5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: 3 trục sản phẩm mang về 40 tỷ USD
Một trong những thành quả ấn tượng nhất sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đã hình thành rõ nét 3 trục sản phẩm: Nhóm ngành hàng cấp quốc gia; nhóm sản phẩm địa phương và nhóm sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
Biến bất lợi thành lợi thế
Theo đánh giá của chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo trục sản phẩm đã mang lại những kết quả vô cùng khả quan. Việc tập trung vào 4 trụ cột chính cộng với chính sách xoay trục linh hoạt đã mang lại những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương, nhất là trong 3 năm trở lại đây.
Trong nội bộ từng ngành, lĩnh vực, những sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng. Sau 5 năm, giá trị tăng thêm của lĩnh vực trồng trọt tăng 7,8%, thu nhập trên 1ha tăng 4,8%; cây ăn quả đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt từ mức 12% năm 2012 lên gần 32% năm 2017; các cây công nghiệp có giá trị cao đóng góp 43% cho tăng trưởng trồng trọt, tăng gần 16%.
Chất lượng đàn vật nuôi đã tăng rõ rệt, sản lượng thịt hơi các loại tăng 30%. Giá trị tăng thêm từ sản xuất chăn nuôi tăng 3,85%/năm, giá trị sản xuất tăng 4,0%/năm. Lĩnh vực thủy sản đã khẳng định được lợi thế; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong giá trị sản xuất toàn ngành đã tăng từ 22,5% lên 25%, giá trị gia tăng đã tăng từ 18,8% lên 20,5%; tổng sản lượng thủy sản tăng 21,6%.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2018 có thể đạt 40 tỷ USD. Ảnh: Thanh Cường
Đánh giá về quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, có một số điểm đáng ghi nhận, nhiều địa phương như Đồng Tháp, Sơn La… đã biết biến bất lợi thành lợi thế.
Ví dụ như Sơn La, quá trình chuyển trục sản xuất rất rõ, họ biết tận dụng đất dốc để chuyển từ trồng ngô sang các loại cây ăn quả đặc sản (nhãn, cây có múi, chanh leo, xoài). Đáng nói là, cả trục chính trị cũng chuyển động theo, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Sơn La đi tập huấn về triển khai cho địa phương, mời gọi doanh nghiệp, vận động sự hỗ trợ của Bộ NNPTNT trong việc tháo gỡ các vướng mắc.
Video đang HOT
Tây Ninh cũng là một địa phương không có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp do bất lợi về thời tiết nhưng đội ngũ lãnh đạo địa phương rất nhiệt tình, mời doanh nghiệp về khảo sát từng vùng sản xuất, sau đó cùng quá trình sản xuất căn cơ là xây dựng nhà máy chế biến.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chuyển động rõ nét nhất trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề chế biến sau thu hoạch đã được quan tâm. Theo đó, chỉ trong năm 2018 đã có 10 nhà máy chế biến nông sản đã và sẽ được xây dựng ở nhiều vùng sinh thái. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tháng 12 tới sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô 1,4 triệu con heo của Masan. Rồi đây thịt lợn của Việt Nam không chỉ xuất đi Myanmar mà còn nhiều thị trường khác, riêng thịt gà, từ quý III.2018, sản lượng thịt gà xuất sang Nhật Bản tăng lên 600 tấn/tháng.
Tiếp tục ưu tiên 3 trục sản phẩm
Tuy đã đạt được những kết quả tích cực nhưng theo ý kiến nhiều chuyên gia, quá trình cơ cấu lại ban đầu diễn ra
chậm, chưa thích ứng kịp sự biến đổi về khí hậu và thị trường. Nhiều địa phương chưa xác định cơ cấu và sản phẩm lợi thế phù hợp; có tình trạng sản xuất vượt quy hoạch và theo phong trào.
