5 năm trời chồng che giấu bí mật về câu chuyện tình anh duyên em
Sự thật là Phong bị bệnh nặng giai đoạn cuối, vì phát hiện muộn nên không thể cứu chữa và mất sau ngày anh giả vờ ra sân bay đúng nửa năm. Còn chồng tôi bây giờ chính là Vũ – người em sinh đôi của Phong.
6 năm trước, tôi quen Phong trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường. Tính cách sôi nổi, hài hước của anh đã khiến trái tim tôi rung động. Chúng tôi trở thành một đôi được mọi người ngưỡng mộ. Thế nhưng, sau khi yêu anh một năm, anh nói rằng muốn ra nước ngoài học nâng cao hơn nữa. Ngày anh ra sân bay, tôi ôm anh khóc nức nở. Vậy là chúng tôi tạm xa nhau. Tôi hứa sẽ đợi anh về và anh cũng vậy. Chúng tôi thường xuyên lên mạng nói chuyện nên khoảng cách dường như thu hẹp lại và nỗi nhớ cũng vơi bớt phần nào. Có lẽ nơi xứ người lạ lẫm lại vất vả học hành nên trông anh gầy hơn. Dịp lễ nào trong năm dành cho tôi, anh cũng nhờ bạn bè mua hoa và quà gửi đến để tôi cảm nhận được tình cảm của mình.
Ảnh minh họa
Sau 3 năm đơi chơ đằng đẵng, cuối cùng anh cũng trở về. Mòn mỏi chờ đợi cái ngày anh trở về nước để cả hai hưởng trọn cái kết của tình yêu va chúng tôi nên vợ chồng. 2 năm qua, cuộc sống của chúng tôi rất êm ấm. Chồng rất mực yêu thương tôi và cậu con trai nhỏ giống bố như đúc. Chưa bao giơ anh noi năng hoăc lam điêu gi khiên tôi phai buôn, phai giân. Tôi hài lòng với hạnh phúc của mình.
Thế nhưng, ngày hôm nay tôi mới được biết một bí mật, môt sư thât mà bấy lâu nay chồng giấu tôi. Phong – người tôi quen trong buổi sinh hoạt ngoại khóa năm nào không hề ra nước ngoài học nâng cao như lời anh nói. Ma sự thật là anh bị bệnh nặng giai đoạn cuối, vì phát hiện muộn nên không thể cứu chữa và mất sau ngày anh giả vờ ra sân bay đúng nửa năm. Tôi sốc! Nghe như tiêng set đanh bên tai minh.
Còn chồng tôi bây giờ chính là Vũ – người em sinh đôi của Phong. Vì biết bệnh tình của mình nên Phong rất muốn Vũ sẽ thay anh quan tâm, yêu thương tôi. Mọi kỉ niệm của tôi và Phong, cả sở thích, thói quen của tôi, anh đều chia sẻ cho Vũ, vì thế Vũ đều tường tận. Vũ nói bản tính anh trầm hơn anh trai, nhưng khi nói chuyện với tôi, anh đã “diễn” sao cho giống, để tôi không thể nghi ngờ. Chẳng vậy mà tôi đã bị “qua mặt” một cách dễ dàng suốt gần 5 năm qua. Vũ cũng thừa nhận, mới đầu chỉ đóng kịch giúp anh trai, nhưng càng ngày tiếp xúc, anh càng có tình cảm với tôi. Tình yêu anh dành cho tôi là chân thành. Anh không định giấu tôi bí mật này mà chỉ là sẽ chọn thời điểm thích hợp để cho tôi biết.
Vũ mở cho tôi vào căn phòng bí mật trong nhà. Đó là phòng của Phong. Tôi nghẹn ngào trước những bức hình chụp chung của tôi và Phong, những món quà nhỏ xinh tôi tặng anh, cả cuốn nhật kí chung vẫn còn nguyên vẹn. Trang cuối nhật kí được anh thêm vào trước khi mất khiến tôi không cầm được nước mắt: “ Anh không thê ơ bên em đươc nưa rôi. Hãy để Vũ thay anh yêu em nhé! Anh se hạnh phúc khi hai em hạnh phúc . Đưng cam thây co lôi vơi anh, co le đây la tinh anh duyên em. Hưa vơi anh, hai em phai thât hanh phuc đây!“.
