5 mẹo nhỏ nên làm trong lúc bôi kem chống nắng để chống sạm đen, lão hóa
Dưới đây là 5 mẹo nhỏ bạn nên thực hiện trong suốt quá trình bôi kem chống nắng để làn da được bảo vệ tốt hơn.
Kem chống nắng là một trong những thứ lành mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để bảo vệ làn da của mình khỏi ánh nắng mặt trời.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một loại kem chống nắng có khả năng ngăn chặn tia UVA và UVB mạnh có thể giúp bạn không bị bỏng rát, giảm thiểu sự phát triển của nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác. Đồng thời, kem chống nắng còn có thể giảm nguy cơ ung thư da.
Bác sĩ da liễu Sandy Skotnicki, Giám đốc sáng lập Trung tâm Da liễu Bay ở Toronto cho biết: “Có một số nghiên cứu lớn cho thấy việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên có thể làm giảm quá trình ảnh hưởng của da – như mẩn đỏ, đốm nâu và nếp nhăn. Ví dụ, trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với tia cực tím là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt”.
Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyên bạn nên chọn kem chống nắng có khả năng chống nước và phổ rộng, có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
Lựa chọn được đúng loại kem chống nắng tốt rồi nhưng không phải ai cũng biết nên bôi như thế nào để nhận được 100% lợi ích. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ bạn nên thực hiện trong suốt quá trình bôi kem chống nắng để làn da được bảo vệ tốt hơn.
1. Rửa mặt sạch trước khi bôi kem chống nắng
Để bảo vệ da tối đa, kem chống nắng nên được thoa trực tiếp lên một làn da sạch. Bạn nên rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt, chờ cho da khô rồi mới bắt đầu bôi kem chống nắng lên.
2. Bôi kem chống nắng trước khi mặc quần áo
Nhiều người mặc xong xuôi quần áo rồi mới đến bước bôi kem chống nắng, nhưng điều này là không nên. Theo Ingrid C. Polcari, trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Y khoa Minnesota cho biết: “Nếu bạn đang cố gắng bảo vệ cổ hoặc ngực trước ánh nắng mặt trời thì tốt nhất bạn nên bôi kem chống nắng cho cổ, cánh tay và cẳng tay trước khi bạn mặc quần áo. Vì sao ư? Nếu bạn bôi kem chống nắng khi đã mặc quần áo thì bạn có thể làm bẩn quần áo và bỏ lỡ một số điểm trên cơ thể mà quần áo đã che kín”.
3. Nhớ dùng kem chống nắng cho cả vùng mắt
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức PLOS ONE, có tới 10% bệnh ung thư da xuất hiện trên mí mắt, nguyên nhân là bởi hầu hết mọi người đều bỏ qua việc bôi kem chống nắng vào vùng nhạy cảm này.
Hơn nữa, vùng da mắt là vùng da mỏng bậc nhất trên cơ thể. Nếu nó không được che chắn kỹ trước khi ra nắng thì phần da này rất dễ hình thành nám sạm, nhăn nheo. Ngoài kem chống nắng, bạn cũng nên đeo cả kính râm trước khi ra ngoài trời.
4. Bôi kem chống nắng ở tai, da đầu và cả môi
Nhiều người bôi đều đặn kem chống nắng lên mặt và thường bỏ quên phần tai, da đầu, môi, cánh tay… Trong thực tế, đây là những khu vực dễ gây ung thư da nhất. Theo bác sĩ da liễu Cheryl Gustafson, bệnh nhân của bà thường xuất hiện triệu chứng ung thư da ở những khu vực dễ bị bỏ sót như da đầu, tai, môi, trước và sau cổ, mu bàn tay và đỉnh bàn chân…
Ung thư tế bào đáy thường ảnh hưởng nhất đến các khu vực này vì chúng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ngoài nguy cơ ung thư da, việc bỏ bê bôi kem chống nắng ở những bộ phận này cũng có thể khiến cho chúng nhanh lão hóa hơn.
5. Tán đều kem chống nắng trên da
Một lưu ý quan trọng nữa khi bôi kem chống nắng đó là phải tán đều chúng trên da. Hãy thoa kem trên da nhiều lần để tối đa hóa độ che phủ.
Kem chống nắng dạng xịt không cần dùng tay tán có thể giúp giảm bớt vấn đề này – chỉ cần bạn cẩn thận khi xịt. Nhưng bạn nên chú ý xem đã che phủ hết những vùng da hay tiếp xúc với nắng hay chưa.
8 sai lầm khi chăm sóc khiến tóc liên tục gãy rụng
Những cách chăm sóc tóc sai lầm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của từng sợi tóc.
Nhiều người dùng đủ các sản phẩm chăm sóc tóc nhưng tóc vẫn cứ gãy rụng, chẻ ngọn. Sự thật đó là không phải cứ dùng sản phẩm đắt tiền mới tốt, đôi khi chính do những thói quen cực kỳ đơn giản lại gây ảnh hưởng đến mái tóc. Cùng xem bạn có mắc phải những sai lầm này khi chăm sóc tóc không nhé.
