5 mẹo nhỏ để có một tư thế lái xe lý tưởng
Nhiều người lái xe có xu hướng quên điều chỉnh vị trí lái, điều này có thể dẫn đến cảm giác lái xe không thoải mái và tiềm ẩn nguy hiểm.
Một vị trí lái xe lý tưởng là rất quan trọng để có được trải nghiệm lái xe thoải mái. Vị trí lái xe không tốt có thể dẫn đến các vấn đề về lưng, cũng như tăng khả năng bị thương trong trường hợp xảy ra tai nạn. Các phương tiện hiện đại có khả năng điều chỉnh lái hơn so với các phương tiện từ nhiều thập kỷ trước và bạn nên tận dụng lợi thế này.
Vị trí lái xe không tốt có thể dẫn đến các vấn đề về lưng. Ảnh: Indianauto
Khoảng cách chỗ ngồi
Bạn nên bắt đầu bằng cách điều chỉnh chỗ ngồi của mình. Vị trí lý tưởng của chỗ ngồi sẽ là vị trí dễ dàng nhất khi nhấn hoàn toàn ly hợp hoặc bàn đạp phanh. Vị trí ngồi quá gần hay quá xa hoặc chật chội sẽ dẫn đến cảm giác lái không thoải mái và có thể khiến người mới lái xe sẽ khó lái hơn.
Hầu hết các loại xe ngày nay đều có ghế lái có thể điều chỉnh độ cao. Nếu bạn có thân hình dài hơn so với chân, bạn nên cố gắng để ghế thấp hơn, ngược lại nếu bạn là người chân dài thì nên nâng chiều cao của ghế. Tốt nhất là mũi của bạn phải ở cùng độ cao với phần cao nhất của bảng điều khiển của xe.
Tựa lưng và tựa đầu
Video đang HOT
Vị trí tựa lưng tốt nhất là khi đầu bạn ngồi thẳng với cột sống, không phải khom lưng khi lái xe. Mặc dù ban đầu, việc giữ đầu của bạn thấp hơn có thể thoải mái, nhưng tư thế đầu thẳng sẽ ít mệt mỏi hơn.
Đối với tựa đầu, nên được đặt ở độ cao tương đương với phần cổ phía sau. Ngoài sự thoải mái, phần tựa đầu được thiết kế để giúp tránh bị va đập mạnh trong trường hợp có tai nạn. Tựa đầu quá thấp hoặc quá cao làm giảm khả năng của nó, có thể khiến bạn bị thương nặng.
Tư thế lái xe đúng và không đúng – Nguồn: Cartoq
Vô lăng
Các phương tiện hiện đại đi kèm với vô lăng có thể điều chỉnh độ cao và tầm với, do đó, bạn nên sử dụng chúng ở vị trí tốt nhất. Vị trí lý tưởng của vô lăng là nơi bạn có thể tựa cổ tay lên đầu vô lăng với khuỷu tay hơi uốn cong một chút. Vị trí vô lăng quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến cảm giác lái xe mệt mỏi. Chiều cao của vô lăng phải đủ cao để có thể nhìn thấy các vòng quay qua giữa bánh xe. Nếu vị trí quá thấp sẽ cản trở tầm nhìn của bạn trong bảng điều khiển, trong khi vị trí lái quá cao có thể khiến bạn mất tập trung khi nhìn phía trước đường.
Gương chiếu hậu bên trong và bên ngoài
Gương chiếu hậu bên trong (IRVM) nên được điều chỉnh ở vị trí mà bạn có thể nhìn thấy toàn bộ cửa sổ phía sau. Nếu bạn giữ IRVM ở gần giữa, bạn sẽ chỉ nhìn thấy một phần của cửa sổ phía sau.
Cả hai gương chiếu hậu bên ngoài (ORVM) phải được điều chỉnh đến mức bạn có thể nhìn thấy một nửa con đường và một nửa bầu trời. Bạn cũng có thể nhìn thấy một phần phương tiện của mình, khoảng 10% trong ORVM. Cần lưu ý rằng gương cánh có dạng lồi, giúp quan sát đường phía sau rộng hơn nhưng cũng khiến các vật thể ở xa hơn tưởng tượng. Luôn sử dụng IRVM của bạn khi chuyển làn hoặc đánh giá khoảng cách của xe khác phía sau.
Kinh nghiệm lái xe vào ban đêm đảm bảo an toàn
Tài xế hãy ghi nhớ kỹ những kinh nghiệm dưới đây để lái xe an toàn, thuận lợi vào ban đêm.
Kinh nghiệm lái xe ôtô an toàn vào ban đêm. Đồ họa: Trang Thiều
Giữ tốc độ phù hợp và tạo khoảng cách an toàn
Việc lái xe vào ban đêm thường khiến tầm nhìn của tài xế thấp hơn nhiều so với ban ngày. Vì vậy, bạn nên di chuyển ở tốc độ vừa phải và phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý việc giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với các xe phía trước để phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ xảy ra.
Tài xế có thể áp dụng nguyên tắc "4 giây" để căn chỉnh khoảng cách an toàn như sau: Chọn một điểm sáng xa nhất mà đèn cos rọi tới và đếm từ 1 đến 4 giây sau khi xe phía trước đi qua điểm này.
Sau 4 giây nếu xe của bạn chỉ vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì xe của bạn đang ở trong khoảng an toàn. Ngược lại, nếu xe vượt qua điểm sáng khi chưa đếm tới 4 giây thì bạn nên giảm tốc độ để giữ khoảng cách phù hợp.
Sử dụng chế độ chiếu sáng pha - cos hợp lý
Thông thường, đèn chiếu sáng trên xe ôtô sẽ có 2 chế độ là đèn pha và đèn cos. Trong đó, đèn pha được dùng để chiếu xa và đèn cos dùng để chiếu gần. Khi lái xe vào ban đêm trên các tuyến đường nội thành hay khu dân cư, tài xế nên giảm tốc độ và bật đèn cos để quan sát tốt tình trạng mặt đường.
Đối với đèn pha, do có với cường độ ánh sáng mạnh nên thường được sử dụng chạy trên các đoạn đường cao tốc hoặc ít phương tiện và không có xe đi ngược chiều để giúp người lái thấy được các chướng ngại vật và các biển báo từ xa.
Cảnh giác với động vật
Tài xế cần cảnh giác với những chướng ngại vật trên đường khi di chuyển vào ban đêm, đặc biệt là động vật. Khi di chuyển trên những đoạn đường ngoại ô hoặc đường rừng núi, nếu không may bắt gặp động vật băng qua đường, bạn hãy chủ động giảm tốc độ và quan sát thật kỹ phía sau vì có thể còn nhiều con vật khác chuẩn bị băng qua đường.
Vệ sinh kính xe sạch sẽ
Hãy thường xuyên kiểm tra và vệ sinh kính lái, gương chiếu hậu thật sạch sẽ để đảm bảo bạn luôn có một tầm nhìn tốt khi tham gia giao thông.
Việc làm này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của bạn khi di chuyển vào ban đêm.
Những "điểm mù" dễ gây tai nạn mà cánh tài xế cần phải biết Điểm mù khi điều khiển ô tô là một trong những yếu tố hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Việc triệt tiêu điểm mù là kỹ năng cần thiết của mọi lái xe. Điểm mù trước xe ôtô Tùy theo góc đánh lái xuất hiện điểm mù ở trước ôtô. Vì thế, để khắc phục...