5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in
Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.
Ảnh: Lê Hà Trúc, huniegram.
Nhà cổ Bình Thủy là điểm đến hút du khách check-in ở Cần Thơ. Nơi đây hấp dẫn các tín đồ du lịch bởi vẻ đẹp cổ kính, trữ tình. Nhà cổ này được xây dựng từ năm 1870 bởi gia đình họ Dương. Ngôi nhà có 5 gian 2 mái. Từ phía ngoài nhìn vào, bạn sẽ nhìn thấy 4 lối cầu thang cánh cung nối từ sân vào nhà chính cùng hệ thống cửa sổ, đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà. Hơn 150 năm trôi qua nhưng kiến trúc của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, các cổ vật được bảo tồn cẩn thận.
Ảnh: stephanelecuyot.
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến nổi tiếng tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngôi nhà cổ là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông – Tây, được xây dựng từ năm 1895. Nhà có 3 gian, mang nét văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Gần 2 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn từ hình dáng đến các cổ vật bên trong. HIện, du khách có thể vào tham quan căn nhà với mức vé 20.000 đồng/người. Điều hấp dẫn du khách ghé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là chuyện tình xuyên biên giới giữa chủ sở hữu ngôi nhà và một nữ nhà văn Pháp.
Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Căn nhà là tài sản của ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia giàu có ở Sa Đéc, để lại cho con trai út là ông Huỳnh Thủy Lê. Ông Lê gặp nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, sau đó 2 người về căn nhà ở Sa Đéc chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, gia đình ông Lê đã phản đối mối tình này. Bà Marguerite Duras sau đó trở về Pháp, viết cuốn tiểu thuyết “Người tình” (L’Amnt) về chuyện tình ngang trái. Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành bộ phim ăn khách cùng tên năm 1991.
Video đang HOT
Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Nhà cổ Cai Cường ( xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, Vĩng Long) nguyên thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Công trình được xây dựng năm 1885 theo hình chữ Đinh bao gồm 3 gian nhà, 2 nếp nhà bố trí vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước, mặt chính hướng ra rạch Cái Muối.
Nét độc đáo của ngôi nhà chính là sự pha trộn Đông – Tây trong kiến trúc nội thất và ngoại thất. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo
Nhà cổ của bá hộ Tể nằm bên con rạch hướng đối diện với nhà cổ Cai Cường. Ngôi nhà ít được biết đến nên lượng du khách tới tham quan, check-in khá thưa. Ghé ngôi nhà cổ trăm tuổi, du khách có cảm giác như lạc vào không gian miền Tây xưa, mang nét cổ kính mà trữ tình.
Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Một ngôi nhà cổ nổi danh miền Tây du khách không thể bỏ qua là biệt thự của công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu). Công trình được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế, toát lên vẻ Tây Âu bề thế và sang trọng. Dinh thự sang trọng này gắn liền với giai thoại “đốt tiền nấu chè” của công tử Trịnh Trần Huy xưa. Hiện, dinh thự cổ đã trở thành khách sạn công tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ phục vụ du khách.
Theo news.zing.vn
Một thoáng Hội An, khi phố cổ lên đèn
Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những chiếc thuyền chứa ngọn đèn lồng chở du khách lướt nhẹ nhàng chậm dãi ở khu vực cầu chùa,... càng tô thêm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, thơ mộng cho Phố cổ Hội An.
Được biết, Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam.
Khu phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau.
Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.
Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa thế giới. Sau đó 10 năm, ngày 26/5/2009, Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Không chỉ là một di sản văn hóa vật thể với các di tích phố cổ mà Hội An còn sở hữu di sản văn hóa phi vật thể thể hiện đặc trưng nét văn hóa dân gian miền Trung Việt Nam như Nghệ thuật Bài Chòi (Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào 7/12/2017), hoặc thả hoa đăng cầu an trên sông Hoài hay ẩm thực phong phú với các món ăn đặc trưng như Cao lầu.
Cùng nhau chiêm ngưỡng Phố cổ Hội An:
Những ngôi nhà cổ được lợp bằng mái ngói là đặc trưng riêng của Phố cổ Hội An, gây sự tò mò cho du khách về niên đại của những ngôi nhà, mái ngói này.
Những ngọn đèn lồng được thắp sáng càng tô thêm vè đẹp cổ kính và thơ mộng ở Phố cổ Hội An.
Du khách cơ thế tới khu vực chợ Hội An để thưởng thức những món ăn hay mua những món đồ lưu niệm.
Những món đồ lưu niệm...
Những ngọn đèn lồng trên những chiếc thuyền chở du khách ở khu vực Cầu Chùa...
Phố cổ Hội An vẻ đẹp cổ kính, huyền ảo và đầy thơ mộng.
Hà Vy
Theo phapluatplus.vn
Từ Quảng Nam nghĩ về Huế Đến Quảng Nam, được thăm Khu đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tôi như thêm yêu mảnh đất và con người nơi đây.Từ đây lại nghĩ về TP Huế cũng có nhiều di tích mà thấy tiếc nuối... Một ngôi nhà cổ ở phố cổ Gia Hội (thành phố Huế, tỉnh...