5 ngày cuối năm thấy bát hương có dấu hiệu không ổn này phải thay ngay để tránh mất lộc
Nếu những ngày cuối năm gia chủ thấy bát hương có những dấu hiệu xui xẻo này nên thay ngay để tránh họa thị phi, hao tài tốn của khiến gia đạo lục đục.
Dưới đây là những dấu hiệu xui xẻo cuối năm, gia chủ nên biết để tránh vận đen đủi cho ngôi nhà của mình.
Bát hương bị xê dịch
Bát hương xê dịch là dấu hiệu xui xẻo – Ảnh minh họa: Internet
Theo phong thủy, bát hương được đặt chính giữa bàn thờ. Trong quá trình thờ cúng, gia chủ hạn chế xê dịch bát hương kẻo mang vận xui đến cho gia đình. Vì bát hương là nơi ông bà tổ tiên giáng xuống. Việc xê dịch quá nhiều sẽ làm kinh động đấng bề trên, không tốt cho gia đạo. Khi lau dọn, gia chủ nên hạn chế xê dịch hoặc đụng đến nhiều.
Bát hương chông chênh
Bát hương chông chênh không tốt cho gia đạo của bạn. Điều này là điềm báo cho việc hao tài tốn của, bị tiểu nhân quấy phá không yên. Hãy giữ bát hương cố định và vững chắc. Nếu thấy bát hương đặt chông chênh, lệch trái hoặc lệch phải hãy điều chỉnh ngay để tránh rước họa.
Nếu có lau dọn, rút chân nhang, bạn hãy dùng muỗng múc tro bụi bên trong bát hương và tránh không được bê đi lung tung.
Những điều lưu ý khi đặt bát hương trên bàn thờ
Video đang HOT
Không được đổ cát vào bát hương
Gia chủ không nên đổ cát vào bát hương – Ảnh minh họa: Internet
Một số gia đình có thói quen đổ cát vào bên trong bát hương để cắm nhang. Tuy nhiên đây là quan niệm dân gian sai lầm khiến nhiều gia đình gặp điềm báo xấu. Theo phong thủy, cát là thứ bụi bặm, ô uế không thích hợp dùng cho những nơi linh thiêng. Điều này sẽ mang đến nhiều tai ương cho gia đình của bạn.
Bạn nên dùng tro bếp hoặc tàn rơm đốt cháy bỏ vào bên trong. Như vậy mới hút tài hút lộc, gia đạo được hanh thông hơn. Nguyên liệu này bạn có thể tìm mua ở những cửa hàng bán đồ thờ cúng.
Không được sử dụng bát hương bằng đá
Theo quan niệm dân gian, việc sử dụng bát hương bằng đá là điều kiêng kỵ. Vì loại bát hương này chỉ thích hợp cho những ngôi đền, chùa, miếu chứ không phù hợp với việc thờ cúng tại nhà. Gia chủ cố tình sử dụng chất liệu này sẽ mang nhiều điềm xấu đến cho gia đạo của mình.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ?
Không nên sử dụng bát hương bằng đá trong việc thờ cúng ở nhà – Ảnh minh họa: Internet
Theo quan niệm dân gian, các gia đình sẽ bày bát hương ứng với số 3 – 7 – 12 và thông thường là 3 bát. Những bát hương sẽ sắp xếp theo thứ tự: bát hương thờ tổ cô – ông mãnh đặt bên trái, thờ tổ công thần linh ở giữa và thờ tổ tiên bên phải là đầy đủ.
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Sau khi rút tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ, tuyệt đối không được làm 1 việc kẻo phạm đại kỵ phong thủy
Bao sái bát hương (lễ sửa bát hương) là một nghi thức rất quan trọng trong ngày cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rút chân hương chuẩn nhất.
Bao sái bát hương là gì?
Lễ sửa bát hương hay lễ quan soái (theo Phật giáo còn gọi là lễ bao sái) thường được các gia đình làm cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm để gia chủ quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán và năm mới.
Có quan niệm cho rằng, trong lúc dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ, bát hương tuyệt dối không được di chuyển.
Cách bao sái bát hương
Có nhiều tập tục để bao sái bàn thờ và bát hương vào dịp cuối năm. Tùy theo điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một thời điểm tích hợp nhưng nhất định phải làm trước ngày 30 Tết.
Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép thần linh, gia tiên.
Ngày xưa, ông cha ta thường sử dụng nước ngũ vị hương (làm từ 5 loại cây) để lau dọn bàn thờ. Nước ngũ vị có thể dùng hồi khô, quế khô, lá hương nhu, lá bưởi, sả... Những loại hoa, lá tạo mùi hương có thể thay đổi tùy theo vùng miền.
Đối với gia đình vừa trải qua tang chế nên cho thêm rượ u gừng (gừng đập dập ngâm rư ợu để qua 7 ngày với chủ nhà là nam và để qua 9 ngày với chủ nhà là nữ) vào nước ngũ vị. Việc này có tác dụng trừ tà, bao sái tốt.
Nếu lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương vào ngày cúng ông Công ông Táo thì gia chủ phải chờ sau khi cúng ít nhất 2 giờ đồng hồ mới tiến hành dọn dẹp. Không nên dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương trước khi cúng ông Công ông Táo.
Khi tiến hành lau dọn khu vực thờ cúng, cần phải lau bát hương đầu tiên. Trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không được làm xê dịch bát hương. Dân gian quan niệm phải lau bát phải theo lưỡng long chầu nguyệt (tức là lau xung quanh bát hương từ mặt nhật nguyệt lau ra).
Nên để lại bao nhiêu chân hương?
Khi tỉa chân hương, gia chủ cần dùng một tay giữ chặt bát hương, tay còn rút từng chân hương ra. Không rút hết toàn bộ chân hương mà nên chọn những cây hương đẹp để lại trong bát.
Nếu trạch trủ là nam nhân, hãy giữa lại 17, 27, 37 chân hương. Nếu chủ khí trong nhà là nữ nhân (bà mẹ đơn thân, mẹ góa con côi...) nên để lại 9, 19, 29, 39 chân hương (không được giữ lại 49 chân hương).
Sau khi lau dọn bàn thờ, tối kỵ mở toa các cửa phòng thờ ra để ánh sáng mặt trời chiếu vào gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát. Phòng thời nên buông rèm quanh năm tránh ánh sáng bên ngoài trực tiếp chiếu vào. Bên trong có thể dùng đèn điện và bật 2 cây đèn đỏ hoặc vàng.
Để phòng hòa hoạn, gia chủ có thể đặt miếng kính lên trên bàn thờ gỗ để tánh tàn rụng gây cháy. Tuy nhiên cần dán đề can mờ để hình ảnh của đồ thờ không phản chiếu xuống miếng kính.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
5 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong tháng Chạp, ai cũng cần biết để tránh xui xẻo, hao tài tán lộc Người xưa quan niệm rằng tránh làm những việc dưới dây trong tháng Chạp sẽ giúp gia đạo an yên. Tránh làm vỡ bát đĩa Trong tháng Chạp, đặc biệt là vào những ngày quan trọng như rằm, mùng 1, các cụ xưa cực kỳ kiêng kỵ làm vỡ bát đĩa. Theo quan niệm dân gian, làm vỡ bát đĩa là điềm báo...