5 năm giả gái của chiến sĩ tình báo
Chàng trai 20 tuổi phải tiêm hocmon nữ, tập ăn mặc và cư xử như một cô gái để trà trộn vào nhóm thám báo. Vẻ đẹp mặn mà, duyên dáng của “chị” từng khiến nhiều sĩ quan chế độ cũ mê mệt.
Dáng cao lớn, gương mặt phúc hậu, giọng rặt Nam Bộ, ông Huỳnh Văn Thắng (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) chẫm rãi kể về khoảng thời gian từng sống bằng thân “nữ thám báo” suốt 5 năm để hoạt động cách mạng. “Hồi đó nhận nhiệm vụ tui hoang mang lắm. Là đàn ông mà phải sống, cư xử như một cô gái suốt một thời gian dài thì tui không nghĩ ra nổi”, ông Thắng bật cười khi nhắc lại quá khứ của mình.
Ông Huỳnh Văn Thắng, chiến sĩ tình báo giả gái lập nhiều chiến công tại Bến Tre. Ảnh: Duy Trần
Quê ở Định Thủy (huyện Mỏ Cày, Bến Tre), ông Thắng là con út trong gia đình có truyền thống cách mạng. Sau Đồng Khởi năm 1960, phong trào kháng chiến ở Bến Tre lên cao. Để tái kiểm soát, chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ thành lập tổ chức Thiên nga – Phượng hoàng toàn mật vụ, thám báo. Thành viên của tổ chức này được cài vào các tổ chức kháng chiến, sau đó chỉ điểm khiến hàng loạt cơ sở cách mạng trong lòng địch bị lộ, nhiều chỉ huy cấp cao bị bắt. “Người anh thứ ba của tui cũng hy sinh ở thời điểm này”, giọng ông Thắng bùi ngùi.
Nhiệm vụ tìm một cô gái kiên định, vững lập trường và đặc biệt dũng cảm để cài cắm vào lực lượng địch được giao cho ông Đặng Tấn Phong, nguyên thiếu tá Công an tỉnh Bến Tre. Kế sách “gậy ông đập lưng ông” để đối phó tổ chức Thiên nga tưởng dễ thực hiện nhưng mất một năm vẫn chưa có người ưng ý cho đến khi ông Phong gặp Năm Thắng.
Giọng nói nhỏ nhẹ, dáng người dong dỏng yểu điệu của Thắng khiến ông Phong nảy ra ý nghĩ táo bạo. “Nó lúc bấy giờ giống con gái lắm, ngay cả trái khế đặc trưng của đàn ông nó còn chẳng có”, vị thiếu tá về hưu chia sẻ.
Nhiệm vụ khó khăn nhưng nghĩ đến cái chết của người anh cùng sự tin tưởng của cấp trên, ông Thắng nhận lời. Mọi khâu chuẩn bị đều bí mật, mẹ Năm Thắng là người duy nhất biết và tìm cách giúp cậu út trở thành thiếu nữ. “Lúc đó má cho tui tắm gội với lá hương nhu, lá sả, bồ kết để mượt tóc rồi dạy nết đi đứng, ăn ở của con gái. Bà độn bông gòn vào áo ngực để tui mặc chứ sơ hở, tụi thám báo biết là chết liền”, ông Thắng kể.
Do thời gian thực hiện nhiệm vụ cấp bách, Năm Thắng quyết định nhờ bác sĩ tiêm hocmon nữ vào người. “Ông bác sĩ lúc tiêm có nói nguy cơ trở lại làm đàn ông sau này rất khó, song tui nói ổng ‘vì nhà nghèo muốn chuyên tâm buôn bán để làm giàu’ chứ không màng chuyện vợ con”, ông Thắng nói về cách che đậy ý đồ của tổ chức.
Sau nửa năm ở lỳ trong nhà tập luyện, trải qua nhiều tình huống thử thách độ “nữ tính”, Năm Thắng chính thức bước ra ngoài với hình dáng mới và cái tên rất con gái, Huỳnh Thị Thanh (Năm Thanh). Tổ chức đặt cho “chị” mật danh F5, đi làm căn cước để bước vào trận tuyến.
