ sung rạn san hô bị xuống cấp ở Philippines.
Đầu tiên, họ xây dựng nền tảng bê tông dưới nước Sulu-Reef Prosthesis (do Sulubaii thiết kế) để tạo bệ đỡ vững chắc cho các mảnh san hô không ổn định.
Sulu - Reef Prosthesis chứa trong nó các mảnh san hô sống. Các mảnh san hô này phát triển và mở rộng, tạo thành nơi trú ẩn cho cá và các sinh vật biển khác.
Tiếp đó, các vị trí chiến lược dành cho hệ sinh thái được lắp đặt camera dưới nước thông minh, các camera này được tích hợp nền tảng dịch vụ phân tích video thông minh VASP nhằm phát hiện và ghi hình cá.
VASP sử dụng trí tuệ nhân tạo để tính toán và phân loại sự sống dưới biển; còn dữ liệu được gửi đến buồng điều hành trên mặt nước, bảo đảm cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các nhà khoa học tham gia dự án.
Hết phong tỏa, dân Czech đổ xô đến quán bia Sau khi khống chế thành công sự bùng phát của dịch Covid-19, chính phủ Czech bắt đầu nởi lỏng một số biện pháp phong tỏa, và việc đầu tiên nhiều người dân làm là đi uống bia. Theo Reuters, hôm 11/5, Cộng hòa Czech bắt đầu cho phép trường học, tiệm cắt tóc, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim và một số...