5 món cháo thuốc tốt cho người suy thận mạn tính
Suy thận mạn tính là tình trạng bệnh lý mất dần chức năng thận. Việc điều trị chủ yếu giúp ngăn chặn những tổn thương và làm chậm sự tiến triển của bệnh, trong đó chế độ ăn uống giữ vai trò rất quan trọng.
Khi các cấu trúc thận bị tổn thương mỗi ngày một nặng trong suy thận mạn tính, thận khó duy trì được những chức năng cơ bản một cách bình thường. Bệnh gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và hàng loạt chức năng sinh lý khác của cơ thể dẫn tới tăng u-rê huyết, rối loạn trao đổi chất, cùng những bệnh lý toàn thân nghiêm trọng khác.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh thận sớm.
Nguyên tắc biện chứng luận trị của Đông y, chứng suy thận mạn tính được chia thành từng thể bệnh cụ thể như sau:
1. Suy thận mạn tính thể khí huyết ứ trệ
- Biểu hiện: Người nóng, đầu đau, chóng mặt, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa da, miệng khô, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch huyền hoạt.
- Dùng bài: Cá mực 50g, đào nhân (nhân hạt đào) 15g, hành, gừng, muối lượng thích hợp. Cá mực ngâm nước, bỏ mai, làm sạch. Cho cá mực và đào nhân vào nồi đất, thêm nước lượng thích hợp, cùng hành, gừng, muối…. Nấu to lửa cho sôi, sau nấu nhỏ lửa cho đến khi cá mực chín nhừ là được.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết thông lạc; hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính kèm theo suy nhược thần kinh, phiền táo, tiểu tục, tiểu són.
2. Suy thận mạn tính thể tỳ thận lưỡng hư
- Biểu hiện: Chân tay vô lực, chán ăn, da khô, đại tiện lỏng, tiểu ít, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi, mạch nhược.
Video đang HOT
- Dùng bài: Bạch truật 10g, tân lang (hạt cau) 10g, dạ dày lợn 1 cái, gạo tẻ 50-100g, gừng tươi lượng thích hợp. Dạ dày làm sạch, cắt thành miếng nhỏ, cùng bạch truật, tân lang, gừng sắc lấy nước, sau đó cho gạo vào nấu cháo.
- Tác dụng: Bổ tỳ, dưỡng thận, ích huyết, hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính kèm theo phù nề, tiểu tiện bất lợi, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Vị thuốc tân lang hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính
3. Suy thận mạn tính thể thấp trọc ứ trệ
- Biểu hiện: Bụng đầy tức, miệng khô, lợm giọng, nôn, đại tiện bí, hơi thở hôi, nước tiểu trắng, sắc lưỡi nhợt, rêu dầy nhớt, mạch hư huyền.
- Dùng bài: Tân lang (hạt cau) 10g, gạo tẻ 50g. Tân lang sắc với nước, nấu sôi trong 10 phút, lọc lấy nước (bỏ bã), cho gạo vào nấu thành cháo ăn.
- Tác dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp và giải độc, hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính kèm theo nhức đầu, tức ngực, phù nề.
6 loại nước uống tốt cho người suy thận cấp
4. Suy thận mạn tính thể tinh khí hư nhược
- Biểu hiện: Mệt mỏi, bồn chồn, thở ngắn, móng tay nhợt, tức ngực, nôn, chán ăn, đại tiện lỏng, da khô bong vẩy, mi mắt phù, miệng khô họng háo, lưỡi nhợt khô, mạch nhược.
- Dùng bài: Kỷ tử 15g, gạo nếp 50g, đường trắng lượng thích hợp. Cả 3 thứ cho vào nồi, thêm 500ml nước, nấu nhỏ lửa đến khi gạo nếp chín nhừ quánh lại, tắt bếp, ủ thêm 10-15 phút là dùng được.
- Tác dụng: Ích tinh, bổ thận, dưỡng huyết; hỗ trợ điều trị suy thận mạn tính kèm suy nhược cơ thể, nhức đầu, ù tai, thiếu máu.
Bệnh thận mạn tính sẽ tiến triển tới suy thận giai đoạn cuối, đây là gánh nặng cho ngành y tế và gia đình bệnh nhân. Người bệnh cần phát hiện bệnh thận sớm bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận.
Đối với người có nguy cơ cao như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp… cần điều trị tốt các bệnh này, theo dõi cẩn thận và sử dụng các biện pháp dự phòng sớm.
Kiêng gì khi dùng thuốc Đông y?
Khi đang uống một số loại Đông dược nào đó, cần phải chú ý đến sự tương kỵ giữa thuốc với thức ăn, nước uống ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
1. Tương kỵ thuốc đông y với nước trà
Không nên dùng nước trà để chiêu thuốc, nhất là thuốc bổ dạng viên hoàn. Chất tannin trong nước trà là một loại acid (tannic acid) ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm cho thuốc mất hết tác dụng.
2. Tương kỵ thuốc ôn bổ với nước trà
Khi đang uống các loại thuốc bổ có tính ấm (ôn bổ) như thuốc bổ thận tráng dương, kiện tỳ ích khí nên hạn chế uống trà. Trà tính mát, có tác dụng hạ khí, có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ của thuốc ôn bổ.
Khi dùng cam thảo, không nên ăn thịt lợn.
3. Tương kỵ thuốc bổ có nhân sâm với củ cải
Khi dùng thuốc bổ trong thành phần có nhân sâm, không nên ăn củ cải. Nhân sâm là thuốc bổ, còn củ cải là thuốc tiêu (tiêu thực, trừ đờm); một bên "bổ" một bên "tiêu" sẽ làm giảm tác dụng của nhau, gây lãng phí, vì nhân sâm là một vị thuốc quý.
4. Tương kỵ khi dùng thuốc giải biểu
Khi đang dùng thuốc giải biểu làm ra mồ hôi, để giải trừ bệnh tà ra ngoài cơ thể và thuốc thấu chẩn làm cho sởi mọc đều để tránh biến chứng. Không nên ăn những thứ sống lạnh và những thức ăn có vị chua có thể làm giảm tác dụng giải biểu và thấu chẩn của thuốc.
Khi dùng thuốc bổ có nhân sâm, không nên ăn củ cải.
5. Tương kỵ khi dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết
Khi đang uống các thuốc thanh nhiệt lương huyết như kim ngân, liên kiều, chi tử...và thuốc dưỡng âm như huyền sâm, sa sâm, mạch môn... không nên ăn những thứ cay nóng - có thể sinh nhiệt, làm giảm tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm.
Ngoài ra, trong "Bản thảo cương mục" - bộ sách kinh điển về Đông dược, có ghi:
Dùng địa hoàng, hà thủ ô cần kiêng củ cải Uống cam thảo, hoàng liên... phải kiêng thịt lợn Uống bán hạ phải kiêng thịt dê Uống thương lục phải kiêng thịt chó Uống thường sơn phải kiêng hành sống Uống thổ phục linh phải kiêng trà Uống đan sâm cần kiêng giấm Uống bạc hà kiêng thịt ba ba Uống miết giáp phải kiêng rau dền...
Rau xà lách rất tốt, chống ung thư nhưng 'đại kỵ' với 6 người này Xà lách là loại rau quen thuộc của người Việt, xà lách rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Xà lách là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Rau xà lách được nhiều người yêu thích vì chứa nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết với cơ thể. Tuy nhiên, không...