Trong vai thiếu nữ ở quê lên bán bánh dừa, Năm Thanh với vóc dáng cân đối, khuôn mặt ưa nhìn và giọng nói nhỏ nhẹ nhanh chóng tiếp cận được Mười Râu và Sáu Dung, trưởng nhóm thám báo Thiên Nga – Phượng Hoàng. Để họ tin tưởng, Thanh phối hợp với nhóm của Đặng Tấn Phong thực hiện nhiều lần chỉ điểm giả và tỏ ra dốc sức với công việc của tổ chức này. “Tui báo với Sáu Dung địa điểm tập trung của anh em du kích ở đâu thì tối đó ông Phong cho người tới đó bắn vài loạt đạn quấy phá rồi rút. Làm riết vậy nên tụi Thiên Nga tin tưởng”, ông Năm nói về những ngày đầu làm tình báo.
Để qua mặt mà không lộ thân phận đàn ông, Thanh cẩn trọng trong từng nếp sinh hoạt. Sau khi ổn định và có chỗ đứng trong nhóm thám báo Thiên Nga, F5 bắt đầu lập những chiến công đầu tiên…
Lúc này ở đội Thiên Nga nam có 2 thám báo Phạm Văn Hương và Nguyễn Văn Tư từng chỉ điểm bắt giữ và sát hại 4 cán bộ của Việt cộng chỉ trong thời gian ngắn. Tổ chức muốn 2 tên này đền tội nên Năm Thanh ve vãn Sáu Dung, xin qua nhóm đó hoạt động và được đồng ý. Khi có được ảnh và nắm được các hoạt động của Hương và Tư, F5 chuyển về cho cơ sở tổ chức phục kích và tiêu diệt.
Bằng cách này, trong 5 năm làm trong đội thám báo Thiên Nga, Năm Thanh lập được nhiều chiến công xuất sắc giúp phát triển phong trào cách mạng ở Mỏ Cày – Bến Tre.
Ảnh chân dung trên căn cước dưới cái tên Năm Thanh của ông Thắng. Ảnh:N.V.C.C
Video đang HOT
Được nhiều người nhận xét có sắc đẹp mặn mà hiếm gặp, Năm Thanh nhiều lần bị Mười Râu ve vãn. Tên nhóm trưởng thường xuyên mời đi xem phim, cà phê với lý do “lệnh cấp trên” nên Thanh khó lòng thoái thác. “Cô” tìm cách kết thân với vợ tên này, đi đâu cũng rủ bà ta đi chung nên Mười Râu không dám dở trò.
Cẩn thận đến thế nhưng cũng có lần ông Năm Thắng suýt lộ thân phận khi ngủ lại cơ quan thám báo vào buổi trưa và bị Mười Râu mò vào định sàm sỡ. “May mắn sao tui kịp tỉnh giấc, vùng dậy dọa sẽ nói với bà vợ thì hắn mới bỏ đi. Chỉ một tích tắc nữa thôi tui bị phát hiện giả gái. Không chỉ tui mất mạng mà má tui ở nhà cũng nguy mất”, ông Thắng hớp ngụm trà, kể.
Thoát Mười Râu thì Năm Thanh lại gặp Lộc, con trai đại tá Tỉnh trưởng Bến Tre lúc bấy giờ. Sau vài lần gặp F5 ở trại thám báo Thiên Nga, anh này đâm ra mê mẩn. Bị tấn công tình cảm với vị thế con “quan”, Thanh rất lo lắng bởi không dễ thoát như với Mười Râu. Càng bị Thanh từ chối, Lộc càng tự ái ngùn ngụt và đòi cha phải cưới “chị” cho bằng được.
Chiều con, Tỉnh trưởng Bến Tre lệnh cho Mười Râu, Sáu Dung phải sắp xếp cuộc gặp với Năm Thanh nếu không sẽ bãi chức. F5 không có đường lùi nên xin chỉ thị của cấp, rút vào cứ hoạt động. May mắn, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ ra, cha con tỉnh trưởng cắm mặt lo chiến đấu nên Thanh lánh về quê ẩn mình.
Ông Thắng và trang trại vàng cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm ở hiện tại. Ảnh: Duy Trần
“Sau ngày giải phóng tui đến bệnh viện tiêm lại hocmon nam. Ông bác sĩ bảo nếu chậm một năm nữa coi như tui thành đàn bà luôn đó nghen”, ông Thắng cười hiền.
