5 món ngon được quan niệm là ‘giải xui, rước hên’ – nên ăn vào mỗi dịp cuối tháng, nhất là cuối tháng Cô hồn
Nếu như tháng Cô hồn năm nay bạn đã “đen hơn cả mèo hen”, thử ăn những món này như ông bà ta tương truyền xem sao?
Theo quan niệm dân gian của người Việt, cuối tháng để “giải đen” nên ăn các món từ vịt, mực hay trứng vịt lộn,… Nếu như đầu tháng, người ta thường kiêng các món ăn này với quan niệm “ăn đầu tháng, cả tháng sẽ đen”, thì tới cuối tháng, các món từ vịt hay mực lại được người người nhà nhà “chén chú chén anh” để giải vận xui của cả tháng. Nếu như tháng Cô hồn năm nay bạn đã “đen hơn cả mèo hen”, thử ăn những món này như ông bà ta tương truyền xem sao?
Nguyên liệu:
- Trứng vịt lộn: 5-7 quả
- Me
- Rau răm
- Lạc
- Gừng
- Ớt khô
- Bột chiên giòn
- Đồ muối chua ăn kèm
Cách làm:
- Trứng lộn chọn quả vừa ăn, không quá non cũng không quá già.
- Trứng mua về rửa sạch, luộc chín, bỏ vỏ ngoài, trộn ít bột chiên giòn vào trứng. Trộn bột vào để khi chiên trứng không bị khô.
- Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho trứng vào chiên với lửa vừa đến khi vàng nhẹ là được, không chiên quá lâu trứng sẽ bị khô, không ngon.
- Me lấy khoảng 50 gr cho vào chén, đổ nước ấm vào lọc lấy nước me. Cho vào nước me 2 thìa canh đường, ít bột ngọt, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê tương ớt, thêm ít nước mắm, ít ớt khô hoặc tươi trộn đều.
Nguyên liệu:
- Mực ống: 0,5 kg
- Ớt chuông
- Hành tây
- Dứa: 1/2 trái
- Hành, cần
Cách làm:
- Mực ống làm sạch, cắt khoanh vừa.
Video đang HOT
- Ướp mực với 2-3 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa canh nước mắm, ít sa tế, ít tiêu, hành tỏi băm, ít gừng trộn đều.
- Ớt chuông, hành tây, dứa cắt miếng vừa.
- Cho ít dầu vào chảo, cho hành vào phi thơm. Cho mực vào xào với lửa lớn, mực săn cho dứa vào xào cùng. Cho thêm 1-2 thìa canh tương cà, gần 1 thìa canh tương ớt, nêm lại cho vừa ăn.
- Cho ớt chuông và hành tây xào vừa chín tới là được cho hành cần vào trộn đều tắt bếp, cho ít tiêu xay cho thơm.
3. Mực nướng sa tế
Nguyên liệu:
- Mực lá 2 con: 700 gr
- Sa tế
- Tương ớt
- Hành tỏi
- Rau thơm
Cách làm:
- Mực chọn mực ống, mực lá… đều ngon.
- Mực làm sạch, rửa với muối. Khứa nhẹ trên 2 bên thân mực để ướp được thấm gia vị và khi nướng mực không rút và nhìn đẹp mắt.
- Ướp mực với 1 thìa canh sa tế, 1/2 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa canh tương ớt, 2 thìa cà phê đường, ít bột ngọt, 1-2 thìa cà phê nước mắm, ít tiêu xay, hành tỏi băm.
4. Vịt rán
Nguyên liệu cách làm món vịt rán:
- Vịt 1 con khoảng 1,5kg
- Sả, tỏi, giềng
- Dầu hào, dầu ăn
- Ngũ vị hương
- Mì chính, nước mắm, bột canh
- 2 thìa nước tương sệt.
Cách làm món vịt rán ngon:
- Bạn rửa sạch đùi vịt, dùng gừng và muối xát vào da vịt để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi của vịt. Sau đó, dùng dĩa xiên vào mặt trong đùi vịt để khi ướp, gia vị sẽ nhanh ngấm hơn.
- Sả, riềng, tỏi đập dập và những gia vị nêu trên ướp cùng thịt vịt trong vòng nửa giờ đến 1 giờ cho thấm vị.
- Sau đó trút hỗn hợp đã ướp vào chảo đậy vung đun 10 phút cho thịt chín sơ.
- Vớt thịt vịt ra bỏ hết sả riềng tỏi để lúc chiên khỏi bị cháy.
- Đun dầu nóng già thả vịt vào chiên đến khi màu lên như ý muốn, vừa chiên vừa múc dầu dội lên cho đều màu.
- Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể quét thêm chút mật ong lên trên da vịt rồi để lò vi sóng 1 phút. Sau đó chặt miếng vịt vừa ăn bày ra đĩa và rắc vừng rang chín lên trên.
5. Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Sấu cạo vỏ, rửa sạch, dùng dao khứa nhiều lần vào sấu để khi nấu sấu nhanh chín và ra nhân thịt.
- Khoai sọ rửa sạch, đem luộc qua nước sôi khoảng 5 phút rồi xả lại nước lạnh, làm như vậy sẽ giúp dễ dàng bóc vỏ khoai mà không bị nhớt hay ngứa tay. Nếu không muốn luộc, bạn nên đeo bao tay nilong khi gọt vỏ. Cắt khoai làm đôi hoặc 4 phần tùy kích cỡ, ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khoai bớt nhớt rồi đem đi nấu để tránh bị ngứa khi ăn.
- Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.
- Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.
- Sả rửa sạch, lấy phần củ non, đập dập rồi thái mỏng.
- Rau ngổ, mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
- Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi nhỏ.
Cách làm:
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu Sơ chế vịt:
Vịt sau khi làm sạch, dùng muối hạt chà xát trong và ngoài con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại với nước.
Thịt vịt rất ngon và ngọt nhưng lại có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử sạch mùi hôi này khi ăn sẽ có cảm giác hơi khó chịu, đặc biệt là với những người sành ăn.
Để khử mùi hôi của vịt, bạn dùng rượu trắng hoặc rượu pha với gừng tươi để rửa thêm lần nữa rồi xả lại với nước. Nếu không có rượu, bạn có thể dùng chanh để khử mùi hôi của vịt. Nếu ở quê, có lá na dùng xát vào cùng với muối hạt có tác dụng khử mùi hôi của vịt cũng rất hiệu quả.
Lưu ý: Nếu muốn tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể đem vịt thui sơ cho vàng da rồi chặt nhỏ. Tuy nhiên việc này có hơi cầu kỳ và mất thời gian thực hiện.
Chặt vịt thành những miếng vừa ăn trước khi nấu.
Bước 2: Ướp thịt vịt
Cho thịt vịt vào nồi, ướp vịt với khoảng 1/3 muỗng canh muối, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu và lượng hành, tỏi, sả thái nhỏ. Trộn đều rồi ướp vịt ít nhất 20 phút. Lượng gia vị các bạn tự điều chỉnh nhưng phải ướp vừa đủ để vịt thấm và đậm hơn khi ăn.
Ướp vịt với các gia vị ít nhất là 20 phút.
Bước 3: Om vịt
Bắc một cái chảo hoặc nồi lớn lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho lượng hành, tỏi, sả còn lại vào phi thơm vàng. Tiếp đó, trút hết thịt vịt đã ướp vào đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này giúp vịt thơm và thấm gia vị đậm đà hơn.
Cho sấu vào nồi, đổ nước ngập thịt rồi đậy vung lại nấu. Để món ăn hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng nước dừa tươi hoặc nước hầm xương để thay thế cho nước lạnh. Nấu lửa lớn cho nồi thịt vịt sôi lên, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu từ từ để vịt chín mềm.
Khi thấy vịt hơi mềm, bạn cho khoai sọ vào nấu cùng. Khoai sọ rất nhanh chín nên chỉ cần nấu thêm khoảng 10 phút là được, không nên nấu lâu quá vì khoai sẽ bị mềm, nát và ăn không ngon.
