5 môi trường nhiều tia cực tím ít ai ngờ tới
Cửa kính ôtô chỉ chặn được 44-96% tia UVA nên người ngồi trong xe vẫn bị ảnh hưởng và dễ gặp bệnh về mắt, da.
Nhiều người cho rằng tia cực tím chỉ xuất hiện khi có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời, tia cực tím vẫn tồn tại và có thể dẫn đến các bệnh về mắt và da. Dưới đây là năm môi trường chứa tia cực tím ít ai ngờ tới bạn cần lưu ý, theo Top Santé.
Trời nhiều mây
Mây không thể ngăn cản hết tia cực tím mà chỉ chặn được khoảng 30-70%. Đôi khi, các đám mây còn làm tăng cường độ tia cực tím do tác động của hiệu ứng gương.
Trong ôtô
Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra cửa kính ôtô loại chống tia cực tím chỉ chặn được 44-96% tia UVA, số còn lại vẫn đi vào và ảnh hưởng đến người ngồi trong xe.
Video đang HOT
Ảnh: Activity Avenues.
Vùng núi
Cường độ của tia cực tím tăng lên theo chiều cao. Tại độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, tia cực tím sẽ mạnh hơn 20%.
Ngay cả vào mùa đông, ở những vùng núi có tuyết, tia cực tím vẫn rất nguy hiểm. Môi trường này thậm chí dẫn đến bệnh Photokeratitis hay còn gọi là viêm giác mạc ánh nắng.
Bãi biển
Do hiện tượng phản xạ, tại các vùng biển, lượng tia cực tím sẽ tăng 20-30%. Nước biển còn phản chiếu 10% tia cực tím, từ đó dễ làm tổn thương làn da và đôi mắt.
Khu vực đô thị
Nhiều người không để ý tới việc tránh nắng trong trung tâm thành phố nhưng đây lại là khu vực nhiều tia cực tím do sự phản chiếu của các bức tường trắng, tường kính. Vì vậy, dù ở đâu, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ khỏi tia cực tím. Đơn giản nhất là sử dụng kem chống nắng.
Nguyễn Xuân
Theo vnexpress.net
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt như các mẹ vẫn tưởng? Đây là lý giải của BS Trí Đoàn
Các bà mẹ thường nhận được lời khuyên là nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ khoảng 8h-9h sáng để da tổng hợp được vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, phân tích của BS Trí Đoàn sẽ cho chúng ta thấy đây không phải khuyến cáo chuẩn xác.
Tại Việt Nam hầu như các bà mẹ mới sinh con đều được nhân viên y tế khuyến cáo cho đi tắm nắng hay phơi nắng để da tổng hợp vitamin D. Vậy thì có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay không? Để có câu trả lời thoả đáng thì phải hiểu bản chất của tắm nắng.
Hầu như các bà mẹ mới sinh con đều được nhân viên y tế khuyến cáo cho đi tắm nắng hay phơi nắng để da tổng hợp vitamin D (Ảnh minh họa).
Nếu các bạn còn nhớ kiến thức từ phổ thông trung học, bản chất ánh sáng mặt trời là sóng, ánh sáng mặt trời bao gồm rất nhiều bước sóng khác nhau, gồm những bước sóng từ dài đến ngắn, mà mắt người chúng ta chỉ nhìn thấy được những tia sáng có bước sóng trong phổ từ đỏ đến tím (bảy sắc cầu vồng theo thứ tự là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, những màu có bước ngắn dần). Nếu chúng ta ngắm mặt trời mọc lúc 5h sáng hay lúc mặt trời lặn, chúng ta sẽ thấy ánh sáng mặt trời có màu đỏ hay vàng cam, bởi vì chỉ có những tia sáng của phổ màu đỏ đến vàng cam đến được mặt đất (do chúng là những tia sáng có bước sóng dài, có khả năng xuyên qua bầu khí quyển). Còn những tia sáng khác chưa thể đến được mặt đất.
Khi da của hầu hết loài động vật có xương sống, trong đó có con người, tiếp xúc tia cực tím B (UVB) thì da sẽ tổng hợp vitamin D. Tia cực tím (UV) có bước sóng còn ngắn hơn tia tím, khoảng 10-400nm, trong đó tia UVB có bước sóng từ 280-315nm. Vì tia cực tím UVB có bước sóng rất ngắn nên nó bị chặn lại bởi bầu khí quyển, và chỉ khi mặt trời đứng bóng (khoảng từ 10h sáng đến 3h chiều) thì cũng chỉ có khoảng 3% tia UVB đến được mặt đất. Do đó, nếu muốn tắm nắng thì phải cho bé ra tiếp xúc ánh sáng mặt trời từ 10h sáng đến 3h chiều (có nghĩa là tiếp xúc với tia UVB) để da có thể tổng hợp được vitamin D. Khuyến cáo hiện tại ở Việt Nam là cho bé ra tắm nắng trước 8-9h sáng sẽ khiến da bé không tổng hợp được vitamin D, bởi vì giờ đó tia UVB chưa đến được mặt đất.
Nên bổ sung vitamin D cho bé uống mỗi ngày 400-1000 UI (Ảnh minh họa).
Da của bé nhỏ rất mỏng manh và nhạy cảm, hệ thống bảo vệ da chưa hoàn chỉnh, nên việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh (tức là tiếp xúc tia UVB) sẽ gây hại cho bé (gây ung thư da, lão hoá da hay, ngay tức thời, gây bỏng da). Do đó, bé không được tắm nắng (theo đúng nghĩa của từ "tắm nắng"). Vì bé không được tắm nắng, nên phải bổ sung vitamin D cho bé uống mỗi ngày 400-1000 UI nếu bé bú mẹ hoàn toàn hay một phần (vì sữa mẹ có rất ít vitamin D) hay bú sữa công thức ít hơn 800-1000ml mỗi ngày.
Chuyên gia - bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Trí Đoàn là hiện đang công tác tại Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare (TP.Hồ Chí Minh). Bác sĩ cũng từng có nhiều bài viết chỉ ra những quan niệm sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc, nuôi con nhỏ và là đồng tác giả cuốn sách "Để con được ốm".
Theo Helino
Cẩn thận với cái nắng gay gắt ở Sài Gòn có thể dẫn đến nguy cơ mắc những căn bệnh tiềm ẩn về da Ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sức khỏe con người, tuy nhiên, nếu đi dưới cái nắng nóng bức của tiết trời Sài Gòn thường xuyên thì bạn sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh tiềm ẩn về da. Thời tiết nắng nóng đầu mùa hè ở Sài Gòn khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh tiềm ẩn về...