5 năm, anh em họ yêu nhau say đắm
Chúng em rất yêu nhau, muốn được gắn bó với nhau nhưng chúng em là anh em họ. Em phải làm sao?
Chị Thanh Bình thân mến!
Em mong chị cho em lời khuyên, vì em đang vô cùng rối bời với tình yêu của mình.
Em và anh quen nhau khi còn ngồi trên ghế cấp 3. Em biết anh là anh họ của em và anh cũng vậy (bà ngoại em và bà nội anh ấy là 2 chị em ruột). Thế nhưng anh lại trót đem lòng yêu em. Cho đến bây giờ khi cả 2 anh em đã tốt nghiệp đại học rồi chúng em vẫn rất yêu thương nhau.
Em luôn cho rằng anh là anh họ mình nên luôn quan tâm mình như thế nhưng đợt về quê trước bố mẹ anh có bảo chúng em có thể lấy nhau được. Và rối em với anh nói chuyện rõ ràng với nhau, chúng em đã yêu nhau,
Em về nhà hỏi ý kiến gia đình thì bị gia đình em phản đối gay gắt. Bà ngoại em cũng phản đối, bảo quan hệ họ hàng gần. Hiện tại, bà nội anh ấy.
Chúng em rất yêu nhau nhưng cả hai lại là anh em họ, liệu có thể đến bên nhau không? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Em yêu anh ấy và anh ấy cũng yêu em. Chúng em thất sự rất muốn tiếp tục mối quan hệ này!
Em mong chị cho em biết về pháp luật chúng em có thể đến được với nhau không ạ? Cả về bên tình cảm gia đình nữa. Em chân thành cảm ơn chị! (Em gái)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, chị hiểu rằng em đang rối bời khi yêu người anh họ của mình. Các em rất yêu thương nhau nhưng không thể tiến tới với nhau vì sợ pháp luật ngăn cấm và gia đình phản đối.
Theo pháp luật: Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định, cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời. Người có họ trong phạm vi ba đời được xác định: Những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì con già là đời thứ ba.
Bản thân hai em cảm thấy phải thực sự thoải mái khi đến bên nhau, thuyết phục được gia đình đồng thụa, chịu điều tiếng từ những người xung quanh (vì không phải người dân nào cũng hiểu pháp luật) thì hãy tiến tới với nhau (Ảnh minh họa)
Ở trường hợp của em, bà ngoại em và bà nội anh ấy là chị em ruột, như vậy người sinh ra hai bà là đời thứ nhất. Đến hai bà là đời thứ hai, bố mẹ em là đời thứ ba và các em là đời thứ tư. Như vậy các em đã nằm ngoài phạm vi 3 đời và pháp luật không cấm chuyện kết hôn.
Tuy nhiên, về mặt đạo đức, tình cảm, mức độ họ hàng như vậy là khá gần, nhất là khi sống cùng nhau trong làng, ngoài nước, thường xuyên chạm mặt nên chuyện chấp nhận cưới nhau là rất khó. Điều quan trọng bây giờ là bản thân hai em cảm thấy phải thực sự thoải mái khi đến bên nhau, thuyết phục được gia đình đồng thụa, chịu điều tiếng từ những người xung quanh (vì không phải người dân nào cũng hiểu pháp luật) thì hãy tiến tới với nhau.
Chúc các em mạnh khỏe và có quyết định sáng suốt cho mình.
Theo VNE
Cần tăng "tuổi thọ" Luật dân sự
Theo đánh giá của các chuyên gia, luật Dân sự Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, "tuổi thọ" của luật quá ngắn nên không bắt kịp với thực tế thay đổi nhanh, liên tục.
Hội luật gia Việt Nam cùng trường Đại học Luật TPHCM vừa tổ chức hội thảo quốc tế về sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và kinh nghệm nước ngoài. Chủ đề được đưa ra để bàn luận trong hội thảo là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và hợp đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM cho rằng, cần phải tăng "tuổi thọ" của luật dân sự. Theo GS.TS Mai Hồng Quỳ, năm 1995, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945. 10 năm sau đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã được sửa đổi và trở thành bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, "tuổi thọ" luật Dân sự ở Việt Nam quá ngắn trong khi các nước như Pháp, Thụy Sĩ thì bộ luật dân sự của họ có "tuổi thọ" đều trên 100 năm.
