5 ngọn hải đăng nổi tiếng nhất Việt Nam
Ngoài vẻ đẹp, tuổi thọ, độ kỳ vĩ…. những ngọn hải đăng này còn được yêu thích bởi du khách còn được tiếp cận một kho kiến thức phong phú về lịch sử và văn hóa.
Hải đăng Kê Gà
Cột mốc năm xây dựng.
Cầu thang gỗ bên trong.
Cận cảnh ngọn đèn trên hải đăng Kê Gà.
Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận là ngọn hải đăng được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và nhiều tuổi nhất.
Có nhiều hướng đến đây. Từ TP.HCM theo quốc lộ 1 đến thị trấn Thuận Nam rẽ phải vào khoảng 20km; từ Vũng Tàu có thể đi theo quốc lộ 55 ven biển qua thị xã La Gi. Còn nếu xuất phát từ Phan Thiết đi men theo biển qua ngả Tiến Thành.
Hải đăng Kê Gà được xây dựng từ năm 1897 – 1899 và toàn bộ bằng đá. Tháp đèn có hình bát giác, cao 66m so với mực nước biển. Riêng phần thân tháp là 41m, đường kính 2m, phần đài đặt đèn là 3m, từ chân tháp lên đỉnh được nối bởi 182 bậc cầu thang sắt. Ngọn đèn đặt trong tháp có thể phát sáng xa 22 hải lý (tương đương 40km).
Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng các thiết kế cổ của hải đăng, thu vào tầm mắt một vùng biển bao la, bạn có thể dạo chơi trên các bãi đá, đùa giỡn với sóng biển, tổ chức tiệc cooktai trên sóng hay làm ngư ông đắc lợi…
Đặc biệt, không gian rộng rãi và biệt lập của nơi này khá thích hợp với những trò chơi mang tính sinh hoạt tập thể như đốt lửa trại, trò chơi lớn… Nếu sợ phải mang vác theo lều trại lỉnh kỉnh, bạn có thể liên hệ thuê phòng tập thể với sức chứa vài chục người với giá khá rẻ.
Hải đăng Đại Lãnh
Bình minh trên hải đăng Đại Lãnh.
Video đang HOT
Biển và núi đá nhìn từ hải đăng.
Hải đăng Đại Lãnh suýt chút được biết đến như nơi đón ánh mặt trời đầu tiên của nước ta (vinh dự này đã thuộc về một hòn đảo nhỏ hơn gần đó) thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, Huyện Đông Hòa, Phú Yên.
Hải đăng Đại Lãnh được xây vào năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2. Dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời cung cấp năng lượng để chiếu sáng hải đăng và điện sinh hoạt cho những người gác. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển và có thể phát tín hiệu xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc.
Từ bãi Môn lên hải đăng mất khoảng 20 phút. Tuy không còn được ghi nhận là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên nhưng với địa hình đẹp cùng vẻ tuyệt mỹ của bức tranh mặt trời nhô lên từ biển, nơi đây vẫn được nhiều du khách đến tham quan và xin ngủ lại.
Ngoài việc khám phá hải đăng Đại Lãnh, đến đây bạn có thể vùng vẫy ở biển bãi Môn, ngắm nhìn suối nước ngọt gần biển, câu cá, khám phá các vách đá hùng vĩ… hay thưởng thức những loại hải sản tươi ngon. Đặc biệt là món cá chình biển không nơi nào sánh bằng.
Hải đăng Vũng Tàu
Cận cạnh đèn của hải đăng Vũng Tàu.
Hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Nhỏ, được xây dựng và khánh thành năm 1862. Đến năm 1913, ngọn hải đăng này được chuyển từ độ cao 149m lên vị trí hiện nay (cao khoảng 170m). Ngọn hải đăng là một tháp tròn, sơn trắng, cao 18m. Đèn ở đỉnh tháp chiếu xa 30 hải lý.
Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chải của toàn bộ cụm tháp.
Hải đăng Hòn Dấu
Hải đăng Hòn Dấu gắn với đảo Hòn Dấu, thuộc khu Du lịch giải trí Đồ Sơn (Hải Phòng). Từ bến Nghiêng (bãi 3) ra đảo chỉ mất khoảng 15 phút đi tàu, giá vé 60.000 – 80.000 đồng/người khứ hồi.
Hải đăng Hòn Dấu là công trình do các kiến trúc sư người Pháp thiết kế, xây dựng từ năm 1892 và hoàn thành vào tháng 6.1898. Tháp cao 5 tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65m so với chân tháp. Bên trong tháp có 125 bậc thang gỗ uốn theo hình xoáy ốc.
Đến đảo, ngoài tham quan hải đăng Hòn Dấu, bạn có thể khám phá hàng loạt các công trình khác như: kho dầu hỏa, nhà làm việc, nhà ở cán bộ, chiến sĩ, nhà ăn, cột báo hiệu, nhà triều ký, nhà hoa tiêu, đền thờ Nam Hải Thần Vương, Hầm xuyên đảo, nhà 8 gian…
Hải đăng Gành Đèn
Hải đăng Gành Đèn thuộc xã An Ninh Đông, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên, cách gành Đá Đĩa khoảng 15 phút đi bộ.
Hải đăng Gành Đèn thuộc loại đèn báo cửa, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Phú Yên, định hướng ra vào vụng (vịnh) Xuân Đài và vụng Chào (thuộc Phú Yên). Tầm đèn chiếu sáng khoảng 17 hải lý.
Khác với các ngọn hải đăng trên, hải đăng Gành Đèn có kiến trúc không nổi bật, không lớn và không cổ xưa nhưng bù lại, ngọn hải đăng này toạ lạc tại vị trí khá đẹp. Hải đăng dựng trên gành đá được tạo nên từ nhiều tảng đá màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau. Phía sát mặt nước gành đá có bờ dốc đứng, từng đợt sóng đánh thẳng vào gành tung bọt trắng xóa cùng vị trí sát đường thuận tiện cho du khách đến tham quan, ngắm cảnh.
Đứng tại Gành Đèn, bạn có thể thu vào tầm mắt cả vùng biển Phú Yên nép mình dưới hàng dương xanh thẩm, gành Đá Đĩa kỳ vỹ. Dưới chân ngọn hải đăng có không gian rộng rãi để cắm trại, đặc biệt, do có nhiều gành đá nên nơi đây là địa điểm câu cá lý tưởng.
Ảnh: Hạnh Giang, Thái Lưu, Huy Vũ
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khám phá những ngọn hải đăng kỳ vĩ tại Việt Nam
Những ngọn hải đăng luôn là một điểm du lịch thu hút rất đông du khách tới thăm quan. Với bờ biển dài, đất nước Việt Nam có rất nhiều ngọn hải đăng mang vẻ đẹp kỳ vĩ.
1. Hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam-Kê Gà
Được xây dựng từ năm 1900 cho đến này ngọn hải đăng này được xem là cổ kính nhất Việt Nam. Nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, Phan Thiết.
Ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thuỳ dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả, nguyên sơ và yên bình.
Hải đăng Kê Gà nhìn từ đất liền
Cầu thang xoắn ốc của hải đăng Kê Gà
2. Nơi đón ánh nắng đầu tiên của Việt Nam- hải đăng Đại Lãnh
Đứng từ Bãi Môn, huyện Đông Hà, tỉnh Phú Yên khách du lịch sẽ thấy ngọn hải đăng Đại Lãnh cao chót vót nằm ở đầu mũi của bán đảo. Từ bãi Môn phải mất khoảng 20 phút mới lên đến hải đăng. Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890, hoạt động được 55 năm thì dừng lại.
Đến năm 1961 ngọn hải đăng này mới hoạt động trở lại nhưng sau đó lại bị hủy bỏ do đây là nơi tiếp nhận những chuyến tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh
Năm 1997 ngọn hải đăng này mới chính thức hoạt động bình thường. Leo lên đỉnh Hải Đăng bạn sẽ thấy cảnh một vùng biển trời bao la. Trong ráng chiều, từ hải đăng, bạn có thể xuống các bãi đá dưới chân hải đăng sâu đến gần 100m để câu cá. Những người lính hải đăng cho biết ở đây có nhiều loài cá, đặc biệt là cá chình biển rất ngon.
Ở đây có loại cá chình biển rất ngon
Các anh lính hải đăng nơi đây cực kì hiếu khách, luôn sẵn sàng kể cho bạn nghe bất cứ điều gì về ngọn hải đăng và về cuộc sống nơi đây. Còn nếu bạn muốn chứng kiến thời khắc đất liền Việt Nam đón ánh nắng đầu tiên trong ngày, hãy nán lại ở đây đến 5h sáng nhé!