Vu ôm lây tôi: “ Anh xin lôi! Nhưng đưng trach, đưng rơi xa anh vi anh yêu va cân co em trong đơi“. Tôi biêt tôi không thê trach Vu vi anh đa lam theo tâm nguyên cua anh trai – đa yêu thương tôi hơn ca ban thân minh. Tôi va anh se hanh phuc đê Phong đươc ngâm cươi nơi phương trơi xa xôi.
Theo phunuvietnam.vn
Căn phòng tân hôn đặc biệt trong khách sạn thời bao cấp
Thời bao cấp, muốn thuê 1 phòng tân hôn, các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ của khách sạn.
Nhắc đến những đám cưới thập niên 1960 - 1970 của thế kỷ trước, bà Nguyễn Thị Thắng (SN 1941) khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết, các đám cưới thời kỳ này đều diễn ra khá giản dị và ấm áp.
Video đang HOT
Công tác trong công ty Du lịch và dịch vụ của nhà nước từ năm 1968, bà Thắng chia sẻ: "Công ty này có đủ các dịch vụ về khách sạn, cắt - uốn -nhuộm tóc, giặt là nhưng công việc chính của tôi là làm lễ tân tại khách sạn, phục vụ đám cưới".
Bà Nguyễn Thị Thắng chia sẻ những kỷ niệm về thời bao cấp.
Bí mật phía sau phòng tân hôn
Bà cho biết, thời bao cấp nhà cửa đều khá chật chội, tất cả các đám cưới hầu như tổ chức ở các phòng cưới.
Các phòng cưới ở Hà Nội khi ấy có thể kể đến như: phòng cưới ở dốc Bà Triệu, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo...
Ngày cưới, phía khách sạn sẽ chuẩn bị hội trường, bàn ghế, sân khấu và nước uống cho gia đình cô dâu, chú rể. Trên sân khấu có sẵn tấm phông gắn đôi chim bồ câu và lá cờ Tổ quốc.
Gia đình hai bên chỉ việc bố trí người đến sớm, gắn tên cô dâu chú rể và mang bánh kẹo, chè thuốc bày ra bàn.
"Theo tiêu chuẩn thời bao cấp, ai lập gia đình sẽ được mua 2 kg bánh, kẹo và 4 bao chè. Phần lớn đám cưới chỉ tổ chức ăn ngọt, không có cỗ bàn như bây giờ.
Một đám cưới thời bao cấp của gia đình trên phố cổ được tổ chức ở phòng cưới. Ảnh: NVCC
Nhiều người có kế hoạch từ đầu năm thì nhờ bạn bè, họ hàng làm trong mậu dịch để dành cho ít đường, bột làm bánh, khi ấy tiệc cưới của họ có phần tươm tất hơn.
Nhà nào hoành tráng có thêm ban nhạc sống xập xình để không khí thêm phần náo nhiệt", giọng vui vẻ, bà Thắng kể lại.
Vẫn theo lời người phụ nữ này, những năm bao cấp, nhiều gia đình không có nơi để làm phòng tân hôn, do nhà cửa quá chật hẹp.
Để giải quyết tình thế, họ tìm đến khách sạn thuê phòng riêng với giá 60 đồng/đêm, làm phòng tân hôn.
Khách sạn ở Hà Nội thời đó khá nghèo nàn, đặc điểm chung là không có nhà vệ sinh riêng như các khách sạn hiện đại ngày nay và được chia ra 2 loại phòng.
Phòng tập thể phục vụ cho người dân từ các tỉnh về Hà Nội công tác, thăm quan. Mỗi phòng kê khoảng 4 - 5 chiếc giường, ngăn cách nhau bằng tấm ri đô. Khách nam và nữ được bố trí riêng biệt, tại các khu vực khác nhau.
Phòng thứ hai là phòng riêng rộng khoảng 15 - 20 m2 có 1 giường, chăn màn, phục vụ các cặp vợ chồng. Bà Thắng cho hay, các cặp đôi sắp cưới muốn thuê được phòng 'cao cấp' này qua đêm không hề đơn giản.
