5 ngôi sao lớn tuổi chịu thiệt thòi lớn vì Euro bị hoãn sang năm sau
Ronaldo, Giroud, Neuer, Modric và Santi Cazorla có lẽ là những ngôi sao lớn tuổi sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi vì Euro phải rời sang hè 2021.
1. Ronaldo
Siêu sao người Bồ Đào Nha năm nay đã 35 tuổi. Có thể hiện tại anh rất sung sức, phong độ cao, ghi bàn sòn sòn nhưng ở tuổi này, mỗi năm qua đi tình hình sẽ rất khác, không ai biết trước điều gì. Ronaldo là con người, anh cũng đang sa sút dần trong tuong quan so sánh với chính mình.
Bồ Đào Nha đang là đương kim vô địch Euro, nếu không có đại dịch COVID-19 khiến Euro 2020 bị hoãn, chắc chắn họ sẽ là ứng viên hàng đầu bởi dàn tiền vệ chất lượng hàng đầu châu Âu và hàng công được dẫn dắt bởi siêu sao CR7.
Dù không ghi bàn nào, Giroud vẫn được coi là công thần của ĐT Pháp trong chức vô địch World Cup 2018. Còn nhớ ở trận đầu vòng bảng gặp Úc, Pháp đá cực kỳ bế tắc khi ra sân với hàng tấn công gồm toàn cầu thủ chơi rộng. Tung Giroud vào sân, cục diện khác hẳn. Tiền đạo sinh năm 1986 từ đó được HLV Deschamps cho đá toàn bộ trận đấu tiếp theo và Pháp cứ thế tiến một mạch đến chức vô địch. Sau giải đấu lịch sử, Giroud đều đặn chiếm vị trí trên hàng công tuyển Pháp.
Hiện tiền đạo này phải mài đũng quần trên ghế dự bị Chelsea. Mùa hè năm sau, anh đã 35 tuổi và chưa biết chừng sẽ có một gương mặt mới nổi lên thay thế Giroud ở Pháp. Bóng đá nước này đang bước vào thời kỳ nở rộ tài năng, tre chưa già măng đã mọc.
3. Manuel Neuer
Thủ thành kỳ cựu người Đức có lẽ là người thiệt thòi nhất trong danh sách này. Không như Ronaldo hay Giroud, vị trí của Neuer đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi người đàn em Ter Stegen (Barcelona). Đến nỗi Chủ tịch CLB Bayern Munich phải đăng đàn bảo vệ Neuer bằng tuyên bố “không cung cấp cầu thủ cho ĐT Đức nếu Neuer không được bắt chính”.
Video đang HOT
Kể từ sau khi hồi phục những chấn thương dai dẳng năm 2017, phong độ của Neuer đang đi xuống. Đen cho Neuer, hiện tại gần như chắc chắn anh vẫn bắt chính Euro thì giải đấu hoãn xuống hè 2021. Nhưng đó là lựa chọn có phần ưu ái của lãnh đạo bóng đá Đức còn khán giả lẫn giới chuyên môn đều muốn Ter Stegen bắt thay Neuer từ lâu rồi. “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”, không biết chừng vào mùa hè năm sau, chúng ta sẽ không còn thấy Neuer trong khung gỗ tuyển Đức nữa.
4. Luka Modric
Tiền vệ tài hoa nhất lịch sử bóng đá Croatia đã có màn trình diễn đỉnh cao tại World Cup 2018. Nhờ giải đấu này, anh phá vỡ thế thống trị của Messi và Ronaldo tại giải Quả bóng vàng châu Âu. Nhưng sau mùa hè 2018 đại thành công (á quân World Cup, vô địch Champions League), phong độ của Modric xuống rất nhanh. Hiện Modric nhiều trận phải dự bị ở Real Madrid. Từ đầu mùa anh ra sân 22/27 trận La Liga thì có tới 8 trận vào sân từ ghế dự bị. Năm nay 35 tuổi, một người bền bỉ như Modric có lẽ cũng đang đếm ngược thời gian tận hưởng không khí bóng đá.
Luka Modric (trái) giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2018.
5. Santi Cazorla
Tiền vệ tài hoa người Tây Ban Nha từng suýt phải cưa chân vì nhiễm trùng ở gót chân. Cazorla từng trải qua 12 ca phẫu thuật, vi khuẩn ăn mất 8cm gân gót chân, phải lấy da tay đắp vào gót chân và tưởng chừng sẽ rời xa sân cỏ vĩnh viễn. Nhưng nghị lực tuyệt vời đã đưa Cazorla trở lại với làng túc cầu và được gọi lên tuyển Tây Ban Nha sau thời gian dài vắng bóng. Tưởng như hè này, Santi Cazorla sẽ được dự kỳ Euro thứ ba trong đời thì đại dịch COVID-19 nổ ra khiến giải đấu bị hoãn. Sang năm sau, Cazorla đã bước sang tuổi 37.