3. Hải đăng Vũng Tàu
Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, được xây dựng và khánh thành năm 1862, ngay sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năm 1913, ngọn Hải đăng này được chuyển từ độ cao 149m lên vị trí hiện nay, cao khoảng 170m so với mực nước biển và có khả năng chiếu xa 35 hải lý. Ngoài nhiệm vụ chỉ dẫn cho tàu thuyền qua lại cửa biển, Hải đăng còn là địa chỉ tham quan hấp dẫn du khách khi đến Vũng Tàu.
Từ đây chúng ta có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh Vũng Tàu
Để lên ngọn hải đăng, bạn phải lên theo lối một đường hầm kiên cố được xây ngay trong lòng toà nhà hai tầng kiểu Pháp, vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người lính gác Hải đăng.Từ đây chúng ta có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh Vũng Tàu: biển và bờ biển, trung tâm thành phố và miền duyên hải xa xa phía Kỳ Vân, Minh Đạm.
4. Chín ngọn đèn biển trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Đây là những ngọn đèn biển có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giúp canh giữ vùng biển trọng yếu của Việt Nam: Hải đăng Song Tử Tây, An Bang, Đá Lát, Đá Tây, Tiên Nữ, Huyền Trân, Phúc Tân, Quế Đường, Ba Kè.
5. Pháo đài cổ Châu Âu: hải đăng Long Châu
Mắt ngọc Long Châu là tên gọi khác của hải đăng Long Châu
Mắt ngọc Long Châu là tên thân thương của đèn biển trên đảo Long Châu (Cát Bà, Hải Phòng) mà những người đi biển thường gọi. Từ xa, ngọn hải đăng Long Châu sừng sững như tháp bút khổng lồ viết lên trời xanh, là ngọn đèn chỉ dẫn cho những con tàu khi qua vùng biển vịnh Bắc Bộ được bình yên.
6. Hải đăng Hòn Dấu
Hòn Dấu nằm ngay Đồ Sơn, từ bến Nghiêng (bãi 3) ra đảo chỉ mất khoảng 15 phút đi tàu, 60.000 đồng/người vé khứ hồi. Hiện nay trên đảo Dáu, ngoài trạm hải đăng, còn có 1 đồn Biên phòng, trạm Khí tượng, 1 ngôi đền, và 2 hộ dân chài. Hòn Dấu là một trong những ngọn hải đăng hơn 100 tuổi nhưng dường như nó vẫn rất "đúng mốt". Dường như ở đây chỉ có những cây đại già trổ hoa mỗi mùa là có dấu ấn của thời gian mà thôi.
Một trong những ngọn hải đăng hơn 100 tuổi nhưng dường như nó
vẫn rất hiện đại
7. Di tích lịch sử - Hải đăng Gành Đèn (gần Đá Đĩa - Phú Yên)
Từ Đá Đĩa, bạn đi bộ băng qua một đồng cỏ cháy chừng 15 phút sẽ tới. Ngọn hải đăng này được xây dựng thời Pháp, thực dân Pháp bóc lột, đàn áp những tù binh ở Côn Đảo để xây dựng nên ngọn hải đăng, biết bao người đã nằm xuống để ngọn hải đăng được rực sáng đến ngày nay. Ngọn hải đăng ở đây tròn và thấp(nhưng nằm trên đỉnh của hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo lớn ở Côn Đảo),được xây dựng trong một ngôi nhà cũng có từ thời Pháp.
Biết bao người đã nằm xuống để ngọn hải đăng được rực sáng đến ngày nay
Ngoài ra, những ngọn đèn biển khác của Việt Nam như : Cát Tiên Sa, Cô Tô, An Thới... ngày đêm vẫn đứng sừng sững, hiên ngang nơi cửa sông hay ven biển, trên những mỏm đá nhô ra bờ biển, trên những hòn đảo ngoài khơi , ngày đêm thách thức gió và nắng ... nghênh đón bão táp cuồng phong đêm đêm phát sáng cho tầu thuyền định hướng cập cảng hoặc vào ra cửa sông...
Theo aFamily
Cảnh đẹp Việt Nam qua ống kính sinh viên du lịch Tâm đắc khi đặt chân đến những thắng cảnh của đất nước, độc giả Du Phan mong được chia sẻ với độc giả của Zing những tấm hình bạn đã ghi lại. Gành đá được tạo nên từ nhiều tảng đá màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau với nhiều hang hốc nhỏ, phía sát mặt nước gành đá có bờ dốc đứng,...