5 năm đổi 3 căn bếp để thỏa mãn đam mê nấu nướng
Dành ít nhất 10 tiếng trong bếp mỗi ngày, Thùy Dương chăm chút cho phòng bếp hơn cả phòng ngủ.
Zing chia sẻ kinh nghiệm 3 lần thiết kế phòng bếp của Nguyễn Thùy Dương ( Meo Thùy Dương, TP. HCM). Cô hiện là một food stylist (nhà tạo mẫu thực phẩm) và art director ( giám đốc nghệ thuật).
Với những người mê nấu ăn như tôi, căn bếp còn quan trọng hơn cả phòng ngủ. Một ngày, tôi dành ít nhất 10 tiếng trong bếp nên cố gắng tạo ra không gian thật sáng sủa, sạch sẽ và nhiều cảm hứng.
Căn bếp đầu tiên (2017)
Tôi thiết kế căn bếp đầu tiên của mình vào năm 2017, ở một căn nhà thuê. Khi ấy chưa có nhiều kinh phí, tôi làm theo tiêu chí tiết kiệm và gọn gàng.
Tôi mong muốn có một kệ bếp đủ rộng để nhào bột mì, do vậy quyết định sử dụng bếp từ dương. Khi nào làm bánh, tôi sẽ cất bếp đi, rất thuận tiện. Tủ bên dưới là lò nướng, lò vi sóng, nhưng sau đó được tôi đổi thành nơi cất khuôn làm bánh. Chậu và vòi rửa là loại chậu đơn nhưng lòng rộng nên khi rửa vẫn khá thoải mái.
Ý tưởng và nguyên vật liệu cho căn bếp này được tôi tìm hiểu trên mạng. Tôi chọn mặt bàn bếp làm từ đá trắng vân mây dày 18 mm nguyên miếng và không bo viền. Trước đó, tôi phải tính kích thước chiều dài bàn bếp thật chính xác bởi nó liên quan đến gạch ốp tường, tránh trường hợp đo không chính xác sẽ phải cắt gạch bếp.
Căn bếp đầu tiên của Thùy Dương được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm, gọn gàng.
Ngoài ra, tôi chọn loại gỗ Laminate cho tủ bếp. Vật liệu này có ưu điểm chịu lực, chống nước và nhiệt khá tốt, bề mặt vân gỗ lại rất đẹp.
Sau khi đã chốt xong thiết kế và vật liệu, tôi tiến hành ký hợp đồng với bên thi công. Tôi cũng là người trực tiếp giám sát để đảm bảo từng chi tiết đều đúng với bản vẽ. Thứ tự lắp căn bếp này như sau:
Lắp tủ bếp trước.
Tiếp theo, đội thợ cắt và lắp bàn đá.
Lắp chậu rửa và vòi nước, bếp từ, hút mùi.
Lắp giá inox và các chi tiết trang trí: giá, kệ, ngăn kéo…
Bắt keo và hoàn thiện phần bếp.
Ốp gạch trên tường bếp.
Kiểm tra đường nước, ổ điện.
Thùy Dương chủ yếu sử dụng tông màu trắng và gỗ.
Căn bếp thứ 2 (2020)
Sau 3 năm, tôi đi tìm thuê một căn nhà khác vì cần một không gian lớn, có nhiều ánh sáng hơn, đồng thời chủ nhà phải cho phép sửa chữa. Thuê được nhà ưng ý, tôi lại vất vả với “sự nghiệp” sửa bếp.
Căn bếp thứ 2 được tôi lên ý tưởng với tông màu trắng sáng của phong cách Bắc Âu (Scandinavian), đồng thời mô phỏng theo các nhà bếp Contemporary Shaker (tối giản đương đại).
Tôi “lãng phí” 2 tháng tiền nhà để hoàn thiện căn bếp này, tức là thuê nhà nhưng dành trọn 2 tháng đầu tiên chỉ để làm bếp, không ở. Dù đã có kinh nghiệm từ lần thi công trước, tôi vẫn mất khá nhiều thời gian, công sức để mọi thứ phù hợp với nhu cầu và thói quen nấu nướng. Riêng tủ bếp, tôi tháo ra, sửa đi sửa lại đến 3 lần.
Video đang HOT
Căn bếp thứ 2 được đầu tư tiện nghi hơn với vật liệu, thiết bị cao cấp.
Tôi hạn chế các đồ dùng bằng nhựa vì nó không bền và hại môi trường. Còn về bàn bếp, tôi tránh những mặt đá có vân vằn vện, phức tạp bởi sẽ làm mất tập trung khi nấu nướng.
Các đồ dùng nấu nướng được tôi mua từ nhiều nơi, như IKEA, Muji… Một số phụ kiện như thanh đồng treo, móc treo, giá phơi khăn… không có sẵn ở Việt Nam, tôi phải đặt hàng làm riêng và chờ đợi ít nhất 2 tuần.
Một chi tiết khác tôi khá tâm đắc là chiếc vòi nước trong bếp. Thông thường, vòi lọc nước sẽ nằm trên bồn rửa bát và cạnh vòi rửa. Tôi thấy khá bất tiện nếu muốn lấy nước uống trong khi có người đang rửa bát bên cạnh. Ngoài ra, nếu sơ ý, nước và xà phòng có thể bắn thẳng vào cốc nước đang đợi rót.
Sau khi cân nhắc, tôi quyết định lắp vòi nước ở trên mặt đá. Như vậy, cốc nước có thể đặt trên mặt bàn và tránh xa nguồn nước dùng để rửa bát, sơ chế đồ ăn. Mặc dù ý tưởng này khá mới mẻ, nhưng sau thời gian trải nghiệm, tôi thấy mình đã có quyết định sáng suốt.
Cô gái trung thành với tông màu trắng chủ đạo và phụ kiện màu gỗ, trung tính hoặc pastel.
Căn bếp thứ 3 (2022)
Lần chuyển nhà gần đây, tôi vẫn thiết kế bếp ở vị trí trung tâm, chiếm diện tích lớn nhất trong căn nhà và là nơi tràn ngập ánh sáng.
Khi chuyển tới nhà mới, tôi tận dụng hệ tủ cũ của căn bếp 2 năm trước và sơn lại màu xanh để phù hợp với không gian nhà mới.
Căn bếp thứ 3 tràn ngập ánh sáng với tầm nhìn hướng ra vườn.
Chính giữa phòng bếp là đảo bếp có thể xoay 360 độ. Tùy vào mục đích sử dụng, tôi sẽ thay đổi vị trí cho hợp, ví dụ như xoay hướng vườn để ngắm cây cối, xoay ngang để cùng bạn bè trò chuyện…
Thay vì hướng vào tường, tôi thiết kế bếp hướng ra vườn để vừa lấy ánh sáng tự nhiên, vừa ngắm cảnh thư giãn khi nấu nướng. Bếp cũng liên thông với bàn ăn để tiện trò chuyện với bạn bè. Bàn ăn này do tôi tự thiết kế, được làm từ gỗ sồi Mỹ tự nhiên.
Ở lần thiết kế bếp thứ 3, Thùy Dương phá cách với tông màu xanh navy.
Một số kinh nghiệm thiết kế bếp
Nên đầu tư cho phụ kiện
Nếu bếp của bạn có nhiều món đồ mang phong cách giống nhau, hãy đầu tư vào phụ kiện điểm nhấn để tạo nên sự khác biệt. Bạn có thể sử dụng những tay nắm, khóa chốt đa dạng để giúp căn bếp tươi mới hơn.
Ngoài ra, màu sắc của đồ bếp cũng đóng vai trò quan trọng. Thông thường, đồ bếp có màu inox, ghi, trắng hoặc đen. Bạn hãy dựa vào màu sơn tường và màu sơn tủ bếp để chọn màu thiết bị phù hợp.
Nếu bạn chọn nhiều thương hiệu đồ bếp khác nhau, khả năng màu inox cũng sẽ khác biệt. Vì vậy, hãy cố gắng lựa chọn những mẫu có độ sáng tương đồng. Khi chọn đồ có màu trắng và đen, nên cân nhắc độ tương phản của 2 màu này.
Màu tối cho không giúp bếp sạch hơn
Thực tế, bếp càng nghiêng về các màu sáng thì càng dễ dàng phát hiện vết bẩn. Tuy nhiên, màu tối cũng không giúp bạn “che giấu” bụi bẩn của căn bếp. Dù chọn màu nào, chỉ có lau dọn thường xuyên mới khiến bếp sạch sẽ, thơm tho.
Căn bếp mang phong cách Bắc Âu kết hợp hiện đại, được đầu tư đảo bếp có thể xoay vị trí.
