5 năm chưa có con, tôi thấy mình có lỗi với chồng
Nếu không vì tôi không sinh được con, chắc anh không phải chịu nhiều áp lực đến thế. Tôi cảm thấy mình có lỗi với anh…
Nếu không vì tôi không sinh được con, chắc anh không phải chịu nhiều áp lực đến thế. Tôi cảm thấy mình có lỗi với anh… (Ảnh minh họa)
Tôi 30 tuổi, chồng 32, chúng tôi đã cưới nhau được 5 năm nhưng chưa có con. Nguyên nhân do tôi bị trứng lép, nên không thể thụ thai. Vợ chồng tôi đã chạy chữa nhiều nơi, theo dõi, dùng thuốc kích trứng nhưng không đạt được kết quả.
Chồng tôi là con một trong gia đình, bố mẹ chồng thấy vậy thì rất lo lắng, ông bà thường xuyên gây áp lực cho anh và tôi, mẹ chồng tôi nhiều lần còn nói thẳng với tôi rằng nếu không có khả năng sinh con thì chủ động ly hôn để chồng đi tìm người khác. Bố mẹ và anh chị em nhà chồng cũng gây áp lực với chồng rất nhiều, họ muốn tôi ly hôn để anh tìm người khác. Nhìn chồng chịu quá nhiều áp lực, gầy guộc vì suy nghĩ, tôi thương anh và muốn chia tay nhưng chồng không đồng ý. Anh nói không bao giờ vì lý do đó mà hai đứa phải chia tay nhau.
Chồng rất yêu và luôn suy nghĩ cho tôi, lúc nào anh cũng đứng ra bảo vệ tôi trước những lời nói độc địa từ người thân của anh. Nhiều lần tôi còn chứng kiến anh cãi cự lại với bố mẹ, người thân của mình chỉ vì ông bà nói tôi “Cây khô không lộc, gái độc không con”. Cũng vì chuyện này mà bố mẹ đã tuyên bố từ mặt anh, mấy tháng nay họ không coi vợ chồng tôi là con, điện thoại họ cũng không nghe máy, về quê thì không ai thèm đón tiếp, chuyện trò.
Video đang HOT
Sợ tôi buồn, nên không khi nào chồng nhắc đến những chuyện đó, cũng không thể hiện cảm xúc trước mặt tôi, dù anh rất đau khổ. Anh không nhắc đến chuyện con cái trước mặt tôi, lúc nào anh cũng động viên tôi cố gắng, chờ đợi, có niềm tin vào tương lai.
Chồng càng tốt, càng yêu thương tôi bao nhiêu tôi lại càng cảm thấy day dứt và suy nghĩ, tôi cảm thấy có lỗi với anh. Nếu không vì tôi, thì chắc anh không phải chịu nhiều áp lực đến thế, nếu không vì tôi không sinh được con, thì có lẽ gia đinh anh đang rất vui vẻ, mối quan hệ giữa anh và gia đình cũng không bất hóa như bây giờ. Tôi thấy mình có lỗi với anh, nhưng lại chẳng thể làm gì để anh được hạnh phúc, tôi là người phụ nữ tồi tệ và vô phúc quá.
Theo Đất Việt
Đi xe xấu là không ai thèm mời chào mua hàng
Người Sài Gòn người ta không thế, đúng là chỉ vào đó sống một thời ngắn, tôi mới cảm thấy được sự thích thú của cuộc sống nơi đây. Đó là nơi con người ta được sống thật với mình nhất, bình dị và yêu thương nhau hết lòng.
Nói về việc dịch vụ, người ta phục vụ bạn hết lòng, chỉ cần ban là khách. Không cần biết bạn có sang trọng hay không, bạn có lịch lãm hay không. Khi bạn đã bước chân vào cửa hàng, nhà ăn, thì bạn là... thượng đế.
Ấy thế mà ở Hà Nội chẳng được như vậy đâu nhé. Tôi nói không bao giờ sai. Hoặc cũng có thể do tôi quá nhạy cảm nên nghĩ thế chăng. Vậy thì xin nêu ra vài trường hợp, để chị em thử ngẫm nghĩ xem tôi nói có quá không nhé.
Hôm rồi, cô bạn tôi kể, trời mưa tầm tã, cô ấy và và bạn đang đi trên đường, mưa to như trút nước. Vì nghĩ cứ đi thì sẽ nguy hiểm lắm, nên tạt vào một cửa hàng túi, nhân tiện đang cần mua một cái túi. Nhìn thấy khách vào, mặc áo mưa lôi thôi lếch thếch, bỏ ra thì đầu tóc lại rũ rượi, có vẻ son phấn đã nhạt nhòe hết, nhân viên ngồi trong quầy liếc cái đi vào ngay. Tôi còn không hiểu thái độ đó là gì, họ làm sao hay là người ta như thế. Tôi và cô bạn cố tiến lại gần để xem túi. Có cô nhân viên cứ ngồi vắt chân lên sơn móng tay mà không hề có ý ra tư vấn.
Vì toàn là túi đắt nên khi tôi hỏi: "Túi này bao nhiêu tiền em?", cô nhân viên sỗ sàng trả lời: "5 triệu", rồi lại cúi tiếp xuống làm việc của mình. Có vẻ như cái giá 5 triệu quá sang với hai người con gái trông có vẻ lếch thếch, không sang trọng như bọn tôi.