1. Gội đầu quá thường xuyên
Theo các chuyên gia, mùa hè nên gội đầu 2 lần/ tuần, mùa đông có thể dài hơn tùy thuộc vào thình trạng tóc hôm đó. Đối với những người có tóc dầu, gội khoảng 3 lần/tuần hoặc nhiều hơn. Đặc biệt, bạn hãy để ý xem, nếu tóc bắt đầu bết lại và thiếu sức sống, kèm theo da đầu ngứa, đây là lúc cần đi gội đầu.
Các chuyên gia khuyên, bạn nên sử dụng một lượng dầu gội đầu vừa đủ, nếu tóc dầu và bẩn, lượng dầu gội đầu cần dùng nhiều hơn gấp đôi.
Nếu gội đầu hàng ngày, da đầu và tóc sẽ dễ bị khô và khiến cho tóc dễ gãy, mọc chậm
2. Dùng quá nhiều dầu gội và xả không sạch
Khi gội đầu, bạn nên xả tóc kỹ với nước mát trong ít nhất một phút trước khi dùng dầu gội đầu, để giúp loại bỏ hết bụi bẩn bám trên tóc. Để tóc ướt hoàn toàn trước khi thoa dầu gội là bước cần thiết để gội đầu sạch. Nếu tóc bạn ướt từ trên xuống dưới, dầu gội sẽ tạo bọt tốt hơn và trải đều hơn, điều này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm dầu gội hơn khi gội đầu.
3. Sử dụng dầu xả sau dầu gội
Chúng ta đã quen với việc dùng dầu gội trước và sau đó thêm dầu xả. Nhưng một quy trình ngược lại thực sự hiệu quả hơn đối với một số loại tóc, bạn chỉ cần dùng dầu xả, sau đó xả sạch rồi gội lại bằng dầu gội. Phương pháp này phù hợp nhất với những mái tóc cần độ ẩm nhưng không thể dùng dầu dưỡng.
4. Bôi dầu gội vào phần đuôi tóc
Nếu bạn chỉ đang dùng dầu gội cho phần đuôi tóc thì đây là sai lầm nghiêm trọng, phần cần làm sạch là phần chân tóc - nơi tiết ra nhiều dầu, và phần da đầu. Bạn nên làm ướt toàn bộ tóc, tạo bọt nhẹ nhàng sau đó thoa đều từ chân tóc đến ngọn.
5. Gãi đầu bằng móng tay
Việc chà xát mạnh da đầu có thể gây trầy xước và cuối cùng có thể gây nhiễm trùng da đầu. Bên cạnh đó sợi tóc cũng dễ gãy hơn khi tóc ướt, việc chà xát mạnh có thể gây ra tình trạng xơ rối, gãy rụng và thậm chí có thể làm suy yếu các nang tóc. Cách tốt nhất để gội đầu là dùng ngón tay và lòng bàn tay để xoa, bóp nhẹ nhàng phần chân tóc.
6. Gội đầu bằng nước nóng
Nhiệt độ nước tốt nhất để gội đầu là nước ấm. Việc gội đầu bằng nước nóng có thể khiến các lọn tóc của bạn dễ bị gãy và làm chân tóc yếu đi. Bạn chỉ cần dùng nước ấm để mở lớp biểu bì tóc, giúp tóc hấp thụ dưỡng chất từ dầu xả tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên kết thúc quy trình này bằng cách xả tóc bằng nước lạnh, vì nó sẽ giúp đóng các lớp biểu bì và giữ cho tóc bạn không bị xoăn.
7. Sử dụng dầu xả cho chân tóc
Đừng bôi dầu xả lên da đầu, vì điều này sẽ khiến chân tóc của bạn tiết nhiều dầu hơn, có thể làm tắc nghẽn nang tóc, làm chậm quá trình phát triển của tóc. Nên nhớ đuôi tóc là đoạn cần dưỡng ẩm nhiều và đây mới chính là vị trí mà bạn nên bôi dầu xả.
8. Chải tóc khi tóc đang ướt
Tóc ướt là lúc tóc ở trạng thái yếu nhất vậy nên đừng dùng lược chải lúc này. Hay ngay cả việc vò cho tóc khô bằng khăn cũng có thể làm hỏng các sợi tóc của bạn. Cách tốt nhất để làm khô tóc một cách an toàn là dùng khăn mềm thấm nhẹ, để khô tự nhiên, sau khi đã khô hoàn toàn thì bạn mới dùng lược chải.
Lưu ý khi dùng dầu gội khô bạn nên chú ý Bạn nên chú ý cách dùng dầu gội khô dưới đây để mái tóc không bị tổn thương nhé. Dầu gội khô có tốt không? Bạn cần chú ý sử dụng dầu gội khô đúng cách. Nguồn ảnh: Internet Dầu gội khô là loại dầu gội không cần sử dụng nước, thường được xịt trực tiếp lên tóc. Loại dầu gội này sẽ...