5 năm thực hiện Nghị quyết 25: Công tác dân vận gắn với mô hình thiết thực
Chiều 23.7, trong khuôn khổ Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 khoá VI, Trung ương Hội NDVN đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 3.6.2013 của BCH T.Ư Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Chiều 23.7, trong khuôn khổ Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 khoá VI, Trung ương Hội NDVN đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 3.6.2013 của BCH T.Ư Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Tạo chuyển biến tích cực
Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết 25, Phó Chủ tịch BCHT.Ư Hội NDVN Nguyễn Thị Hồng Lý cho biết: Quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; là tổ chức chính trị của giai cấp ND, các cấp Hội đã phát huy dân chủ, làm tốt chức năng đại diện cho hội viên, ND trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên, ND. Công tác vận động ND được các cấp Hội thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả. Đáng chú ý, phong trào “Dân vận khéo” đã được các cấp Hội triển khai sáng tạo, gắn với các phong trào thi đua yêu nước của ND, với các mô hình cụ thể thiết thực, phù hợp với đời sống, lao động và sản xuất của hội viên, ND. Tiêu biểu như: Mô hình “Con đường mang tên Hội ND”, “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, “Chi hội xanh, sạch, đẹp”…
Sau trình bày của Phó Chủ tich Nguyễn Hồng Lý, các đại biểu tham gia đã đóng góp nhiều ý kiến về Dự thảo báo cáo. Ảnh: Đàm Duy
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 25, các cấp Hội NDVN đã quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ hội; đồng thời nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên ND về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới.
Tại hội nghị, đồng chí Hà Ngọc Anh – Phó Trưởng ban Dân vận T.Ư đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 25 của các cấp Hội NDVN trong 5 năm qua. Theo ông Hà Ngọc Anh, Hội NDVN đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ hội các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới. “Căn cứ vào 4 mục tiêu, 5 quan điểm của Nghị quyết 25, Hội NDVN đã cụ thể hóa thành các chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện gắn với hoạt động công tác hội và phong trào ND phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tình hình cụ thể ở địa phương. Đáng chú ý, phong trào “Dân vận khéo” đã được các cấp Hội triển khai một cách sáng tạo, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, với các mô hình cụ thể thiết thực” – Phó Trưởng ban Dân vận T.Ư nhấn mạnh.
7 nhiệm vụ trọng tâm
Việc Hội ND kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân đã giúp nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, giúp việc vận động nông dân tham gia vào tổ chức Hội đạt hiệu quả. Trong 5 năm các cấp Hội đã kết nạp được gần 2 triệu hội viên mới, đưa số hội viên của cả nước lên trên 10 triệu hội viên”.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý
Các đại biểu đã tập trung thảo luận kết quả thực hiện Nghị quyết 25 của BCH T.Ư Đảng tại địa phương; đồng thời nêu những kinh nghiệm và phương hướng thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 25.
Thời gian tới, T.Ư Hội NDVN tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục tăng cường vận dụng, cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm và những giải pháp cơ bản đã nêu trong Nghị quyết 25-NQ/TW vào việc xác định chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội ND các cấp trên cả 3 lĩnh vực: Xây dựng Hội; tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước của ND; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp Hội tăng cường vai trò đại diện cho giai cấp ND tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng tại khu vực nông thôn; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội theo hướng thiết thực, gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, ND; đổi mới hình thức tập hợp ND; xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng…
Đồng chí Hà Ngọc Anh cũng đề nghị Hội NDVN cần tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, các cấp Hội NDVN tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 25. Thứ 2, các cấp Hội NDVN cần bám sát vào chức năng của Hội và bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của ND để phản ánh trung thực ý kiến người dân với Đảng. Thứ 3: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, lấy quyền và lợi ích của ND để thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội. Thứ 4: Phải thường xuyên xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức Hội, trong đó chú tập trung nâng cao thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội theo Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị…
Lan tỏa để có thêm nhiều nông dân 4.0
Cuộc thi sẽ được tiếp tục và mở rộng hơn nữa để nông dân trong cả nước cùng đua tài trong lĩnh vực mới này - đó là mong muốn của các tác giả đoạt giải tại buổi lễ trao giải cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" ngày 4.7, do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp Bộ KHCN và Bộ NNPTNT tổ chức
Gõ trúng mong muốn của nông dân 4.0
Phát biểu tại lễ trao giải, nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: Sau hơn 6 tháng phát động Cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0", Ban tổ chức đã nhận được 968 hồ sơ dự thi, gửi từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam qua 3 kênh: Tỉnh Hội ND giới thiệu; phóng viên các báo, đài giới thiệu; các cá nhân và nông dân tự kết nối với Ban tổ chức.