Gót chân của Cazorla.
Bùi Tiến Dũng: Đừng để mác 'thủ môn quốc dân' thành bi kịch
Lịch sử bóng đá Việt Nam hiếm có hiện tượng nào như thủ môn Bùi Tiến Dũng, khi tuổi 21 trở thành thủ môn quốc dân nhưng mọi thứ đang theo chiều hướng xấu.
1. Những người có chuyên môn từ HLV đến cầu thủ thì phần lớn đều thừa nhận rằng: Thủ môn được ví như 50% sức mạnh của đội bóng. Vì thủ môn có vai trò đặc biệt là người đứng cuối cùng ở đội hình, anh ta quyết định sự thành bại.
Dù vậy, thủ môn nhận được sự vinh danh gần như cực hiếm. World Cup 2014 là ví dụ. Neuer giành Găng tay vàng nhưng danh hiệu Cầu thủ hay nhất giải thuộc về Messi. Bất kỳ ai dõi theo cả World Cup 2014 đều thấy được Neuer có vai trò quan trọng như thế nào trong hành trình giành Cúp vàng lần thứ 4 của tuyển Đức nhưng anh không có cơ hội được vinh danh ở danh hiệu cá nhân cao quý nhất giải.
Cũng trong năm 2014, Neuer chỉ giành Quả bóng đồng dù góp công lớn đưa tuyển Đức đến chức vô địch World Cup. Ronaldo không có nổi 1 danh hiệu ở cấp CLB, còn tuyển Bồ Đào Nha bị chính tuyển Đức của Neuer đè bẹp, qua đó rớt từ vòng bảng nhưng giành QBV. Messi cũng là bại tướng của Neuer, khi tuyển Đức hạ Argentina trong trận chung kết, anh vẫn có QBB (Quả bóng bạc).
Xuyên suốt lịch sử World Cup, đàn anh của Neur là Oliver Kahn - thủ môn hiếm hoi nhận giải Cầu thủ hay nhất (World Cup 2002). Nhưng Kahn thua Ronaldo trong cuộc đua QBV thế giới cùng năm.
Thế nên, những câu chuyện về thủ môn luôn mang đến sự tranh cãi cực lớn theo kiểu anh ta là người quan trọng nhất trong đội hình, những pha cứu thua xuất thần sẽ được tung hô nhưng vinh danh là cực hiếm. Ngược lại, thủ môn mắc một sai lầm nhận đủ "gạch đá" từ người hâm mộ.
2. Nhìn một bức tranh chung của bóng đá thế giới để thấy được thủ môn Bùi Tiến Dũng may mắn lớn đến mức như thế nào. Bùi Tiến Dũng chỉ cần 1 giải đấu ở sân chơi U23 đã trở thành thủ môn quốc dân, là cầu thủ nhận được sự yêu mến lớn nhất sau VCK U23 châu Á 2018, vượt xa cả Quang Hải. Con số chứng minh là tần suất anh xuất hiện trên mặt báo dày đặc, còn facebook cá nhân có hơn 3 triệu người theo dõi, hơn đến 1 triệu so với Quang Hải (hơn 2 triệu người theo dõi).
Kể thêm, Bùi Tiến Dũng đang vô địch so với các cầu thủ Việt Nam. Anh có lượng người theo dõi cao gấp đôi so với Đoàn Văn Hậu, Phan Văn Đức, hơn gấp 3 lần so với thủ môn Đặng Văn Lâm, Văn Toản... Lịch sử bóng đá Việt Nam rõ ràng không có thủ môn nào được sự quan lớn như Bùi Tiến Dũng.
Thủ môn Dương Hồng Sơn, người hiếm hoi trong lịch sử bóng đá Việt Nam giành QBV. Câu chuyện đó đã có thể tái lặp với Bùi Tiến Dũng nếu anh được bắt chính và chơi xuất thần ở AFF Cup 2018. Nhưng anh chỉ dự bị cho Đặng Văn Lâm vì phong độ trượt dài sau VCK U23 châu Á 2018.
Bùi Tiến Dũng trở thành thủ môn quốc dân sau U23 châu Á 2018.
