5 năm cõng bạn đến trường
Thương người bạn tật nguyền không có đôi chân lành lặn, suốt 5 năm qua, Phong tình nguyện cõng bạn đến trường. Dù đường xa vất vả, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nhưng Phong không bao giờ để người bạn tật nguyền của mình phải nghỉ học dẫu là một hôm.
Từ khi vừa lọt lòng mẹ, cậu bé Lê Xuân Tú, học sinh lớp 11 C5 Trường THPT Nguyễn Đức Mậu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã không may mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh. Lưng em bị gù nặng, cơ thể yếu ớt, đặc biệt đôi chân lại teo tóp không thể đi lại được, vì vậy mọi sinh hoạt thường ngày gặp rất nhiều khó khăn.
“Từ khi sinh ra, em đã bị khiếm khuyết như thế này rồi. Bố mẹ đưa em đi chữa trị ở nhiều bệnh viện các bác sĩ đều nói rằng do bố mẹ trùng gen, nên em bị dị tật khó chữa trị lắm. Ngoài em ra trong gia đình còn có em trai là Lê Xuân Thắng đang học lớp 7 cũng khuyết tật như em. May nhờ có bạn Phong không quản vất vả thì em mới đến lớp đi học được. Em cám ơn bạn ấy nhiều lắm”. Nói đoạn Tú nhìn sang người bạn bên cạnh bao năm cõng mình đến trường mà rưng rưng nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ của Tú) cho biết: “Gia đình chúng tôi luôn xem cháu Phong như là một thành viên trong gia đình. Nếu không có cháu Phong thì chúng tôi cũng không dám để con một mình đến trường.”
Thương người bạn tật nguyền lại ham học, 5 năm qua Nguyễn Văn Phong (bạn học cùng lớp với Tú) đã không quản vất vả hàng ngày cõng bạn đến trường. Dù ngày nắng hay mưa, Phong không để bạn mình phải nghỉ học dù chỉ một hôm, hay chậm giờ mà luôn đi đúng giờ, đẩy đủ các tiết học. Hơn ai hết, Phong biết bạn mình có những khiếm khuyết không thể bù đắp nổi, nếu bỏ lỡ một bài giảng, một tiết học, mỗi lời thầy cô giảng sẽ vô cùng khó khăn cho Tú nếu muốn theo kịp chương trình.
Nói về những ngày đầu tiên cõng người bạn đến trường từ những năm học chung lớp 7 ở Trường PTTH Quỳnh Thuận, Phong chia sẻ: “Lúc đó thấy bạn hàng ngày được bố mẹ đưa đến trường rồi tan học bạn lại phải ngồi một mình chờ bố mẹ tới đón. Có hôm trời mưa tầm tã, hay nắng nóng như đổ lửa thấy Tú phải cố chờ bố mẹ đến chở về mà lòng em nung nấu, thấy trong lòng xốn xang quá. Nhà chúng em lại ở cùng xóm, chơi thân với nhau nên em cõng bạn ấy về. Cứ thế nhiều lần rồi thành quen, hai đứa cứ đi học với nhau may mà đến bây giờ vẫn được học chung một lớp chứ không thì…”. Nói đoạn Phong ngập ngừng.
Phong chia sẻ về việc làm của mình, suốt 5 năm cõng bạn đến trường”.
Hàng ngày ngoài lúc lên lớp, đôi bạn lại cùng nhau ôn bài ở nhà. Học xong cấp 2, đôi bạn cùng nhau ôn luyện và thi đậu chung trường cấp 3. Tuy nhiên quãng đường từ nhà đến trường hơn 3km, hàng ngày Phong thức dậy sớm ôn luyện bài vở rồi lại sang nhà “bế” Tú lên chiếc xe đạp điện mà bố mẹ Tú dành tiền mua được để Phong chở Tú đến trường. Đến trường Phong lại cõng bạn từ sân trường lên phòng học ở tầng hai.
Ở nhà mọi sinh hoạt cá nhân của Tú đều dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ, còn khi tới trường Phong tình nguyện là đôi tay, đôi chân của bạn mình từ việc lấy từng quyển sách, cái bút đến đi vệ sinh hay làm bất kỳ những việc khác. Tan học, Phong lại cõng bạn xuống bế lên xe rồi chở về nhà. Cứ thế mỗi ngày trôi qua, dù mưa hay nắng đôi bạn cũng cùng nhau tới trường mà không một lời than vãn.
Video đang HOT
Do bố mẹ trùng gen, nên từ khi sinh ra Lê Xuân Tú đã bị gù nặng, cơ thể yếu ớt và đôi chân không thể đi lại được.
5 năm trôi qua, dù ngày nắng hay mưa, Nguyên Văn Phong vẫn đều đặn cõng bạn đến trường không để người bạn khuyết tật của mình bỏ lỡ dù là một bài giảng.
Được biết hoàn cảnh gia đình nhà em Nguyễn Văn Phong hết sức khó khăn, thu nhập của gia đình dựa vào những công muối ít ỏi của bố mẹ, những ngày nắng nóng, nghỉ được buổi học nào là Phong lại ra ruộng muối với gia đình.
