5 ngày 4 đêm khám phá Côn Đảo
Trong chuyến đi, blogger Hải An trải nghiệm thả rùa về biển, ngắm cột san hô khổng lồ, chinh phục 3 cột mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam.
Blogger du lịch Qủy Cốc Tử, tên thật Ngô Trần Hải An cùng gia đình có chuyến đi Côn Đảo trong ngày 23 – 27/6. Anh chia sẻ, đây là chuyến đi được anh ấp ủ thực hiện từ năm 2017, sau lần tác nghiệp về siêu bão Tembin năm 2017. Ngoài mong muốn cùng vợ và con gái 3 tuổi khám phá về vùng đất lịch sử, anh đặt 3 mục tiêu lớn là chinh phục 3 điểm A3 – A5, trải nghiệm thả rùa về biển, khám phá cột san hô trắng nguyên khối khổng lồ. Dưới đây là lịch trình và những chia sẻ của anh về chuyến đi.
Ngày đầu tiên đến Côn Đảo, sau khi check-in khách sạn, Hải An thuê xe máy, cùng vợ và con gái hướng về phía mũi Tàu Bể, trên cung đường nối sân bay Cỏ Ống và thị trấn Côn Sơn. Ở đây có nhiều phiến đá dựng đứng, kích thước dài, ôm trọn mũi biển theo hình vòng cung. Rong ruổi trên những cung đường uốn lượn, thu vào tầm mắt anh là khung cảnh bao la, một bên biển xanh trải dài tới chân trời, một bên là những ngọn đồi phủ xanh.
Quay về trung tâm thị trấn, anh tiếp tục chạy cung đường tây bắc. Từ đây sẽ đi qua mũi Cá Mập, khu vực có bờ cát mịn, một bên là vách đá dựng đứng, mang vẻ hoang sơ. Đây là điểm đến ngắm bình minh đẹp nhất tại Côn Đảo, ngoài ra là cắm trại, dã ngoại.
Trên hành trình, gia đình 3 người dừng lại chụp ảnh tại bãi Nhát. Đây là bãi biển chỉ xuất hiện vài giờ một ngày, khi thủy triều rút. Do chưa có tác động của con người, bãi biển còn nguyên sơ với cát, lẫn sỏi đá phủ rêu xanh.
Từ đây, nhìn sang phía bên phải là đỉnh Tình yêu, biểu tượng du lịch của Côn Đảo. Tên gọi của ngọn đồi xuất phát từ hình dáng kỳ lạ, nhìn từ xa giống như một cặp tình nhân ôm nhau. Nhiều người cho rằng, nếu cặp đôi cùng nhau ngắm nhìn hoàng hôn ở đỉnh Tình yêu sẽ càng bền chặt và hạnh phúc.
Quay về thị trấn đi dạo và nghỉ ngơi. Gia đình anh tới thăm chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự. Đây là ngôi chùa đẹp nhất Côn Đảo, nằm trên núi cao với tầm nhìn ra 4 phía là rừng xanh, vịnh Côn Sơn, thị trấn và cánh đồng sen An Hải. Ngôi chùa bao quanh bởi cây cối xanh rì và nổi bật là tượng Quan Âm Bồ Tát trên đài sen.
Điểm tham quan cuối cùng trong ngày đầu tiên là hồ An Hải. Là hồ nước ngọt lớn thứ 2 trên đảo, vào mùa hè, ở đây tỏa ngát hương với sen hồng nở rực. Đây là địa điểm chụp ảnh yêu thích của du khách.
Thả rùa con về biển là trải nghiệm mà gia đình anh đặc biệt yêu thích trong chuyến đi. Mỗi năm vào mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, rùa thường lên cạn đẻ trứng ở các đảo Bảy Cạnh, hòn Cau, hòn Tre, hòn Tài Lớn… Nhưng khu vực khai thác du lịch và nhiều rùa nhất là hòn Bảy Cạnh.
Mỗi tối, rùa sẽ chọn nơi cát mịn, đào ổ sâu chừng 50 – 60 cm để đẻ trứng. Mỗi tổ có khoảng 80 – 200 trứng. Sau khi rùa lấp cát lại để trở về biển. Lúc này, kiểm lâm sẽ tới lấy trứng, chuyển về khu ấp để bảo vệ trong 45 – 60 ngày tới khi trứng nở, rồi thả rùa con về biển.