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý và Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt Lưu Quang Định (bìa phải) trao giải cho 2 tác giả giành giải Nhì. Ảnh: Đàm Duy
Ông Đinh Đức Hùng - đại diện nhà tài trợ Viettel: Hợp tác với các tác giả đưa ứng dụng vào cuộc sốngVới chiến lược lấy nông thôn "bao vây" thành thị, hiện nông dân là những khách hàng thân thiết nhất của Viettel. Sắp tới việc ứng dụng công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều phương thức sản xuất nông nghiệp. Đối tượng chính là bà con nông dân sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc nếu không có sự chuẩn bị kịp thời. Có thể nói những cuộc thi như thế này là điểm sáng quan trọng giúp bà con áp dụng KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất. Viettel ngoài vai trò là nhà tài trợ đồng hành cũng mong muốn được hợp tác với các tác giả đoạt giải, kể cả các tác giả chưa đạt giải để nghiên cứu đưa ứng dụng này vào cuộc sống. Đó là trách nhiệm xã hội và cũng là một phần mong muốn của Viettel phát triển nông thôn Việt Nam.
Mặc dù là năm đầu tiên tổ chức cuộc thi nhưng số lượng tác phẩm dự thi gửi về cho Ban tổ chức không hề nhỏ. Trong đó có những hồ sơ thể hiện dự án hết sức phong phú, đa dạng, thể hiện sự hấp dẫn riêng của một sân chơi lần đầu tiên được tổ chức cho nông dân áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Với gần 1.000 dự án tham dự, công tác thu nhận, thẩm định hồ sơ, tổ chức chấm sơ khảo, chung khảo đã được tiến hành nghiêm túc theo điều lệ giải, chuyên nghiệp và công tâm.
"Sau khi nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng, Ban sơ khảo cuộc thi đã chọn ra được 30 dự án, mô hình xuất sắc nhất lọt vào chung khảo để Ban giám khảo tiến hành chấm điểm. Hội đồng chung khảo đã chấm, xem xét, thảo luận và quyết định trao giải cho 10 dư an, mô hình xuất sắc nhất. Trong đó có 2 giải nhì, 3 giải ba, và 5 giải khuyến khích. Số dự an, mô hình đoạt giải của do tỉnh hội cua cac địa phương gưi về chiếm hơn 50%. Đây là những dự án đặc sắc nhất, bám sát các thể lệ, tiêu chí do Ban tổ chức đề ra, co tính phat hiện, lan toa tạo hiệu ứng tích cực, tập trung phan anh nhưng mô hình san xuất cua cac địa phương ap dụng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều san phẩm có sự đầu tư nghiêm túc về công sức, trí tuệ, ý thức trách nhiệm cao và đặc biệt là tính sáng tạo của từng tác giả và nhóm tác giả trong cách thể hiện" - nhà báo Lưu Quang Định cho hay.
Có mặt tại Thủ đô từ sớm để nhận giải nhì cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0", ông Võ Quan Huy - được mệnh danh là "Vua chuối" ở huyện Đức Hòa (Long An) rất vui mừng khi biết mình được nhận giải cao tại cuộc thi này. "Dù đã bén duyên với nông nghiệp hơn 40 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc thi về nông nghiệp 4.0 do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với các Bộ NNPTNT, Bộ KHCN tổ chức. Đặc biệt, tôi cũng rất bất ngờ khi được nhận giải cao tại cuộc thi này, đây chính là động lực tiếp sức cho tôi và gia đình tiếp tục phấn đấu trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới" - "Vua chuối" Út Huy nói.
Cùng chung cảm xúc đó, ông Võ Văn Sơn - tác giả đoạt giải Nhì cuộc thi với mô hình "Nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao" ở tỉnh Ninh Thuận cho biết, ông và gia đình, người thân, bạn bè rất vui mừng khi bất ngờ được nhận giải từ một cuộc thi về nông nghiệp 4.0 trên quy mô toàn quốc.
