5 món ăn vặt nước ngoài được giới trẻ ưa chuộng ở Sài Gòn
Bánh bạch tuộc Nhật Bản, bánh kếp Thái hay trà sữa Đài Loan là những món ăn được đông đảo bạn trẻ Sài Gòn lựa chọn.
Sài Gòn là một nơi có sự giao thoa văn hóa ẩm thực của nhiều vùng miền trên thế giới. Rất nhiều món ăn ngoại quốc được người địa phương đón nhận. Ngoài các món Trung Hoa lâu đời, Sài Gòn còn nổi tiếng với những món ăn vặt mới được giới trẻ yêu thích.
Bánh bạch tuộc nướng (takoyaki) là món ăn nhanh đặc trưng của vùng Osaka (Nhật Bản). Takoyaki xuất hiện nhiều trong truyện tranh Nhật Bản và trở thành một món ăn trào lưu ở Việt Nam, được bán ở quầy vỉa hè hoặc nhà hàng.
Chiếc bánh nướng trên khuôn thường được thấy nhiều trên đường phố. Ảnh: Di Vỹ.
Với giá 15.000 – 30.000 đồng, bạn sẽ có vài viên bánh bạch tuộc đủ no. Bánh được làm bằng bột mì chiên giòn với phần nhân gồm bạch tuộc con, trứng gà, hành chua, gừng chua, bắp cải. Bánh được chế biến thành từng viên lớn, khi ăn sẽ cảm nhận độ giòn của vỏ bánh và dai dai của bạch tuộc. Bên ngoài bánh được rắc chút rong biển tán nhỏ, chút vụn cá ngừ khô bào mỏng, rưới nước sốt takoyaki hoặc xì dầu và mayonnaise.
Video đang HOT
Trà sữa trân châu ra đời ở Đài Trung (Đài Loan) vào đầu thập niên 1980. Khi đó các tiệm bán trà rong vì muốn tạo sự độc đáo cho món trà của mình, đã thử thêm hạt trân châu ngọt lịm làm từ củ sắn, hương vị trái cây và sữa.
Sự mới mẻ này đã trở thành trào lưu lan ra toàn thế giới đến tận bây giờ. Món trà sữa trân châu đã du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000. Trước kia trà sữa được bán phổ biến ở các cửa hàng gần trường học, hàng rong với giá bình dân. Ngày nay, có nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng và nhiều hương vị khác nhau dù đắt hơn, vẫn không hề hạ nhiệt trong giới trẻ.
Món kimbap rất được lòng giới trẻ. Ảnh: Tâm Linh.
Món ăn được bán nhiều trong các nhà hàng tại trung tâm thành phố nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy tại một số quán vỉa hè với giá cả hợp túi tiền. Nhân kimbap ở Sài Gòn thường được làm từ các loại nguyên liệu tươi ngon như trứng cá, thanh cua, trái bơ…
Khoanh kimbap ngon phải được cuộn chặt tay, khi bán cho khách sẽ được chủ cắt miếng vừa ăn. Phía trên bề mặt được rắc vừng trắng, thêm chút rau trang trí khiến món ăn trở nên đẹp mắt hơn. Giá một suất ăn bình dân dao động trong khoảng 20.000 – 40.000 đồng.
Bánh kếp Thái
Bánh kếp bắt nguồn từ châu Âu là một món ăn đường phố phổ biến ở Thái Lan. Bánh kếp Thái mang lẫn hương vị Á – Âu lạ miệng, điểm khác biệt nằm ở chỗ giòn hơn và được cắt miếng vuông. Khi chế biến, thay vì đổ bột loãng tráng lên chảo, người Thái dùng một miếng bột mỏng được cán sẵn rồi đem chiên.
Người dân cũng hay dùng nước dừa thay sữa làm vỏ bánh để mang hương vị Thái đặc trưng hơn. Bánh kếp Thái xuất hiện ở Việt Nam từ vài xe đẩy nhỏ ở vỉa hè các khu du lịch vài năm trước, nay trở thành một món ăn vặt dễ tìm ở đường phố Sài Gòn, với giá 10.000 – 30.000 đồng một chiếc bánh.
Món ăn có màu sắc bắt mắt. Ảnh: Di Vỹ.
Món ăn du nhập từ Campuchia có thành phần chính là thịt cá lóc đồng và nước lèo được nấu từ mắm prohoc hay còn gọi là mắm bò hóc, đặc sản của người Khmer. Tô bún có màu vàng bắt mắt từ nghệ và mùi thơm từ các gia vị ít thấy như trái chúc, ngải búng.
Đặc sản Campuchia này được bán ở Sài Gòn từ gần nửa thế kỷ nay, có nhiều nhất ở chợ Lê Hồng Phong, quận 10. Dù có mùi khó chịu, món ăn vẫn được nhiều người ưa thích. Giá mỗi tô khoảng 30.000 đồng.
Theo Vnexpress
Món ramen "ngọc trai" tạo nên cơn sốt ở Nhật Bản nhưng khiến nhiều người kinh hãi
Có vẻ như cơn sốt trà sữa trân châu vẫn không có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng biến thể thành nhiều món ăn khác nhau.
Hiện nay, giới trẻ Nhật không chỉ có sở thích uống trà sữa trân châu theo một cách bình thường mà họ biến món ăn này thành vô vàn những biến thể khác. Đỉnh điểm phải kể đến các món như sushi trân châu, bánh mì trân châu và gần đây nhất người ta còn sáng tạo ra cả ramen trân châu. Đối với một người Nhật truyền thống thì việc món ramen tinh hoa của họ bỗng nhiên trở thành một thứ "hỗn tạp" là điều không thể chấp nhận được.
Mặc dù ramen trân châu chỉ phục vụ cho một số đối tượng chính là giới trẻ nhưng hầu hết những người lớn tuổi ở Nhật không chấp nhận sự pha trộn này. Bên cạnh đó, một số người cũng tò mò không biết hương vị thực sự khi kết hợp giữa ramen truyền thống và trân châu sẽ tạo ra mùi vị như thế nào.
Sau khi thưởng thức món ramen đặc biệt này, nhiều người công nhận rằng trân châu thực ra chỉ giống như một loại topping chỉ để trang trí đẹp mắt chứ nó không ảnh hưởng gì nhiều đến hương vị gốc của món ramen. Ngoài ra, đây cũng được xem là một hình thức câu khách dành cho những ai tò mò trong bối cảnh thị trường trà sữa sốt nóng như hiện nay.
Các món ramen được thêm trân châu vào cũng khá đa dạng, ngoài việc ăn trong tô như thường lệ thì một số quán ăn còn tung chiêu ly ramen trân châu, với hình thức không khác gì mấy so với trà sữa trân châu.
Theo Sina
Bingsu thì quá quen rồi! Bạn phải thử ngay Baobing - Món tráng miệng hảo hạng chuẩn Đài Loan siêu hot này! Bật mí với bạn là món tráng miệng siêu mát lạnh và đẹp mắt trứ danh xứ Đài này chỉ có mặt duy nhất tại Bitexco Sài Gòn thôi đấy! Baobing khác gì đá bào (bingsu)? Baobing hay còn gọi là Tsua-bing - món tráng miệng sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến Bingsu của Hàn Quốc hay đá bào của Việt Nam....