Thời gian thả rùa thường vào sáng sớm khi trời chưa nắng gắt và nước cao. Du khách không cầm tay vào rùa để chúng có thể tự xác định phương hướng về biển.
Video đang HOT
Hải An chia sẻ, sau trải nghiệm, gia đình anh được biết thêm nhiều thông tin hữu ích như rùa sinh ra ở đây, sẽ quay trở lại đó sau 20 – 30 năm để sinh sản. Trong tự nhiên, cứ khoảng 1.000 rùa nở ra chỉ có một con sống sót do thiên địch và tác động của con người. Vì vậy, đây là hoạt động rất đặc trưng ở Côn Đảo, có ý nghĩa trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Mỗi ngày, có hàng trăm con rùa được thả về biển.
Lịch trình tiếp theo trong buổi sáng là chinh phục 3 điểm định vị đường cơ sở, xác định lãnh hải ở Côn Đảo. Do phải di chuyển xa bằng cano và khó đi, trải nghiệm này anh đi một mình.
3 điểm này là A5 – hòn Bảy Cạnh, A4 – hòn Bông Lan, A3 – hòn Tài Lớn. Ngoài ra, anh còn tới thăm 2 cột mốc khác ở hòn Cau và hòn Bà. Do chưa khai thác du lịch, rất ít tàu thuyền đến các điểm đặt cột mốc này. Với sự giúp đỡ của anh Văn Hùng – cán bộ tại phòng Văn hóa Thông tin huyện Côn Đảo liên hệ và thuê cano giá 6 triệu. Đây cũng là người đồng hành cùng anh trong hành trình.
Các điểm mốc đều nằm ở cực xa nhất, về hướng đông của các hòn đảo. Vì vậy, cảnh vật xung quanh còn rất hoang sơ, mỗi hòn đảo lại có điểm đặc biệt riêng như rừng rậm hay bãi biển đẹp.
Hành trình trải qua nhiều khó khăn do đường dài, không có nơi cập bến cano nên thường phải nhảy hoặc lội nước lên đảo. Tuy nhiên, An chia sẻ, khi đứng ở cột mốc sừng sững, cảm xúc trong anh là niềm tự hào về lãnh thổ, biên cương của tổ quốc và lòng biết ơn với thế hệ cha ông đi trước. Đây là trải nghiệm khác biệt và thú vị, tuy nhiên có nhiều khó khăn và chỉ dành cho những người yêu khám phá.
Trong hành trình khám phá 3 điểm A, An được người lái thuyền gợi ý lặn ngắm cột san hô gần hòn Cau. Địa điểm này được những người lái tàu ở Côn Đảo phát hiện nên chưa được nhiều du khách biết tới.
Chinh phục 3 điểm đánh dấu lãnh hải Việt Nam
Lặn xuống sâu khoảng 4 m, anh hoàn toàn kinh ngạc trước “cột trụ trời” cao khoảng 8 m, rộng 6 m này. Mỗi năm, san hô chỉ phát triển khoảng 1 – 2 cm, vì vậy để hình thành một khối lớn như vậy phải mất tới hàng trăm năm. “Cả một khối san hô trắng tinh như cột đá khổng lồ, với hàng vạn mảnh vảy cá phủ lớp trên bề mặt. Nắng chiếu vào làm cả khối sáng bừng nổi bật giữa màu xanh thẫm của đại dương đầy mê hoặc”, anh nói.
Ngày 3, thời tiết dần chuyển xấu, trời có mưa, vì vậy các hoạt động trên biển. Gia đình Hải An tới thăm hàng bàng cổ thụ. Ở Côn Đảo có 79 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam, với tuổi đời trên 100. Một số tuyến đường trung tâm có nhiều cây cổ thụ là Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn. Những cây cổ thụ có hình dáng to lớn, nhiều cục u sần sùi, được người dân đảo tự hào như những “nhân chứng” sống, cùng trải qua nhiều năm tháng đầy biến động.