Việc "tuổi thọ" của Bộ Luật Dân sự Việt Nam quá ngắn, thay đổi quá nhanh sẽ tạo tâm lý bất an cho các chủ thể liên quan tham gia vào quan hệ dân sự, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam...
Việc liên tục sửa đổi, ban hành mới Bộ luật dân sự không thực sự hiệu quả, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Với mong muốn cần phải tăng "tuổi thọ" của luật, GS.TS Mai Hồng Qùy cho rằng, khi xây dựng các quy định trong Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật cần lưu ý đến thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam; không đưa vào các quy định có nội dung xa lạ với đời sống dân sự Việt Nam; quan tâm đến kỹ thuật lập pháp... nhằm tránh việc phải sửa đổi thường xuyên.
PGS.TS, Luật sư Chu Hồng Thanh, Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, khi luật Dân sự 2005 ra đời, từ đó đến nay, tất cả các lĩnh vực như kinh tế và trong quan hệ giao dịch dân sự diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, nhiều mối quan hệ mới phát sinh hoặc theo kinh nghiệm điều chỉnh các mối quan hệ dân sự ở nhiều nước lại chưa được quy định trong Luật Dân sự Việt Nam. Bộ Luật Dân sự Việt Nam chủ yếu tập trung vào tài sản là vật hữu hình như động sản và bất động sản. Những quy định về tài sản phi vật chất đang nảy sinh ngày càng đa dạng và phức tạp lại chưa được quy định cụ thể và rõ ràng trong luật. Pháp luật dân sự chưa có sự thống nhất trong các quy định về giá trị pháp lý và hiệu lực của việc đăng ký tài sản, đặc biệt là đối với bất động sản.
Theo đó, PGS.TS Chu Hồng Thanh kiến nghị luật dân sự cần tiếp tục bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Cần lưu ý đến một số nét mới như tài sản và quyền sở hữu, quyền của người không phải chủ sở hữu hoặc thời điểm có hiệu lực chuyển quyền sở hữu tài sản...
PGS.TS Chu Hồng Thanh cũng đề xuất bỏ quy định 'thế chấp tài sản hình thành trong tương lai' bởi đây là quy định rất "thông thoáng", tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng mở rộng cho vay và tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vay vốn sản xuất, kinh doanh... nhưng thực tế nhiều chủ thể vay, cho vay và cung cấp tín dụng đã lợi dụng sự "thông thoáng" để chuyển tiền và của cải của nhà nước vào túi cá nhân và các nhóm lợi ích, thậm chí xuất hiện những đại gia kiếm được những món tiền khổng lồ nhờ kiếm chác theo cách này chứ không phải từ sản xuất kinh doanh.
Giáo sư Murray Raff, khoa Luật, ĐH Canberra (Úc) cho rằng, Luật Dân sự cần phải quy định những nguyên tắc mà trong đó phản ánh những mối quan tâm hiện đại; sự tiếp cận sâu rộng vào tư pháp dân sự; việc điều chỉnh độc lập các khiếu kiện dân sự và thực thi các phán quyết.
Cũng tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng, Bộ Luật Dân sự là luật gốc, là nền tảng cho các luật khác. Vì vậy, nếu vấn đề nào Bộ Luật Dân sự đã quy định rõ ràng thì luật chuyên ngành không được quy định nữa.
Công Quang
Theo Dantri
Tiếp dân để giải quyết khiếu nại - không làm "phồng" bộ máy Kiến nghị trao quyền cho hệ thống cơ quan tiếp dân có con dấu độc lập, Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ không làm phồng to bộ máy nhà nước. Nhiều ủy viên Thường vụ QH vẫn lo bộ phận này quy mô lớn, quyền hạn to nhưng đơn vẫn... lòng vòng. Dự thảo luật Tiếp công dân được trình UB Thường...