Là anh cả trong gia đình có 3 anh em, vì thế hàng ngày ngoài thời gian đến trường, Phong còn tranh thủ giúp mẹ làm những công việc nhà lo cho các em. Mỗi sáng, Phong thường thức giậy từ 5 giờ sáng ôn bài, giúp bố mẹ công việc nhà rồi mới qua chở bạn đến trường.
Chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ của Tú) chia sẻ: “Cháu Tú nhà tôi sinh ra đã gặp phải điều không may, cơ thể bị khuyết tật rất yếu ớt, thường xuyên đau ốm nhưng cháu rất ham học. Nhiều lần vợ chồng tôi cũng có ý để cháu ở nhà cho tiện chăm sóc nhưng thấy nó ham học quá cũng không nỡ. May mà có cháu Phong không quản vất vả đưa đón con tôi tới trường, giúp đỡ nó hòa nhập với bạn bè ở trường. Nếu không có cháu Phong, vợ chồng tôi cũng không dám để con mình đến lớp một mình. Gia đình tôi xem Phong như đứa con trong nhà vậy”.
Ở lớp, Phong luôn giúp Tú trong mọi việc, luôn động viên bạn trong học tập.
Phong bế bạn lên xe chở về sau buổi học ở trường.
Cũng đã từ lâu gia đình chị Tâm coi Phong như một thành viên trong nhà, mọi niềm vui hạnh phúc, thành công mà con chị đạt được đến bây giờ ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân Tú còn có những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người bạn ân cần giúp đỡ, động viên Tú suốt thời gian qua.
Được biết, ở trường, Phong luôn được thầy cô bạn bè quý mến bởi đức tính hòa nhã, sôi nổi, tận tình trong công việc chung của lớp. Nói về Phong, thầy Nguyễn Văn Sơn – Bí thư đoàn Trường THPT Nguyễn Đức Mậu tự hào: “Phong là một đoàn viên thanh niên ưu tú của đoàn trường. Dù hoàn cảnh gia đình Phong rất khó khăn nhưng em rất nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, trong các sinh hoạt của trường, em luôn tham gia đầy đủ và sôi nổi. Từ khi biết được hành động của em suốt nhiều năm cõng bạn đến trường, chi đoàn nhà trường đã kịp thời biểu dương và lấy đó làm tấm gương cho tất cả các đoàn viên thanh niên noi theo và học tập”.
Dù chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn vất vả để hoàn thành những ước mơ đối với cậu học trò khuyết tật Lê Xuân Tú nhưng bên em luôn có đôi chân của người bạn, đôi chân của nghị lực và niềm tin sẽ giúp em vượt qua tất cả. Mỗi ngày trôi qua đôi bạn lại cùng nhau đến trường trên một đôi chân.
Nguyễn Tình – Lany Nguyễn
Theo Dantri
Giọt mồ hôi rơi trên ruộng muối
Những ngày này, về vùng làm muối ở tỉnh Bạc Liêu, đâu cũng thấy những ruộng muối đang vào vụ thu hoạch; những người diêm dân còng mình dưới những thúng muối, mồ hôi rơi trên ruộng muối.
Ngày 14/4, PV Dân trí về huyện Đông Hải - địa phương có vùng làm muối nhiều nhất ở tỉnh Bạc Liêu - chứng kiến các diêm dân vất vả thu hoạch muối. Trên những ruộng muối, các diêm dân đang tất bật gom cào muối lại thành đống nhỏ rồi vác đổ lên trên những đống lớn hơn để chờ bán.
Giữa cái nắng chói chang cùng với vị mặn chát của muối, tại một ruộng muối, các diêm dân vã mồ hôi để vác những cần xé (một loại dụng cụ làm bằng tre đựng muối) muối từ dưới ruộng muối lên đổ trên bờ cao cách đó vài chục mét. Mỗi một cần xé muối nặng cả chục ký nên việc vác muối đi một đoạn đường dài chỉ những người quen làm việc này mới có thể kham nổi.
Diêm dân cho hay, năm nay thu hoạch muối không nhiều. Do những năm trở lại đây, thời tiết mưa nắng thất thường nên nghề làm muối ở địa phương cũng "hên xui" lắm. Do đó, có thể nói nghề muối không còn "thịnh vượng" như ngày xưa.
Theo một diêm dân, vài năm trở lại đây, giá muối lúc lên lúc xuống nên diêm dân cũng lắm nỗi phập phồng lo lắng. Và thêm cái khó khăn nữa là chi phí để làm muối thì lại tăng cao hơn nên chủ yếu người dân lấy công làm lời. Giá muối trung bình hiện nay trên dưới 1.000 đồng/kg nên lợi nhuận không nhiều.
Người nông dân này đang chuẩn bị cho một đợt thu hoạch muối mới.
Nghề muối lắm vất vả, có lúc không chỉ muối mặn mà diêm dân còn đối mặt với "muối đắng" vì giá cả, thời tiết.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Cụ bà 90 tuổi và người con tật nguyền ngày ngày leo núi trông mộ vua Nhiều du khách có dịp đến thăm mộ vua Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi Mã Yên Sơn khá lạ lẫm trước hình ảnh một cụ già và người con trai tật nguyền hàng ngày quét dọn, nhang khói, trông coi khu mộ. Một lần đến Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), tôi được nghe người bán nước kể về câu chuyện hai...