Bọn tôi cứ ngắm nghía một lúc, xem ra xem vào, nhấc lên nhấc xuống, thật ra là tôi cũng xem cho kĩ là một phần, một phần là thử độ kiên nhẫn của nhân viên cửa hàng này. Cô nhân viên có vẻ khó chịu, xong việc, đứng lên, hai tay khoanh trước ngực, chân cứ đứng trùng một gối rồi liếc mắt liên tục theo từng động tác của chúng tôi. Tôi nhấc lên cái nào thì khi để xuống, cô ta lại cầm lên, sửa soạn, đặt vào đúng vị trí như cũ, kiểu tỏ thái độ khó chịu ra mặt rằng bọn tôi chỉ xem mà không có mua. Hay là xem phí công người ta xếp lại.
Tôi bắt đầu thấy bực vì hành động của cô này rồi, có vẻ khó chịu lắm, điên lắm. Tôi tiếp tục ngắm và hỏi, "túi này bao nhiêu", hỏi rất nhiều cho cô ta khó chịu. Xong cô ta bảo: "Toàn tiền triệu cả chị ạ, không có hàng nào dưới 2 triệu đâu, các chị cân nhắc thì em mới báo giá, chứ không cái nào cũng báo được". Tôi bực quá, chỉ cái túi vàng vàng chanh: "Bao tiền?". Cô ta bảo 5 triệu. Tôi lập tức rút trong ví ra 5 triệu, đưa thẳng mặt bảo chị lấy cái túi ấy.
Lúc này có vẻ cô nhân viên hơi ngỡ ngàng, vì thật tâm họ nghĩ, chúng tôi chỉ vào đây trú mua, chứ không hề có ý định mua bán gì. Tôi không sĩ diện, cũng không phải vì muốn chứng minh mình mà làm thế. Chỉ là, tôi thích cái túi ấy và hơn nữa, muốn cho họ thấy, đừng tỏ ra coi thường khách hàng, ngay cả khi nhìn họ không giống người có tiền. Dịch vụ ở Hà Nội nhiều khi khiến tôi phát ngán. Đây cũng không phải lần đầu tôi gặp phải chuyện tương tự như thế, mua quần áo, nhất là những cửa hàng đắt đắt, xịn xịn thì chuyên nhìn người mà bán. Thật là coi thường khách hàng quá chăng!?Lại nói chuyện coi thường khác hàng. Anh bạn tôi làm kinh doanh, vì tuyển nhân viên bán hàng, đã dặn đi dặn lại phải tôn trọng khách, ai cũng phải niềm nở. Nhưng có vẻ anh không tin tưởng mấy cô này lắm. Và một lần, anh nhờ vợ đóng giả bà nhà quê, trông quê mùa, đi cái xe cọc cạch, đời cũ, xấu xì ra khói vào mua hàng. Ngay lập tức, thái độ của nhân viên thể hiện rõ hẳn.
Họ không niềm nở chào khách, không tư vấn nhiệt tình vì luôn nghĩ rằng, có tư vấn thì họ cũng chẳng có tiền mà mua. Thế nên, sau khi thấy thái độ của nhân viên, chị rút tiền ra mua vài thứ cho chồng, rồi về tố tội của nhân viên mà anh tuyển. Thế là ngày hôm sau, ngay lập tức nhân viên ấy bị cho thôi việc chỉ vì thái độ coi thường khác hàng.
Có người kể, nếu mà đi cái xe xấu vào cửa hàng đồ hiệu thì nhân viên ở đây mắt tròn, mắt dẹt. Vì họ nghĩ, tại sao lại có người kì quái như vậy vào đây làm gì. Mua đồ hiệu chí ít cũng phải hạng đi xe SH hay là ô tô, chứ đi mấy cái con xe &'ghẻ ghẻ' thì làm gì có tiền mà mua, vào cho biết à. Giống như người nhà quê ra thành phố thăm mấy siêu thị lớn, mấy trung tâm thương mại hoành tráng ấy, chứ làm gì có tiền trong túi.
Ở Sài Gòn, người ta chẳng bao giờ coi trọng việc bạn đi xe xấu hay xe đẹp. Bạn ăn mặc lộng lẫy như thế nào vào trong nhà hàng, khách sạn. Chỉ cần bạn là khách và quan trọng nhất là, trong túi bạn có bao nhiêu tiền. Dù là người giàu chưa chắc họ đã thích phô trương hình thức. Còn người nghèo thì có khi còn chẳng ai biết họ nghèo thật hay không. Nói chung, dịch vụ ở Hà Nội còn kém xa, thái độ của người Hà Nội cũng kém xa.
Thế nên, mới có chuyện, anh bạn tôi muốn dẫn bạn gái đi chơi, vào nhà hàng nhưng không dám mặc đồ đi làm tới. Phải về thay quần áo, chải chuốt, phải ăn diện. Và chuyện đi mua hàng thì có khi phải đẹp mới được tư vấn nhiệt tình...
Thiết nghĩ, các dịch vụ, thái độ của nhân viên phục vụ ở Hà Nội phải xem lại nhiều về vấn đề này. Thế mới xứng tầm Hà Nội...
Theo Khám Phá
Vợ cũ suốt ngày mang con ra uy hiếp tôi Mỗi tháng đưa 10 triệu để nuôi con mà tháng nào vợ cũ cũng đưa ra các lý do để đòi thêm tiền... Ảnh minh họa Tôi và vợ cũ cưới nhau được 3 năm thì ly hôn do không còn hợp nhau, cảm thấy sống cùng nhau chỉ thêm khổ sở nên cả 2 quyết định chia tay. Chúng tôi có một...