Trở lại làm người buôn dừa, ông Huỳnh Văn Thắng sau đó cưới vợ, có 5 con. Cuộc sống vất vả không đủ ăn nên năm 1990 ông đưa gia đình lên vùng kinh tế mới Trảng Bom, Đồng Nai. Nhờ chăm chỉ làm ăn, hiện ông Năm Thắng có trang trại rộng 30 hecta vừa nuôi heo, nuôi cá. Trang trại của ông năm 2010 được tuyên dương là trang trại Vàng của tỉnh Đồng Nai.
Phó chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Nguyễn Văn Tuấn cho biết, cựu binh Huỳnh Văn Thắng tham gia nhiều công tác từ thiện như xây cầu, làm đường, giúp đỡ người nghèo mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Lý lịch của ông Thắng cũng ghi lại quãng thời gian hoạt động cách mạng bí mật tại tỉnh Bến Tre. “Anh Thắng là huyền thoại trong thời chiến và cũng xứng đáng là người lính thời bình. Bằng nỗ lực của mình, anh ấy đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của địa phương”, vị phó chủ tịch này nói.
Duy Trần
Theo VNE
Quê nhà đẫm nước mắt đón các chiến sĩ trẻ trở về
Lễ tang Trung sĩ Trương Văn Tú, quê xã Diễn Trường (Diễn Châu, Nghệ An) diễn ra lúc 13h ngày 18/12. Hàng trăm người dân, đơn vị nơi anh công tác đã đến thắp nén nhang tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.
Chiến sĩ trẻ trở về trong chiếc linh cữu
Đồng đội anh cùng người dân tham dự lễ đưa tang anh Tú về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà vào chiều 18/12.
Anh ra đi khi còn dang dở tương lai, để lại bố mẹ già và một anh trai duy nhất. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Tú đăng ký đi nghĩa vụ quân sự. Anh được cử đi học y tá quân y rồi được phân về Đoàn 885, Lữ đoàn công binh E83 (Quân chủng Hải quân) làm nhiệm vụ.
Tháng 8 vừa qua, anh Tú được nghỉ phép trở về quê thăm bố mẹ. Ngày trở về, anh hứa sẽ cố gắng vào hàng quân ngũ làm việc thật chăm chỉ để không phụ lòng gia đình, hoàn thành nghĩa vụ khi trở về sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Thế nhưng, những ước nguyện ấy chưa kịp thực hiện anh đã ra đi. Hôm đó, ngày 16/12, Tú cùng anh em trong tổ công tác trên đường trở về lán trại sau khi làm nhiệm vụ. Chiếc xe chở các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 83, Vùng 3, Hải Quân bất ngờ bị mất lái rồi lao xuống vực sâu ở Đắk Pre, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Người thân khóc thương chiến sĩ trẻ từ giã cõi trần.
Vụ tai nạn đã làm anh Tú cùng 4 đồng đội hy sinh. Ngày đưa thi thể chiến sĩ trẻ về quê nhà, người thân, làng xóm ai cũng xót xa.
Từ ngày nhận tin dữ, ông Trường Văn Chiến (48 tuổi, bố anh Tú) như người mất hồn, chẳng ăn uống, ông gục khóc từ đêm tới sáng rồi nhiều lần ngất đi. Thi thoảng ông cố giơ lấy gấu áo đã sờn màu đất để lau lên đôi mắt ứa nước mắt. "Sao thằng Tú nhà tôi nó ra đi vội vàng thế. Nó đang ít tuổi mà,. Con sao con đi mà không nói gì với bố mẹ".
Gần 2 năm tham gia nghĩa vụ quân sự và được về công tác tạu Vùng 3 Hải quân huấn luyện cũng là 2 lần Tú được ra công tác ở Trường Sa.
Xe đưa tang tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Còn bà con hàng xóm cho chia sẻ: "Ở cái xóm nghèo khó này, Tú là thằng ngoan ngoãn, học giỏi ai cũng thương. Lần nó về nghỉ phép, dân làng đến thăm cháu trông nó khoẻ bà con chúng tôi ai cũng mừng từ nay nó sẽ vững tay súng để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nay cháu nó đã không còn nữa rồi", một người hàng xóm chia sẻ với PV.