Sau đó, cả gia đình tới chụp ảnh tại cầu cảng và thăm nghĩa trang Hàng Keo. Đây là một trong 2 nghĩa trang nổi tiếng nhất ở Côn Đảo, do thực dân Pháp xây dựng và là nơi an nghỉ của hàng nghìn tù nhân chính trị. Trước kia, di tích có trồng nhiều cây keo nên có tên gọi như ngày nay. Giờ đây xung quanh nghĩa trang không còn keo mà là những hàng dương xanh, nhưng phần mộ được tìm thấy được di dời về nghĩa trang Hàng Dương.
Điểm đến buổi chiều của gia đình là bãi biển K8, An Hải. Đây là bãi tắm gần với thị trấn, thu hút nhiều du khách nhất Côn Đảo. Nước biển trong, sóng êm, cát mịn và có nhiều thuyền ghe neo đậu, thích hợp cho trẻ em bơi lội và khám phá.
Cung đường tây bắc hiện đang được xây dựng, chưa khai thác cho du lịch, vì vậy cần xin giấy phép để tham quan. Đây là đường chạy sâu vào vườn quốc gia Côn Đảo nên 2 bên là những hàng cây cổ thụ. Gia đình Hải An bắt gặp nhiều khỉ, kỳ đà… Đặc biệt, cung đường được thiết kế thành vòng tròn, chạy qua hầu hết các địa danh nổi tiếng của đảo như mũi Cá Mập, bãi Nhát, đỉnh Tình Yêu…
Lịch trình tiếp theo trong ngày là xem máy bay cất, hạ cánh ở sân bay Cỏ Ống. Đây là sân bay nằm cách bãi biển khoảng 100 m, nên người đứng ở dưới có thể nhìn thấy máy bay hạ rất gần đầu. Bãi Đầm Trầu và bãi Rong là 2 nơi đẹp nhất để ngắm và chụp ảnh máy bay. Đặc biệt, ở bãi Rong, khi thủy triều rút còn xuất hiện cồn cát nổi lên giữa biển, để dạo bộ hoặc đi xe máy ngắm cảnh.
Ngày cuối cùng, gia đình cùng nhau cắm trại ở bãi Đầm Trầu, tận hưởng không gian bao la của biển xanh, cát vàng. Cảnh quan ở đây còn rất hoang sơ, được ví như nàng tiên ngủ say của Côn Đảo. Buổi trưa có nhiều khỉ từ rừng gần đó ra ngoài chơi.
Hải An chia sẻ, những du khách muốn du lịch Côn Đảo nên chọn chuyến đi dài khoảng 4 – 5 ngày. Vì ở đây thời tiết thường biến đổi nhanh, những ngày mưa, giông sẽ không thể tham gia các hoạt động trên biển. Ngoài ra, du khách có thể xem dự báo thời tiết trước khi đi.
Du khách tắm biển cần để ý con bù mắt, loại côn trùng nhỏ khi cắn sẽ gây ngứa, nóng rát, sưng lâu ngày. Khi bị cắn ở những khu vực như mắt cần đi khám, để sử dụng thuốc hiệu quả. Ngoài kem chống nắng, du khách có thể dùng thêm kem chống côn trùng khi đi tham quan rừng.
Ở Côn Đảo có nhiều khách sạn, giá khoảng 400.000 – 800.000 đồng một đêm. Gợi ý của anh là khách sạn Nicobar, ở khu 6, gần một số điểm tham quan như bãi biển Đất Dốc và nhà tù Côn Đảo.
Hải sản ở đây tươi ngon, chi phí trung bình khoảng 100.000 – 200.000 đồng một người, một bữa. Một số quán ăn được du khách yêu thích là nhà hàng Thu Ba, đường Võ Thị Sáu; quán ốc đêm 16, đường Trần Huy Liệu; nhà hàng nổi Kim ở vịnh Bến Đầm. Ngoài ra, ở khu vực bến Đầm Trầu cũng có nhiều hàng quán để lựa chọn.
Từ TP HCM, có các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo, giá vé trung bình khoảng 1.700.000 – 1.800.000 đồng một chiều.
Từ Hà Nội, các chuyến bay đều là nối chuyến, quá cảnh tại TP HCM. Giá vé từ 2.300.000 đồng một chiều. Bamboo Airways dự kiến mở đường bay Hà Nội – Côn Đảo trong tháng 7.
