5 ngày nghỉ Tết: 155 người chết vì tai nạn giao thông
Trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ ngày 14 – 18/2), toàn quốc xảy ra 202 vụ tai nạn giao thông ( TNGT) làm chết 155 người và 149 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có 31 người chết, tăng 2 người so với đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2017.
Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an – cho biết, riêng trong ngày mùng 3 Tết, có 47 vụ TNGT xảy ra, trong đó có 32 vụ tai nạn và 15 vụ va chạm giao thông đường bộ, làm chết 34 người, 29 người bị thương.
Trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình TNGT diễn biến phức tạp, toàn quốc xảy ra 202 vụ, làm chết 155 người, 149 người bị thương. Đặc biệt, tai nạn giao thông tăng cao, liên tục trong 4 ngày từ 30 Tết đến mùng 3 Tết.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông là do các hành vi vi phạm quy định về TTATGT khi tham gia giao thông như: lái xe sau khi đã uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; vượt đèn đỏ; chở quá số người quy định…
Các vụ TNGT phần lớn liên quan đến người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; TNGT chủ yếu xảy ra tại khu vực nông thôn, ngoài đô thị; các lực lượng chức năng còn có biểu hiện nể nang, chưa quyết liệt trong xử lý vi phạm.
Mỗi ngày nghỉ Tết có 31 người chết vì TNGT
Tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Tp. Hồ Chí Minh… tình trạng người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm diễn ra nhiều.
Video đang HOT
Ngày 17/2, nhiều điểm trên Quốc lộ 1A như ngã tư Đồng Tâm, cầu Mỹ Quý, cầu Rượu, cầu Cổ Cò, ngã ba Văn Cang….. cũng xảy ra ùn ứ giao thông cục bộ, đặc biệt trên Quốc lộ 60 đoạn đường dẫn lên cầu Rạch Miễu, thuộc thành phố Mỹ Tho đã xảy ra kẹt xe kéo dài. Lực lượng Cảnh sát giao thông 2 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và công ty BOT cầu Rạch Miễu đã tích cực điều tiết giao thông, nếu xảy ra kẹt xe nghiêm trọng sẽ xả trạm thu phí.
Tình trạng ùn ứ kéo dài xảy ra thường xuyên tại các tuyến đường xung quanh nhiều đền, chùa trên địa bàn thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do mật độ người tham gia giao thông tập trung về khu vực này quá lớn.
Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các ngày cao điểm còn lại của Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội xuân 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – yêu cầu các Bộ, ngành và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện quyết liệt về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội xuân 2018.
Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương tập trung chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh, thành phố huy động tối đa lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát khác (Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Công an xã) và lực lược thanh tra giao thông đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm khắc, triệt để các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, không nể nang, không xuê xoa, bao gồm: vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, tăng giá vé sai quy định.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, huyện, đường giao thông nông thôn. Bố trí lực lượng, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn cho nhân dân trở về thành phố khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; đặc biệt là các tuyến giao thông hướng về Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các khu vực giao thông trọng điểm phức tạp như cảng hàng không, nhà ga, bến xe; xử lý điều tiết, khắc phục kịp thời khi có sự cố, TNGT, không để ùn tắc giao thông kéo dài.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường hàng không; ứng trực 24/7 để kịp thời xử lý những phản án của người dân về vi phạm trật tự an toàn giao thông, tình hình ùn tắc giao thông qua đường dây nóng; yêu cầu các trạm thu phí khi có phương tiện ùn tắc dài hơn 700 m phải xả trạm cho phương tiện lưu thông.
C.N.Q
Theo Dantri
Số người chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến ngày mùng 1 Tết
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong ngày mùng 1 Tết, toàn quốc xảy ra 46 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 34 người chết và 35 người bị thương. Đáng nói, số người chết vì TNGT trong ngày nghỉ Tết thứ 3 tăng cao đột biến.
Ngày mùng 1 Tết, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã tổ chức hơn 4.000 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý hơn 3.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 900 triệu đồng, tạm giữ 546 phương tiện vi phạm, 384 giấy tờ các loại, tước 88 giấy phép lái xe; phát hiện, xử lý 16 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 10 triệu đồng.
Trong ngày mùng một Tết Mậu Tuất không có cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Số người chết vì TNGT trong ngày mùng 1 Tết tăng đột biến
Theo thống kê, sau 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, toàn quốc xảy ra 101 vụ, làm chết 87 người, 84 người bị thương. Đặc biệt, tai nạn giao thông tăng cao trong ngày 30, mùng 1 Tết trong đó nguyên nhân chủ yếu là hành vi lái xe sau khi đã uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy.
Một vụ TNGT đáng chú ý xảy ra ngày 14/2 tại đường Mỹ Xuân - Hoà Bình, thuộc xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Xe mô tô BKS 59U2-111.52, trên xe có Lê Đình Tài (sinh năm 2001, trú tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nguyễn Viết Dương (sinh năm 1999; trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), chưa rõ người điều khiển, lưu thông đến địa điểm trên thì xảy ra va chạm với xe mô tô BKS 72F1-137.02 do Trần Văn Sơn (sinh năm 1964, trú tại xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) điều khiển.
Vụ TNGT khiến Tài và Dương chết tại chỗ, Trần Văn Sơn bị thương, hư hỏng 2 xe mô tô. Công an địa phương đang giải quyết.
Trong đêm giao thừa 30 Tết, tại nhiều tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đắk Nông, Quảng Trị... tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc đón giao thừa, người dân tập trung đông ở các điểm bắn pháo hoa. Các địa phương đã triển khai nhiều phương án nên tình hình giao thông được bảo đảm trật tự, an toàn.
Tại Hà Nội hàng vạn người dân đã đổ về Hồ Hoàn Kiếm và Nhà Hát lớn để đón giao thừa. Tại TPHCM, người dân cũng đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ để đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lực lượng Công an Hà Nội và TPHCM đã bố trí lực lượng để phân luồng giao thông, chống ùn tắc trước và sau khi người dân đón giao thừa, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tuân thủ các quy tắc tham gia giao thông an toàn, đặc biệt là đã uống rượu bia tuyệt đối không lái xe.
Các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe đạp điện; tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm tại khu vực nông thôn, ngoài đô thị...
C.N.Q
Theo Dantri
Xe đi ăn cưới đâm vào gốc cây, 1 người tử vong, 4 trọng thương Chiếc xe ô tô bán tải chở theo 2 người lớn và 3 trẻ nhỏ lưu thông từ thành phố về huyện để dự đám cưới nhà bà con nhưng đã gặp nạn khiến 1 người tử vong tại chỗ, 4 người phải nhập viện cấp cứu. Tối ngày 6/1 ông Nguyễn Khắc Hùng - Chủ tịch UBND xã Ea Huar (huyện Buôn...