Theo chuyên gia Hoàng Trọng Thủy, năng lực sản xuất của nông nghiệp nước ta đã rất lớn mạnh trong khi thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường; công tác dự báo cung, cầu yếu nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân. Khoa học công nghệ chưa phát huy hết vai trò; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn nhiều hạn chế. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Mục tiêu từ nay đến năm 2020, Bộ NNPTNT sẽ tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 trục sản phẩm: Với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược và xây dựng vùng sản xuất tập trung.
Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương. Với nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, sẽ được xây dựng và phát triển cùng với xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.
Theo Danviet
Chính phủ còn "nợ" báo cáo về xử lý người đứng đầu để xảy ra nợ đọng
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, hiện có 3 địa phương đang còn nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới cao, lên tới 150 tỷ đồng. Trong khi đó, Chính phủ hiện chưa có báo cáo về việc xử lý các vụ việc người đứng đầu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng cơ bản sai quy định, có hành vi tham nhũng trong quá trình thực hiện.
Sáng nay, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.
Cũng trong ngày hôm nay (30/10), Quốc hội bắt đầu 3 ngày hoạt động chất vấn với việc tất cả các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời câu hỏi đại biểu quan tâm.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Lê Hiếu
Trong đó, về việc thực hiện Nghị quyết số 32/2016 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu nông nghiệp: Chính phủ đã ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, hoàn thành 17/23 nhiệm vụ theo kế hoạch; đã hoàn thành và ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã NTM và tiêu chí về xây dựng huyện NTM.
Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020; ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản ở 3 cấp độ.
Số xã và huyện đạt chuẩn NTM đang vượt chỉ tiêu đề ra; chuỗi sản xuất nông sản an toàn được hình thành ngày càng nhiều.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM đến nay có kết quả đáng khích lệ, 44 tỉnh đã cơ bản xử lý dứt điểm nợ đọng (thời điểm ban hành Nghị quyết 32, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng NTM lên tới 16.000 tỷ đồng - PV).
Tuy nhiên, ông Phúc cho biết còn 3 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chưa hoàn thành đúng tiến độ, 16 tỉnh còn nợ đọng cơ bản cao. Đặc biệt còn 3 tỉnh, thành phố có số nợ đọng cao, trên 150 tỷ đồng.
Chính phủ chưa có báo cáo về việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý dứt điểm các vụ việc người đứng đầu để xảy ra tình trạng huy động nguồn lực quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định, có hành vi tham nhũng trục lợi trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2017 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP), giai đoạn 2916-2020, ông Phúc cho biết các hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đến nay đã được ban hành tương đối đầy đủ, cơ bản bao quát hết các đối tượng, các công đoạn trong chuỗi thực phẩm.
Công tác thanh tra, kiểm tra được đổi mới, triển khai đồng bộ, quyết liệt; việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn. Vấn đề tồn dư hoá chất, dư lượng thuốc BVTV, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng đã có lộ trình, giải pháp thực hiện dứt điểm.
Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm được triển khai quyết liệt, kịp thời. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được đổi mới; thực trạng đảm bảo an toàn nông sản từng bước được thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ, giải pháp chưa được thực hiện nghiêm túc, một số nội dung chưa được làm rõ, việc cập nhật Luật An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương còn chậm; một số quy chuẩn còn đang được xây dựng nên gây khó khăn trong việc thực hiện; việc kiểm soát tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc còn nhiều hạn chế.
Tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới còn phức tạp; việc giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số vụ tử vong do ngộ độc rượu, độc tố còn xảy ra.
Còn về việc quản lý phân bón, ông Phúc cho biết nhiều công việc hiện vẫn đang được Bộ Công Thương tích cực chuyển giao cho Bộ NN&PTNT quản lý để đưa về một đầu mối.
Theo Danviet
5 năm tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội: Nhiều mô hình thu nhập tiền tỷ Sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu (2013 - 2017), ngành nông nghiệp của Hà Nội liên tục đạt mức tăng trưởng khá; giá trị gia tăng bình quân 2,23% cho cả giai đoạn. TP.Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, thu nhập bình quân dân cư nông thôn đạt 49 triệu đồng/người/năm. Vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã...