5 món ăn “khó nuốt” nhất xứ Mặt trời mọc
Ở Nhật Bản, có những món ăn đòi hỏi người thưởng thức phải có lòng can đảm, nhắm mắt nhắm mũi mới nuốt trôi được. Dưới đây là 5 món ăn được liệt vào trong danh sách đó.
Mì mực sống
Odori -do, hay còn được biết đến là món mỳ gạo mực nhảy múa đang nổi như cồn trong các nhà hàng sang trọng ở Nhật Bản. Ấn tượng nhất của món mỳ “quái chiêu” này chính là phần xúc tu của con mực ống sống được để nguyên trên bát mỳ cùng với đầu mực được thái lát mỏng.
Bất ngờ thực sự chỉ đến khi chúng ta đổ nước tương vào xúc tu của con mực sống đặt trong bát, những xúc tu này ngay lập tức sẽ “nhảy múa”. Sau khi xem xong màn trình diễn của mực ống trên tô mỳ, khách hàng có thể trực tiếp ăn hoặc nhờ đầu bếp sơ chế qua.
Món mỳ mực nhảy múa bắt nguồn từ nhà hàng sushi Ikkatei Tabiji ở thành phố Hakodate (Nhật Bản) rồi sau đó được nhân rộng khắp các nhà hàng cao cấp ở thành phố này khi lượng khách yêu cầu món mỳ quái dị này ngày một đông.
Cá nóc Nhật Bản
Video đang HOT
Món Fugu hay cá nóc ở Nhật Bản là món ăn lâu đời nhưng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chế biến đúng cách. Cá nóc chứa một lớn chất kịch độc trong gan và buồng trứng, đầu bếp phải được cấp chứng nhận đặc biệt mới được phép chế biến loại cá này.
Cá sống Shirouo
Shirouo còn được gọi là odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhảy múa” khi được ăn. Điều đó cũng thể hiện sự đặc biệt của món này: những chú cá rất nhỏ, trong suốt được bày ra đĩa và ăn sống. Cái thú khi thưởng thức shirouo Nhật Bản là cảm nhận những con cá nhỏ ngọ nguậy trong miệng.
Do đặc trưng của món là ăn sống nên cách thưởng thức cũng có phần đặc biệt. Những chú cá trong suốt ấy được đựng trong một bát lớn có chứa ít nước. Người ta chuẩn bị thêm một quả trứng và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập quả trứng vào cốc và trộn với một chút giấm. Giấm trộn vào shirouo để làm xót, khiến cá “nhảy múa” mạnh hơn bình thường, tạo “cảm giác” nhiều hơn cho người thưởng thức.
Sushi côn trùng
Bản thân món sushi đã rất khó ăn đối với những người không phải người Nhật bởi có nhiều loại sushi sử dụng thịt sống làm nguyên liệu. Nhưng sushi côn trùng còn kinh dị hơn thế nhiều… Ngày này côn trùng đã trở thành một món ăn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Campuchia và Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Họ cũng có nhiều món ăn sử dụng côn trùng, trong đó phải kể đến món sushi côn trùng.
Món ăn từ các bộ phận sinh dục của cá
Món ăn đặc biệt này có tên Shirako. Đây là món ăn được chế biến từ bộ phận sinh dục của cá đực. Hoặc được chế biến cùng với các túi tinh dịch của cá. Ở Nhật Bản, người ta thường dùng shirako của cá nóc hay cá tuyết. Đến bất kỳ quán sushi bar hay izakaya (quán ăn kiểu Nhật Bản), bạn đều có thể gọi món Shirako. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều người, shirako không phải là món dễ ăn. Mùi vị của nó khá nồng. Hơn nữa, người Nhật Bản lại thích ăn shirako còn sống.
Minh Anh (tổng hợp)
Theo Dantri
Bão Mặt trời tấn công Trái đất vào ngày mai 13/6
Mặt trời phát ra 3 tia sáng "khủng" hai ngày vừa qua và dự đoán tạo bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào ngày mai, thứ 6 ngày 13.
Bão Mặt trời tấn công Trái đất vào 'Ngày đen tối'
Một cơn bão Mặt trời với cường độ lớn được cho là sẽ quét qua Trái đất và ngày mai (thứ 6 ngày 13). Mặt trời đã phát ra 3 tia sáng "khủng" hai ngày vừa qua và nó được dự đoán tạo thành bão Mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất vào thứ 6 ngày 13, nhưng căn cứ theo các báo cáo thời tiết vũ trụ thì không có lý do để báo động.
Các quan chức của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong một tuyên bố, ba tia sáng Mặt trời phát ra hai ngày vừa qua thuộc dạng tia sáng X-class, loại tia sáng Mặt trời có cường độ cao nhất, gấp 10.000 lần năng lượng tia sáng nền bình thường từ Mặt trời. Cả ba tia sáng đều nổ ra từ phía bên trái của Mặt trời.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ Mỹ (SWPC), có trụ sở tại Boulder, Colorado, tia sáng Mặt trời ngày hôm qua khiến tất cả các thông tin liên lạc vô tuyến tần số cao từ phía ánh sáng Mặt trời của Trái đất dừng trong khoảng một giờ.
Tia sáng Mặt trời là những vụ nổ bức xạ lớn và tốc độ giải phóng từ Mặt trời vào không gian, đôi khi có thể sản sinh ra sóng thể plasma và hạt mang điện tích, gây ra hiện tượng phun trào vật chất vành nhật hoa (CMES). Khi nhắm trực tiếp vào Trái đất, CMES có thể kích hoạt các cơn bão địa từ và cắt đứt thông tin liên lạc, lưới điện trên Trái đất.
Ảnh hưởng từ hai tia sáng đầu tiên dự đoán sẽ chỉ ảnh hưởng nhẹ Trái đất, nhưng CMES vẫn có thể tạo ra những cơn bão từ. Bão từ xảy ra khi các hạt năng lượng Mặt trời tương tác với từ trường của Trái đất. CMES cũng có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế và phá vỡ các vệ tinh trong quỹ đạo xung quanh hành tinh. Ngoài ra, các cơn bão cũng có thể tạo nên hiện tượng cực quang, cho những hình ảnh tuyệt đẹp.
Theo Xahoi
Cận cảnh lỗ hổng kỳ lạ của Mặt trời Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho công bố một đoạn video ấn tượng cho thấy một lỗ hổng hình vuông dị thường trên bề mặt Mặt trời. Trong đoạn video được quay trong 2 ngày từ 5 - 7/5, lỗ hổng trông như một vực sâu màu đen thẫm ở trung tâm của Mặt trời. Khi Mặt trời xoay...