Họ muốn thuê 1 căn phòng tân hôn bắt buộc phải đi đăng ký kết hôn. Sau đó, cặp đôi cầm tờ đăng ký kèm chứng minh thư nhân dân của hai vợ chồng đến cho nhân viên lễ tân kiểm tra và làm thủ tục thuê.
Vào mùa cưới, khách sạn thường rơi vào cảnh 'cháy' phòng, có khi phải đặt trước cả tháng.
Ban nhạc sống trong đám cưới thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Ảnh: NVCC
Cô dâu chú rể có điều kiện thường mua chăn màn mới mang đến kê và thuê người đến trang trí lại căn phòng cho đẹp mắt hơn.
"Phòng tân hôn phục vụ cho các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội, dân các tỉnh về thường không nhiều.
Khi đến nhận phòng, vợ chồng nào chu đáo thì chuẩn bị chút quà cưới là hộp chè, túi mứt sen, kẹo bánh tặng nhân viên lễ tân để tỏ lòng cảm ơn", bà Thắng nhớ lại.
Tuy nhiên bà Thắng bộc bạch, chính những căn phòng cưới này cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc chia tay đẫm nước mắt của các cặp vợ chồng trẻ.
Người phụ nữ này kể: "Cuối những năm 1970, chiến tranh diễn ra khốc liệt. Nhà nào có người ra chiến trường đều xác định có thể hi sinh. Thời kỳ này, việc cưới chạy diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Ở Hà Nội, nhiều đôi vợ chồng cưới xong, chỉ kịp ở với nhau một đêm trong khách sạn, sáng hôm sau người chồng phải ra chiến trường. Cảnh bịn rịn, chia ly đó luôn để lại nỗi day dứt xót xa...".
Chiếc giường đầy tiền của cặp vợ chồng 'tỷ phú' hát rong
Sau năm 1975, bà Thắng vẫn tiếp tục gắn bó với công việc ở khách sạn của mình như một niềm vui.
Mỗi một vị khách đều mang đến cho bà nhiều bất ngờ. Trong đó phải kể đôi vợ chồng người miền Nam.
"Những năm đó, Hà Nội xuất hiện nhiều người hát rong, họ đi khắp nơi xin tiền, kiếm sống.
Tôi vẫn nhớ một đôi vợ chồng người TP.HCM cùng 2 đứa con nhỏ thuê phòng khách sạn suốt 1 năm. Trong suy nghĩ của tôi, họ là người khá giả nên mới tiêu xài thoải mái như vậy.
Một lần tình cờ tôi đi ngang cửa phòng, thấy bên trong 4 người họ đổ những bao tải tiền kiếm được ra kín cả chiếc giường.
Mãi sau này tôi mới biết, họ hành nghề hát rong, xin tiền. Ban ngày, hai vợ chồng đưa con đi khắp khu vực chợ Đồng Xuân, Bờ Hồ... mưu sinh nhưng tối đến, họ ăn mặc tươm tất ra ngoài ăn uống. Chắc hẳn số tiền họ kiếm được mỗi ngày rất khá...
Một thời gian sau, gia đình đó trả phòng và tiếp tục di chuyển qua các tỉnh thành khác", bà Thắng nói.
Gần 30 năm sau ngày đất nước đổi mới, cuộc sống thay đổi nhưng hoài niệm về một thời bao cấp vẫn luôn đọng lại trong tâm trí những người thuộc thế hệ của bà Thắng.
Theo Nhật Linh - Thanh Tâm (Vietnamnet)
Vô tình mở cuốn nhật kí của vợ, tôi ngỡ ngàng khi biết lí do vì sao lấy nhau 4 năm trời mà chúng tôi vẫn không thể có con Sự thật đằng sau chuyện hiếm muộn của vợ chồng tôi hóa ra là một quá khứ kinh hoàng của vợ. Vợ tôi là một cô gái xinh xắn, trẻ trung, biết cách ăn mặc nên khá thu hút. Thú thực, nhiều khi đi cạnh vợ tôi thấy có rất nhiều ánh mắt của đàn ông dõi theo. Lấy được vợ xinh là...