Lúc này sấu cũng đã mềm, bạn dùng muôi hoặc thìa lớn dầm sấu từ từ cho đến khi đủ độ chua thì dừng lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng rắc thêm rau ngổ, mùi tàu và ớt thái sợi (có thể không bỏ nếu không thích ăn cay) rồi tắt bếp.
Rau ngổ và mùi tàu là 2 loại rau gia vị không thể thiếu cho món ăn này.
Món vịt om sấu đạt chuẩn khi đạt được các yêu cầu dưới đây. Ăn khi nóng là ngon nhất. Vì vậy, sau khi nấu bạn nên múc ra ăn liền hoặc múc vào nồi nấu lẩu, ăn cùng bún và các loại rau tùy ý.
Thịt vịt chín mềm, thấm gia vị đậm đà. Nước om hơi sệt, có vị ngọt từ thịt vịt tiết ra, vị đậm đà của các gia vị, đặc biệt là vị chua thanh mát của sấu tươi, đem lại cảm giác ăn ngon miệng. Khoai sọ chín nhưng không nát, khoai dẻo và có vị thơm bùi rất ngon.
Cách làm món mực xào chua ngọt thơm ngon
Cách làm mực xào chua ngọt chuẩn không khó. Bạn chỉ cần đều chỉnh khối lượng nguyên liệu, gia vị.
Nguyên liệu làm mực xào chua ngọt
Ảnh: Hoàng Thụy.
1 con mực ống (khoảng 300 gram)
1 trái ớt chuông xanh (khoảng 100 gram)
1 trái ớt chuông đỏ (khoảng 100 gram)
1 trái dưa leo (khoảng 100 gram)
1/4 trái thơm (dứa)
1 củ hành tây nhỏ (khoảng 20 gram)
1 củ tỏi, 1 muỗng canh dấm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng cà phê nước tương, 1/4 muỗng cà phê tiêu xay.
Cách làm mực xào chua ngọt cực chuẩn
Nên chọn mực ống màu hồng tươi, còn nguyên ống mực. Đầu mực còn dính liền với thân là mực còn tươi, ăn sẽ chắc và ngọt thịt hơn
Làm sạch, khử mùi với rượu trắng. Xắt mực thành những khoanh vừa ăn. Trụng sơ với nước sôi.
Rửa sạch ớt chuông xanh, đỏ, bỏ hạt xắt miếng vừa ăn.
Rửa sạch dưa leo, gọt vỏ, xắt miếng vừa ăn.
Bỏ lõi thơm, xắt miếng hơi dày.
Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi. Lần lượt cho ớt chuông, dưa leo, thơm vào chảo, đảo đều.
Khi hỗn hợp rau củ chín, lần lượt cho 1 muỗng canh dấm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng cà phê nước tương, 1/4 muỗng cà phê tiêu xay vào, nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng, cho mực vào, xào mực với hỗn hợp rau củ đến khi mực vừa chín tới thì tắt bếp.
Lưu ý khi làm món mực xào chua ngọt
Bạn không nên gọt hết vỏ của dưa leo, mà chỉ cần gọt vài đường dọc thân trái. Như vậy, khi xào chín, dưa leo sẽ có độ giòn.
Bạn nên chọn thơm vừa gọt vỏ, không có mùi ê do tiếp xúc lâu với không khí.
Nếu đã dùng thơm, bạn không nên dùng thêm cà chua trong món xào. Hai độ chua, hương vị của hai loại nguyên liệu này sẽ ảnh hưởng lẫn nhau cũng như tạo nhiều nước cho món xào.
An Huỳnh
Mách bạn những món ngon từ mực tốt cho phụ nữ, đừng nên bỏ qua Món ngon từ mực không chỉ ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà còn là bài thuốc quý cho các chị em mắc bệnh sản phụ khoa. Mực là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Từ các cách chế biến đơn giản: Hấp, luộc,... đến các món rim me, rim sa tế,...