"Không chỉ tôi mà các tác giả nhận giải cuộc thi lần này đều rất tự hào và cảm thấy mình thực sự được động viên tinh thần rất lớn sau những ngày cống hiến làm giàu cho gia đình, cho bà con và cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển" - ông Sơn chia sẻ.
Để nông dân có thêm sân chơi, giao lưu
Chia sẻ tại buổi lễ, ông Đặng Quang Huấn - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ KHCN cho hay: "Chúng tôi đánh giá rất cao ý nghĩa của cuộc thi. Đây là cuộc thi vì nông dân và khích lệ, động viên nông dân Việt Nam tham gia nhiều hơn vào nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Bộ KHCN sẽ tiếp tục đồng hành cùng với cuộc thi vào những năm tiếp theo để khuyến khích ngày càng nhiều nông dân quan tâm tới việc đổi mới công nghệ, hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến".
Một số tác giả nhận giải Khuyến khích. Ảnh: Đàm Duy
Với dự án được đầu tư nhiều tiền nhất là "Xử lý trứng với công nghệ mới" với số tiền lên tơi 110 tỷ đồng, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân) đã đoạt giải Ba trong cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0". Bà Huân chia sẻ: "Qua cuộc thi này tôi mong rằng nông dân cả nước hãy cùng nhau mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bà con không nên lầm tưởng là áp dụng công nghệ cao, làm nông dân 4.0 là quá tốn kém, đòi hỏi trình độ quá cao siêu, mà mọi người nên bắt đầu từ cái nhỏ rồi làm đến cái lớn, công nghệ nào chưa biết thì chúng ta tiếp tục học tập, nghiên cứu để đưa vào sản xuất rồi sẽ thành công".
Bà Ba Huân cũng mong muốn cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" sẽ tiếp tục được tổ chức để nông dân có một sân chơi mới mẻ và được giao lưu với nhau học hỏi các kinh nghiệm sản xuất.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý: Đóng góp thiết thực cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
Phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng mà Việt Nam không để đứng ngoài làn sóng này. Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày 14.10.2017, T.Ư Hội NDVN đã tổ chức diễn đàn nông dân quốc gia với chủ đề "Hãy sẵn sàng cho cách mạng nông nghiệp 4.0" nhằm tăng cường sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân, nhất là những nhà doanh nghiệp, nông dân giỏi đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.
Để tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa, sau diễn đàn, Báo NTNN/Dân Việt đã tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ T.Ư Hội tổ chức Cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" để tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân cả nước tham gia thông qua hệ thống Hội ND các cấp từ T.Ư đến cơ sở. Số lượng 968 hồ sơ dự thi cho thấy sự quan tâm, hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là nông dân..., đã tạo ra hiệu ứng tích cực của cuộc thi. Đây là thành công bước đầu mà Báo NTNN/Dân Việt đã có những đóng góp thiết thực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Thay mặt Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN, tôi ghi nhận và biểu dương Báo NTNN/Dân Việt đã có sáng kiến, đề xuất, đồng thời tích cực chuẩn bị và phối hợp tổ chức thành công cuộc thi. Tôi xin chúc mừng những tổ chức, cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng Cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" tại buổi lễ hôm nay.
Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học đã phối hợp và hỗ trợ Báo NTNN/Dân Việt tổ chức thành công Cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0". Mong rằng các tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Báo NTNN/Dân Việt những năm tiếp theo tổ chức cuộc thi đạt kết quả tốt hơn.
T.Ư Hội NDVN yêu cầu Báo NTNN/Dân Việt đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả cuộc thi để những năm tới số lượng nông dân tham dự cuộc thi nhiều hơn, chất lượng cao, cơ cấu giải thưởng cũng cần phải phong phú, đa dạng hơn năm nay để cổ vũ, khích lệ các tổ chức, cá nhân tham gia cuộc thi, từ đó ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đức Thịnh (lược ghi)
Theo Danviet
10 triệu đồng vốn vay và kỳ tích vượt khó của chị Mai Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội ND huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã đem nguồn vốn thiết thực giúp nhiều hội viên, nông dân trong huyện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đồng vốn nhỏ, sức động viên lớn Gia đình chị Trương Thị Mai, thôn Võ Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh có hoàn...