Dù vậy, tình yêu của người hâm mộ đã mang đến cho Bùi Tiến Dũng rất nhiều thứ, có thể khẳng định là đổi đời. Bảng giá quảng cáo của Bùi Tiến Dũng từng bị lộ với các con số được tính bằng tiền đô. Các nhãn hàng xuất hiện dày đặc trên facebook cá nhân của Bùi Tiến Dũng. Anh vượt ra khỏi khuôn khổ bóng đá, với hình ảnh đi biểu diễn thời trang hay thường xuyên góp mặt ở các sự kiện có những ngôi sao giải trí như Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Bảo Anh...
Rõ ràng, Bùi Tiến Dũng nhận được rất nhiều thứ sau sự cống hiến ở VCK U23 châu Á 2018. Mọi thứ diễn ra sòng phẳng, thậm chí nó còn giúp cho Bùi Tiến Dũng đảm bảo thương hiệu trong vài năm chứ không hề theo kiểu "sớm nở tối tàn" về thu nhập.
3. Mới nhất, Bùi Tiến Dũng đã quyết định chia tay CLB Hà Nội. Một cuộc chia ly sau 1 năm đến với nhau có thể nói là quyết định ra đi để cứu vãn sự nghiệp của Bùi Tiến Dũng. Vì anh không có cơ hội cạnh tranh suất bắt chính ở đội bóng Thủ đô trước Văn Công và Phí Minh Long.
Vế sau của vấn đề thực sự rất quan trọng để nhìn về Bùi Tiến Dũng. Vì từ tư thế thủ môn ở U23 và tuyển Việt Nam thì Bùi Tiến Dũng chỉ xếp thứ 3 ở CLB Hà Nội. Nó phản ánh năng lực của Bùi Tiến Dũng, ít nhất là quá sa sút so hình ảnh ở U23 châu Á 2018.
Thử thống kê về phong độ của Bùi Tiến Dũng sau U23 châu Á 2018. Anh trở về bắt cho CLB Thanh Hóa thì ngay lập tức mắc sai lầm ở AFC Cup. Mác "thủ môn quốc dân" tiếp tục giúp cho Bùi Tiến Dũng có suất bắt chính. Kết quả CLB Thanh Hóa phải trả cái giá đắt khi Bùi Tiến Dũng mắc 2 sai lầm dẫn đến 2 bàn thua trong trận chung kết Cúp quốc gia 2018 trước Bình Dương.
Sau CLB Thanh Hóa, Bùi Tiến Dũng đến Hà Nội FC. Cả V.League 2019 thì Dũng bắt vỏn vẹn 3 trận nhưng kịp để lại dấu ấn với một sai lầm sơ đẳng. Hà Nội FC cũng trả cái giá đắt vì sự lựa chọn Bùi Tiến Dũng để "ăn theo" mác thủ môn quốc dân. Đó là cả một hành trình cực hay ở AFC Cup 2019 bị ném đi vì sai lầm của Bùi Tiến Dũng trước CLB April 25.
Bùi Tiến Dũng chia CLB Hà Nội để cứu sự nghiệp.
Không chỉ ở CLB, Bùi Tiến Dũng còn liên tiếp sai số ở các ĐTQG. Anh suýt khiến U23 Việt Nam trả giá trước U23 Indonesia ở vòng loại U23 châu Á 2020 vì một xử lý bóng có thể gọi là chủ quan. Điều gì đến cũng phải đến với "giọt nước tràn ly" khi Dũng mắc sai lầm trong ngày U22 Việt Nam thắng 2-1 trước U22 Indonesia ở SEA Games 30.
Từ người hùng Thường Châu đến mất suất lên tuyển Việt Nam, sau đó mất cả suất bắt chính ở U22, còn ở CLB Hà Nội thì không cạnh tranh được suất dự bị số 2, Bùi Tiến Dũng rõ ràng đang trượt rất dài trong mác "thủ môn quốc dân".
Nếu không nhìn thẳng vào vấn đề thì nỗi lo là Bùi Tiến Dũng chỉ được các đội bóng chọn mua về để "đánh bóng" tên tuổi, tạo sức hút với nhà tài trợ và khán giả, thay vì mang tính chuyên môn. Đồng nghĩa cái mác "thủ môn quốc dân" sẽ trở thành tấn bi kịch cho Bùi Tiến Dũng, bởi anh mới 22 tuổi.
Theo SaoStar
Văn Lâm tưởng nhớ thủ môn huyền thoại Đặng Văn Lâm đăng ảnh kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lev Yashin, thủ môn Liên Xô huyền thoại mà anh ngưỡng mộ. Văn Lâm chia sẻ trên Instagram cá nhân. Bức ảnh được Văn Lâm chia sẻ trên mạng xã hội vào hôm qua 22/10, ngày sinh của cựu thủ môn Lev Yashin. Huyền thoại có biệt danh "Nhện đen" là một...