5 mẹo giúp ô tô tránh bị nổ lốp
Người lái bỏ túi 5 mẹo giúp ô tô tránh bị nổ lốp kèm theo tập thói quen thường xuyên quan sát xe lẫn các yếu tố khác có thể hạn chế phần lớn tình trạng lốp xe gặp sự cố, hư hỏng khi dùng.
5 mẹo giúp ô tô tránh bị nổ lốp
Theo kinh nghiệm ô tô, người dùng muốn giúp ô tô tránh bị nổ lốp cần để ý đến tình trạng lốp non hơi vì chúng có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Kiểm tra lốp xe hàng tháng và trước các chuyến đi quan trọng để biết được mức độ hơi, độ căng của lốp, lốp có vết cắt hay không và đánh giá độ mài mòn. Lốp xe được bơm đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ và góp phần tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
Bạn có thể tìm thấy chỉ số hơi cần bơm cụ thể của xe được hiển thị trên bệ cửa hoặc nắp cổng sạc nhiên liệu và thậm chí cả trong hướng dẫn sử dụng xe. Kiểm tra áp suất lốp sau khi lốp đã nguội. Đừng quên kiểm tra cả mặt phía trong của lốp. Làm điều này bằng cách xoay các bánh xe ra ngoài để xem má trong lốp có hư hỏng tiềm ẩn hay không.
Áp lực hơi của lốp xe sẽ tăng lên trong thời tiết nóng và giảm đi trong thời tiết lạnh. Lốp xe có thể tăng hoặc giảm 0,45kg khi có chênh lệch 10 độ C. Việc kiểm tra áp suất không khí của lốp chỉ mất khoảng 5 phút. Cách tốt nhất để làm điều này là trang bị máy đo áp suất lốp dạng analog hoặc kỹ thuật số.
II. Căn chỉnh 4 bánh một cách thẳng hàng
Video đang HOT
Chạy xe vào ổ gà có thể khiến các bánh trước bị liệng và không còn ở vị trí thẳng hàng. Điều này gia tăng nguy cơ lốp xe bị nổ. Kiểm tra phần căn chỉnh bánh theo chỉ định trong hướng dẫn sử dụng xe. Việc căn chỉnh sai bánh xe có thể gây ra sự mài mòn lốp nhanh chóng và không đồng đều. Lúc đó, xe cần được sửa chữa bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
III. Trao đổi các lốp xe với nhau
Thường xuyên trao đổi 4 lốp xe luân phiên nhau sẽ giúp bạn đạt được độ mòn đồng đều hơn. Luôn luôn luân chuyển lốp sau khi xe chạy được một quãng đường nhất định theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh tình trạng các lốp mòn không đều và dễ bị nổ. Trung bình, người dùng nên trao đổi 4 lốp mỗi khi xe chạy được 9.600-13.000km.
IV. Kiểm tra độ sâu của rãnh lốp (gai lốp)
Sự mài mòn lốp bất thường có thể làm giảm khả năng bám đường của lốp xe. Hãy kiểm tra lốp xe xem có bị mòn không đều hay không, tìm kiếm các khu vực lốp quá cao và quá thấp hoặc các khu vực phẳng khác thường. Kiểm tra bên ngoài tất cả các lốp xe một cách thường xuyên để biết được độ sâu của rãnh lốp. Nhiều nhà sản xuất lốp và các cơ quan chính phủ khuyến cáo rằng độ bám đường sẽ bị ảnh hưởng khi độ sâu của rãnh lốp còn lại 4/32 inch (khoảng hơn 3mm). Bạn có thể đo độ sâu của rãnh lốp thông qua độ mờ của chữ trên lốp, dùng thước đo chuyên dụng hoặc dùng cách đo kinh điển thông qua đồng xu 1 cent của Mỹ.
5 mẹo giúp ô tô tránh bị nổ lốp – Không đục khoét rãnh xe và tránh mua nhầm lốp cũ phục chế
Người dùng cần lưu ý không được tự “làm mới” độ sâu rãnh lốp vì chúng cực kỳ nguy hiểm, ẩn chứa nguy cơ gây tai nạn do lốp xe mỏng, biến dạng nên không đảm bảo chất lượng cùng độ an toàn. Tương tự, người dùng cũng nên cẩn thận khi mua lốp để tránh tình trạng sử dụng các loại bánh “phục chế”.
V. Chú ý đèn hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS)
Nếu đèn của hệ thống giám sát áp suất lốp kích hoạt, hãy kiểm tra áp suất lốp xe. Nếu đèn bật sáng trong khi bạn đang lái xe, hãy ngay lập tức kiểm tra xem lốp xe có bị mất hơi hay không. Nếu TPMS cảnh báo mất áp suất hơi nhưng khi kiểm tra lốp vẫn thấy bình thường hãy xem xét thay thế cảm biến TPMS.