Cũng trưa ngày hôm nay, linh cữu đưa Hạ sĩ Phạm Viết Sỹ (SN 1995) - một trong năm chiến sĩ hy sinh trong vụ xe chở quân nhân lao xuống vực - về tới quê nhà ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Bàng hoàng thương tiếc!
Ông Phạm Viết Hồ và bà Đoàn Thị Lộc ( bố mẹ chiến sĩ Sỹ) ngất lịm đi từ ngày nhận tin dữ của con. Cứ sau một hồi ngất lịm, bà Lộc thột người dậy lại ôm lấy chiếc quan tài khóc thét, bà giường như vẫn không dám tin vào sự thật này.
"Con ơi, mới 19 mà, sao con đã vội bỏ bố bỏ mẹ, bỏ anh mà đi hỡi con. Từ giờ mẹ không được nhìn thấy con nữa rồi", những tiếng khóc ai oán của bà Lộc khiến ai cũng đau lòng.
Chiến sĩ Phạm Viết Sỹ hy sinh khi tuổi đời vừa tròn 19
Hạ sĩ Phạm Viết Sỹ là con thứ 2 trong gia đình có 2 anh em. Sỹ luôn là một đứa con ngoan hiền, hiếu thảo. Biết rõ hoàn cảnh gia đình khó khăn ngoài thời gian đi học Sỹ luôn biết cách để giúp đỡ gia đình.
Sau khi học xong cấp 3, tháng 2/2014, Sỹ lên đường nhập ngũ, được phân công vào Lữ đoàn công binh E83 Bộ tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân.
Nỗi đau đớn tột cùng của người anh trai...
Và những người thân
"Mới đây nó có gọi điện về bảo trước tết sẽ xin nghĩ phép một thời gian để về thăm nhà. Đến ngày 16/12 thì tôi nhận được tin thằng Sỹ đã hy sinh", bà Lộc nghẹn ngào không thành lời.
Tạm nén nỗi đau, anh Phạm Viết Dũng (anh trai Sỹ) nói trong nghẹn ngào: "Sỹ nó thích nấu ăn lắm. Nó bảo sau khi xuất ngũ sẽ theo học nấu ăn, rồi mở một nhà hàng nhỏ. Giờ thì nó sẽ không bao giờ thực hiện được nữa rồi".
Đến 14h30 cùng ngày, Linh cữu của Hạ sĩ Phạm Viết Sỹ đã được an táng tại nghĩa trang xã Yên Hồ.
Một đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân cho biết đang khẩn trương làm các thủ tục để các chiến sĩ đã hy sinh cũng như thân nhân các chiến sĩ sớm được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.
Trước đó như báo chí đã đưa tin vàokhoảng 17h ngày 16/12, tại thôn 56B xã Đăk Pre (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), xe tải quân sự mang biển kiểm soát QH - 5967 do Phan Huy Sơn (SN 1983) điều khiển chở cán bộ, công nhân (của tiểu đoàn 885, Lữ đoàn E83 Hải Quân, thuộc Vùng 3 Hải quân - Bộ Quốc phòng) làm đường tuần tra biên giới trở về lán trại thì mất lái, rơi xuống vực sâu hơn 10m.
Hậu quả vụ tai nạn làm 3 người tử vong tại chỗ, 2 người tử vong trên đường đi cấp cứu. Ngoài ra, 4 người khác bị thương nặng. Danh tính 5 chiến sĩ xấu số gồm: Phạm Viết Sỹ (SN 1995); Trương Văn Tú (SN 1994); Lưu Văn Toàn (SN 1988); Lưu Văn Cường (SN 1992); Nguyễn Thế Vinh (SN1995).
Nguyễn Duy - Xuân Sinh - Tiến Hiệp
Giấc mơ dang dở của 5 chiến sĩ chung ngày giỗ Hy sinh trong vụ tai nạn giao thông khi đi xây dựng tuyến đường biên giới, ước mơ sẽ trở thành sinh viên đại học của những chiến sĩ tuổi đôi mươi đành dang dở. 13h chiều 17/12, 5 linh cữu chiến sĩ Lữ đoàn 83 Hải quân tử nạn trong vụ tai nạn một ngày trước đó trên đường tuần tra biên...