Côn Đảo mùa cây bàng thay lá mới
Trong các cuộc hành trình đến mọi miền Tổ quốc, có lẽ đến Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) là khó nhất. Hòn đảo rộng 50km2 là một chấm nhỏ trên bản đồ Tổ quốc với câu chuyện của những nhà tù. Lần lữa mãi tôi cũng đặt chân đến nơi này vào những ngày đầu tháng ba, trên chuyến bay nhỏ chỉ có 68 hành khách.
Tôi tò mò muốn ngắm những cây bàng tạo nên những câu chuyện ở đây, và tất nhiên không thể không mua hạt bàng, một loại đặc sản mà để làm ra cũng cả một quá trình, độc đáo hơn nữa là muốn mua hạt bàng, chỉ mua được ở Côn Đảo. Câu chuyện để có thể làm ra hạt bàng bán cho du khách cũng là hành trình công phu. Vào mùa bàng chín rụng, sáng sớm người dân đi thu gom, về bán lại cho các cơ sở chế biến.
Trong tuổi thơ ít nhiều cũng có người nhặt trái bàng chín rụng, rồi tìm cách đập vỡ ra để lấy hạt ăn, thì thấy đặc sản hạt bàng ở đây vô cùng độc đáo. Giá cả khi chúng tôi đến vô cùng khác nhau: từ 300 đến 400 ngàn đồng ký hạt bàng tẩm đường với gừng và dứa, từ 350.000 đến 450.000 ngàn đồng hạt bàng rang nguyên chất.
Cây bàng ở cầu tàu 914.
Chuyến bay từ TPHCM đưa tôi đến Côn Đảo trong một buổi sáng trời đẹp. Sân bay nho nhỏ ít khách cách trung tâm huyện hơn 10km, đi ven núi và biển. Nơi tôi ở là con đường Võ Thị Sáu, coi như là con đường du lịch vì gần chợ và gần cả biển, gần di tích nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914. Và dĩ nhiên, tôi bắt gặp sau đó những cây bàng giống như biểu trưng của hòn đảo này.
Nếu những cây bàng ở những nơi khác trồng chủ yếu che bóng mát, và ngại nhất là vào mùa lá rụng, thì bàng ở Côn Đảo gắn liền với những người tù năm xưa như những chiếc lá bàng thành giấy để viết thư. Trong cơ man cây bàng ở đây, có 53 cây bàng di sản mà tuổi cây từ 100- 150 tuổi. Có thể vào thời điểm người Pháp xây dựng nhà tù Côn Đảo vào năm 1862, họ đã trồng bàng trong các nhà tù, như nhà tù Phú Hải, Phú Sơn có 15 cây bàng vòng ôm lớn, thân cây sần sùi và tỏa bóng mát một vùng.
Ngay nhà chúa đảo, phía trước có một hàng bàng, điểm xuyết cho con đường chạy ra biển, giáp không xa là bãi biển ngàn năm vỗ sóng với cầu tàu 914, nơi có 914 tù nhân xây dựng và bỏ mạng nơi này. Tại cầu tàu 914, dọc theo con đường Tôn Đức Thắng, con đường biển rất đẹp với 19 cây bàng cổ thụ.
Cây bàng ở nhà tù Phú Hải.
Côn Đảo nhỏ, thuê chiếc xe máy đi vòng vòng chừng một tiếng đồng hồ là hết, đặc biệt là đường nào rồi cũng ra con đường biển và con đường này cũng gặp những cây bàng. Những cây bàng hai người ôm, những gốc cây nổi lên những đốt sần sùi được chăm sóc tốt, những cành vươn cao già lắm rồi, đang bắt đầu thay lá mới. Tôi ngẩn ngơ trong vẻ đẹp đến lạ của một mùa cây bàng thay lá ấy giữa đất trời Côn Đảo. Những màu lá xanh, lá đỏ nổi bật trên bầu trời trong xanh Côn Đảo, đẹp đến xao xuyến.
Theo cadn.com.vn
Mùa hè check-in 4 điểm du lịch được giới trẻ yêu thích ở Côn Đảo Sở hữu nhiều bãi biển trong xanh tuyệt đẹp, Côn Đảo được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng, thư giãn dịp hè hút giới trẻ. Dưới đây là 4 điểm check-in bạn không thể bỏ qua. Ảnh: Q.bong0108. Hòn Bảy Cạnh là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Côn Đảo. Giữa khung cảnh biển rộng, nơi đây như...