5 món đồ trong nhà tắm phải thay mới thường xuyên, món thứ nhất nhiều người để cả năm mới thay
Chị em thường quên mất việc thay mới những vật dụng quen thuộc trong phòng tắm theo định kỳ.
Phòng tắm là nơi có chứa nhiều tóc, da chết và có độ ẩm cao nhất trong nhà. Do đó, đây cũng là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên thay mới những vật dụng dưới đây theo định kỳ.
Cho dù khăn mặt hay khăn tắm còn rất mới, thơm tho sạch sẽ nhưng các bạn nên nhớ chúng có thể là nơi trú ngụ của hàng triệu con vi khuẩn sau một thời gian sử dụng.
Khăn mặt thường được dệt bằng chất liệu cotton, lâu ngày vi khuẩn rất dễ ký sinh trong các kẽ sợi bông, khó làm sạch. Việc phơi nắng hay luộc với nhiệt độ cao chỉ tạm thời khống chế không làm cho số lượng vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, khăn dùng lâu cũng sẽ cứng, có hại cho da. Tuy vậy nhưng nhiều người lại có thói quen dùng khăn mặt cả năm, thậm chí dùng đến khi cũ, sờn rách mới thay. Đây là một thói quen có hại. Tốt nhất nên thay chúng khi đã sử dụng được từ 3-4 tháng/lần.
Sử dụng bông tắm mỗi ngày sẽ khiến cho lượng da chết tích tụ trong bông tắm ngày càng nhiều lên. Cùng với điều kiện ẩm thấp và ẩm ướt của phòng tắm, vi khuẩn sẽ càng có cơ hội để phát triển. Đó là lý do tại sao bạn nên thay bông tắm 3 tuần một lần và phải kiểm tra nấm mốc thường xuyên.
Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà mà thậm chí nó còn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Do đó, bạn nên tìm đến những nơi khô ráo để cất giữ bàn chải.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hãy chú ý đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng, để ráo nước và thay mới sau 3 tháng nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Giặt khăn tắm mỗi ngày
Mỗi cá nhân nên có 2-3 chiếc khăn tắm trong phòng tắm để thay phiên sử dụng. Sau mỗi lần tắm bạn nên giặt luôn khăn tắm để loại bỏ vi khuẩn rồi phơi khô. Nhờ vậy, mỗi lần tắm bạn đều được sử dụng khăn sạch. Và cũng giống như khăn mặt, bạn không nên dùng một chiếc khăn tắm quá lâu so với thời gian sử dụng của chúng, đừng để đến khi vải khô cứng, sờn rách mới thay.
Mút trang điểm
Cũng giống như mút rửa bát trong nhà bếp, mút trang điểm cũng là một mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, cần rửa sạch chúng bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng sao cho khi vắt, màu phấn nhạt dần. Cứ làm như vậy cho đến khi nước vắt ra từ mút sạch hoàn toàn rồi phơi khô. Nếu thực hiện việc này thì bạn chỉ cần thay mới mút trang điểm 6 tháng một lần.
Lily (th)
Những vật dụng chứa cả ổ vi khuẩn trong nhà và cách làm sạch đơn giản không ngờ
Bạn đừng bao giờ chủ quan khi nghĩ rằng dọn dẹp đơn giản có thể làm sạch được tất cả ngóc ngách trong nhà. Hãy để ý đến 5 vật dụng này và cách làm sạch để giữ được không gian sạch sẽ tuyệt đối cho nơi ở của gia đình mình.
Khi nhà bạn có trẻ con, chắc chắn điều bắt buộc chính là tạo một môi trường sạch sẽ cho chúng. Vi trùng, vi khuẩn có thể ẩn nấp khắp nơi và chẳng thể nhìn rõ.
1. Bồn rửa nhà bếp
Bạn có thể đang bất ngờ vì nghĩ rằng bồn rửa là nơi luôn sạch sẽ vì được tiếp xúc thường xuyên với nước và xà phòng.
Tuy nhiên, tổ chức Vệ sinh Quốc gia NSF phát hiện ra rằng, khu vực này thường lưu trữ, chuẩn bị thực phẩm cho việc nấu nướng nên chúng chứa nhiều vi khuẩn và cũng dễ gây "ô nhiễm" nhất trong nhà.
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong bọt biển và giẻ lau bát đĩa, dụng cụ cọ xoong nồi. Vì thế bạn không nên bỏ miếng trái cây vào miệng sau khi thả chúng vào bồn rửa.
Hãy giữ sạch bồn rửa bằng cách dùng giấm và chanh để khử trùng bề mặt. Giấm giúp loại bỏ nấm mốc. Chanh cũng vậy.
Thỉnh thoảng bạn cũng nên làm sạch đường ống bằng giải pháp đổ hỗn hợp 1/2 chén baking soda, 1/4 chén muối xuống ống nước. Sau đó đổ thêm giấm. Hỗn hợp này sẽ sủi bọt lên. Để như vậy trong vòng 10 - 20 phút. Sau đó đổ một chút nước nóng. Làm như vậy định kỳ 1 - 2 tuần/ lần để khử mùi cho bồn rửa.
2. Chậu rửa và bàn chải đánh răng
Miệng của chúng ta chắc chắn luôn chứa hàng trăm, hàng nghìn vi sinh vật khác nhau. Rất nhiều trong số chúng được chuyển vào bàn chải đánh răng. Việc để bàn chải ở nơi ẩm ướt lại càng làm tăng lượng vi khuẩn, vi trùng lên.
Hãy đặt bàn chải đánh răng ở nơi khô ráo và thay bàn chải sau 3 - 4 tháng không chỉ để tránh vi khuẩn tích tụ mà còn tối đa hóa hiệu quả làm sạch răng miệng của bạn. Bàn chải đánh răng của trẻ em càng cần thay thế thường xuyên hơn.
3. Bát của vật nuôi
Theo nghiên cứu của NSF thì bát cho vật nuôi ăn là vật dụng chứa mầm bệnh nhiều bậc nhất trong nhà. Một số bát của vật nuôi còn chứa vi khuẩn Ecoli.
Hãy làm sạch bát của thú cưng sau khi cho chúng ăn bằng cách rửa xà phòng và nước. Đảm bảo không dư lượng thức ăn bỏ lại. Có thể lựa chọn ngâm bát trong dung dịch thuốc tẩy và nước một tuần một lần.
4. Núm cửa, công tắc đèn và tay cầm
Núm cửa, công tắc đèn hay tay cầm tủ lạnh, tủ quần áo, lò vi sóng, lò nướng, tủ bếp... đều là nơi được xếp hạng cao nhất có chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng.
Bạn có thể làm sạch chúng bằng cách lau cồn hoặc thuốc tẩy. Ngoài ra cần rửa tay sạch thường xuyên nếu như không muốn lây bệnh từ người này sang người khác.
5. Điều khiển từ xa
Hãy tưởng tượng bạn đang bị ốm trên giường, bạn cầm điều khiển từ xa liên tục. Hoặc bạn đi làm về, điều đầu tiên là lướt TV bằng điều khiển từ xa. Bạn càng thường xuyên chạm vào điều khiển thì nguy cơ vật dụng có nhiều vi trùng càng lớn.
Hãy làm sạch điều khiển từ xa bằng cách thường xuyên lau cồn.
Theo Smartparenting/afamily
Quên chai nước tẩy nồng nặc hóa chất đi, vết bẩn đen xì trên kẽ gạch nhà tắm sẽ sạch bách nhờ thứ dung dịch mua hiệu thuốc nào cũng có Rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã áp dụng và hoàn toàn tán thưởng kết quả diệu kì mà dung dịch này mang đến đó. Không phải tất cả nấm mốc đều gây hại. Có rất nhiều loại nấm giúp lên men nho thành rượu, đông sữa để thành phô mai hay góp phần tạo nên thuốc kháng sinh penicillin. Nhưng khi...