Các đồ trang trí khác
Bạn hãy tránh những kiểu rèm bếp có họa tiết rối rắm, chất liệu bóng như kim loại. Chiều dài của rèm cũng là điểm giúp không gian thêm tinh tế. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy rèm đẹp nhất là gần chấm đất. Như vậy, khi lau dọn rèm sẽ không chạm vào nước trên mặt sàn, nhìn trực diện cũng không thừa thãi. Ngoài ra, đừng cắt rèm quá cao, nếu lửng hơn 10 cm so với mặt đất trông sẽ khá kì cục.
Nếu bạn muốn treo tranh, ảnh trang trí nhưng không quá am hiểu, hãy chọn loại phù hợp với màu sơn tường hoặc có màu nhã nhặn để không gây sự chú ý. Tranh đen trắng cũng là một gợi ý đáng cân nhắc.
Căn hộ ấn tượng khi được trang trí bằng đủ loại gia vị và hàng ngàn cuốn sách của người phụ nữ đam mê nấu nướng
Có thể mọi người sẽ rất tò mò muốn được chiêm ngưỡng căn hộ đẹp tinh tế đến từng mét vuông của người phụ nữ dành trọn 20 năm cho việc nấu nướng khi sống cùng người chồng yêu thương của mình.
Thật bất ngờ khi biết rằng, mỗi bữa ăn của chị Ye Yili đều không giống nhau. Kể từ khi tốt nghiệp đại học, chị đã cùng người chồng hiện tại của mình "thiết lập" một cuộc sống hạnh phúc.
Chị quyết định theo đuổi những gì mà mình đam mê, đó chính là ẩm thực và viết văn. Chị đã dành cả khoảng thời gian thanh xuân của mình để nghiên cứu và khám phá nguồn ẩm thực trên thế giới gồm cả đồ ăn và đồ uống.
Đó cũng chính là lý do căn hộ của chị không chỉ có hàng nghìn cuốn sách bày trên các kệ khác nhau mà còn có đủ các loại rượu, nước ngâm hoa quả và hàng trăm loại gia vị.
Trong 20 năm tận hưởng cuộc sống bình yên cùng chồng, chị đã viết nên 17 cuốn sách về ẩm thực và cuộc sống.
Hàng ngày, ngoài thời gian nghiên cứu về ẩm thực, chị thường cùng chồng dạo bộ, đi chơi những nơi mà cả hai vợ chồng đều muốn đến. Bên cạnh đó, chị cũng thường viết văn.
Căn hộ của hai vợ chồng không rộng lắm. Tuy nhiên, chị dành phần lớn diện tích để bố trí bếp, nơi đựng gia vị và khu vực đặt các kệ sách.
Chị Ye thường nấu ăn bằng các nguyên liệu tươi nguyên theo mùa. Tuy nhiên, mỗi bữa ăn đều có những món không lặp lại nhờ các loại gia vị có hương vị khác nhau được sưu tầm từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước phương Tây.
Trước khi ăn, chị Ye có thói quen chụp những món mình đã hoàn thành. Khoảng 10 năm trước, khi mạng xã hội chưa phát triển, chị có thói quen đưa ảnh và công thức các món ăn lên web. Từ đó, những hình ảnh và bài viết ấy được điều chỉnh và thu thập lại để xuất bản thành sách.
Ngoài các món ăn, chị Ye còn vô cùng am hiểu về các loại trà và rượu. Mỗi món ăn đều được dùng với loại rượu khác nhau. Sau mỗi bữa tối hoặc bữa sáng, hai vợ chồng lại cùng thảo luận nên sử dụng loại trà nào.
Căn hộ 100m2 của vợ chồng chị không có quá nhiều nội thất, chỉ tập trung vào nội thất chính, đồ gia dụng bởi nhà bếp là nơi được sử dụng thường xuyên nhất.
Không gian thứ hai rộng không kém phòng bếp chính là khu vực làm việc. Phòng khách, nơi ăn uống và phòng ngủ tương đối nhỏ.
Đối với vợ chồng chị Ye, không có bất kỳ quy tắc nào trong cách sắp xếp không gian. Căn hộ tuy rộng nhưng được bố trí hợp lý theo thói quen sinh hoạt. Vì thế, họ luôn cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn và bình yên khi sống trong căn hộ này.
Mách bạn 8 bí quyết để giảm tiền chi tiêu mà không hề ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cho cả nhà Nếu bạn cho rằng phải tốn nhiều chi phí mới có những bữa ăn ngon bổ dưỡng thì suy nghĩ ấy khá sai lầm. Chúng ta hoàn toàn có thể chi tiêu tiết kiệm cho thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Bạn hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé! 1. Nấu 1...