Theo DDDN
Nên lấy gió trong hay gió ngoài khi sử dụng điều hòa ô tô?
Nhiều lái xe phân vân không biết lúc nào nên bật chế độ lấy gió trong và lúc nào bật chế độ lấy gió ngoài khi sử dụng điều hòa ô tô.
Chức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều vô cùng quan trọng với xe hơi
Chế độ lấy gió trên ô tô được điều khiển bởi hệ thống điều khiển lấy gió. Đây là bộ phận quan trọng thuộc hệ thống điều hòa ô tô. Khi hệ thống hút gió vào chính là lấy không khí để tiến hành quy trình làm lạnh để cung cấp khí mát cho cabin xe. Không khí được lấy vào sẽ được thổi qua giàn nóng ô tô hay giàn lạnh ô tô để tăng/hạ nhiệt độ.
Trên hầu hết các loại ô tô hiện nay đều có chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa. Nút bấm chuyển chế độ có hình mũi tên xoay vòng ở bên trong hình chiếc xe. Điểm khác nhau giữa hai chế độ lấy gió chính là nguồn lấy gió. Lấy gió trong là hệ thống hút không khí có sẵn trong xe để tiến hành quy trình làm nóng hay làm lạnh. Còn lấy gió ngoài chính là lấy không khí bên ngoài xe đưa vào trong hệ thống điều hòa.
Công tắc để bật chế độ lấy gió ngoài trên xe
Chế độ lấy gió ngoài (Fresh Air mode)
Khi bật chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa sẽ hút trực tiếp không khí ở bên ngoài vào qua lọc gió rồi đến giàn lạnh làm mát rồi mới thổi vào cabin. Với chế độ lấy gió ngoài, không khí thường tươi mát hơn, nếu đi qua các vùng không khí trong lành và ít bụi. Hoặc những người sợ mùi điều hòa ô tô, nếu không bật điều hòa không khí thì nên bật chế độ lấy gió ngoài.
Nhược điểm lớn nhất của chế độ lấy gió ngoài là bị bụi và mùi lạ nếu xe đi qua khu vực có mùi hoặc bụi bẩn.
Công tắc để bật chế độ lấy gió trong trên xe
Chế độ lấy gió trong (Recirculation mode)
Đối với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng không khí tuần hoàn ở trong cabin đi qua lọc gió và đưa đến giàn lạnh để làm lạnh hoặc làm nóng không khí. Ưu điểm của lấy gió trong chính là thời gian diễn ra quá trình làm lạnh hay sưởi đều nhanh chóng và tiết kiệm nhiên liệu. Ví dụ như nhiệt độ trong xe đang là 25 độ C thì khi bạn muốn làm lạnh xuống 20 độ sẽ nhanh hơn việc bạn lấy gió ngoài nhiệt độ đang là 28 độ C. Như vậy khi di chuyển trên đoạn đường ngắn bạn nên sử dụng chế độ lấy gió trong để hiệu quả làm lạnh được cao nhất.
Tuy nhiên, những xe không có hệ thống điều hòa tự động, nếu lấy gió trong một thời gian dài sẽ gây thiếu oxi, ngột ngạt, buồn ngủ hoặc ngủ lịm đi, không có lượng khí tuần hoàn.
Tóm lại, chức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều quan trọng với xe hơi. Lấy gió trong giúp xe một phần tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng khi dừng một chỗ nên hạn chế dùng gió ngoài để tránh trường hợp khí CO tụ lại trong xe gây buồn ngủ dẫn đến tai nạn. Nếu hít phải khí CO vào máu sẽ thiếu oxi làm cho người hít phải buồn ngủ bất chợt và không thể cưỡng lại. Khi thời tiết ẩm hoặc hơi lạnh, nếu dùng lấy gió trong dễ bị hiện tượng kính mờ làm cản trở tầm nhìn.
Theo Giaothong
Những quy trình tài xế cần phải biết để bảo vệ tuổi thọ ô tô Để đảm bảo tuổi thọ của ô tô, chủ xe cần phải biết đến các quy trình bảo vệ xe, dù là nhỏ nhất. 1. Làm sạch xe đúng cách Những tưởng việc làm sạch xe là công đoạn dễ dàng nhất để khiến chiếc xe trở nên sạch sẽ và mới hơn nhưng không phải cửa hàng nào cũng thực hiện đúng...