5 mẹo đơn giản ‘thổi bay’ chứng đau nhức răng thường gặp ở bà bầu
Sử dụng 5 nguyên liệu phổ biến trong nhà dưới đây sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng hiệu quả trong suốt thai kỳ.
Sức khỏe răng miệng của bà bầu bị ảnh hưởng không ít trong thời kỳ mang thai. Quá trình thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể bà bầu mắc các bệnh răng miệng thường gặp như sưng nướu, ra máu chân răng, đau răng, sâu răng.
Khi bị đau răng, bà bầu thường có cảm giác đau buốt, khó chịu, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi. Việc sử dụng các thuốc giảm đau cũng cần hạn chế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu thường xuyên đối mặt với tình trạng đau răng – Ảnh minh họa: Internet
Do đó, không ít các bà bầu đều thắc mắc nên làm thế nào khi bị đau răng. Để giúp chị em khắc phục tình trạng này, trang Parenting đã gợi ý 5 cách giảm đau răng từ nguyên liệu tự nhiên hiệu quả trong thai kỳ.
Bà bầu bị đau răng nên làm thế nào?
Uống nước ép quả lựu
Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của quả lựu thường được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa mảng bám xuất hiện ở phụ nữ có thai.
Nước ép quả lựu sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng – Ảnh minh họa: Internet
Khi có hiện tượng sâu răng, bà bầu dùng khoảng 30ml nước ép quả lựu súc miệng hàng ngày để giảm đau và loại bỏ mảng bám trên răng. Mẹo chữa sâu răng cho bà bầu bằng nước ép lựu còn giúp làm giảm những cơn đau liên tục xuất hiện trong những tam cá nguyệt sau.
Video đang HOT
Thành phần nước trong nha đam chiếm đến 99%. Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, là một trong những nguyên liệu thích hợp giúp bà bầu làm giảm những cơn đau răng khó chịu trong thai kỳ.
Bà bầu có thể dùng nước súc miệng chiết xuất từ nha đam để trị đau răng – Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu có thể uống nước ép nha đam, ăn chè nha đam hoặc sử dụng nước súc miệng có thành phần chiết xuất từ nha đam để giảm cảm giác vùng răng bị đau buốt.
Bà bầu bị đau răng có thể sử dụng tỏi tươi thay vì sử dụng thuốc kháng sinh gây hại cho thai nhi. Chữa đau răng bằng tỏi tươi là phương pháp lâu đời ở nhiều nước trên thế giới.
Tính kháng khuẩn của tỏi tươi có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giảm cơn đau răng ở bà bầu – Ảnh minh họa: Internet
Khi bị đau răng, việc cần thiết bà bầu nên làm là đắp tỏi tươi tại vùng răng bị đau nhức. Thành phần kháng sinh tự nhiên allicin trong tỏi tươi sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau nhanh chóng mà không cần sử dụng thuốc giảm đau.
Sữa
Uống sữa bổ sung lượng canxi nhất định, giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe – Ảnh minh họa: Internet
Uống ít nhất 2 ly sữa bầu mỗi ngày cũng là giải pháp hiệu quả cho bà bầu khi bị đau răng hoặc bị sưng nướu. Vitamin K và canxi trong sữa sẽ giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe trong thời kỳ mang thai.
Bột baking soda
Đánh răng hoặc súc miệng bằng nước pha bột baking soda cũng giúp bà bầu giảm cảm giác đau răng – Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp này có tác dụng trong việc trung hòa các axit ảnh hưởng không tốt đến men răng.
Khi đánh răng, bà bầu hãy nhúng bàn chải đã làm ướt vào bột baking soda hoặc súc miệng bằng bột baking soda pha nước. Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm nướu răng khó chịu ở bà bầu.
Theo phunusuckhoe
Điều gì xảy ra khi hàng chục tỉ vi khuẩn trong miệng mất cân bằng?
Mỗi người trung bình có từ 20 - 100 tỉ vi khuẩn, thuộc hơn 700 loại khác nhau sống trong miệng. Một trong những điều kiện quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng là phải duy trì cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.
Chải răng thường xuyên giúp bảo vệ hiệu quả sức khỏe răng miệng - SHUTTERSTOCK
Vấn đề thường thấy khi mất cân bằng vi khuẩn trong miệng là chứng hôi miệng. Khi vi khuẩn có lợi hoạt động tốt, chúng sẽ tiết ra một loại protein giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn có hại, theo Health24.
Phần lớn vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám cũng như trên bề mặt răng. Một số loại thực phẩm có ích cho vi khuẩn có lợi, giúp ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.
Ngược lại, nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ giúp vi khuẩn xấu phát triển mạnh và gây bệnh răng miệng. Điều may mắn là phần lớn vi khuẩn trong miệng là có lợi, chỉ một số ít là có hại.
Một số loại vi khuẩn có lợi thường thấy là streptococcus salivariu, A12 và lactobacillus. Chúng có khả năng chống sâu răng, hạn chế hình thành mảng bám và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh răng miệng khác, theo Health24.
Vi khuẩn có hại thường thấy nhất là streptococcus mutans, tác nhân chính gây sâu răng. Trong khi đó, porphyromonas gingivalis lại là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu và nhiễm trùng nướu. Một số loại khác tạo ra khí lưu huỳnh và gây hôi miệng, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Sức khỏe răng miệng kém có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thế. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện những người mắc bệnh nha chu có nguy cơ bị động mạch vành cao gấp đôi người thường, theo Health24.
Một số bằng chứng khoa học gần đây cho thấy bệnh nướu răng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thêm 14%. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giải thích cơ chế sinh học của hiện tượng này.
Để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp sau:
Không hút thuốc.
Ăn các món giàu khoáng chất và vitamin.
Tránh ăn các món ăn vặt nhiều đường vì chúng sẽ gây mảng bám trên răng.
Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày.
Đi kiểm tra răng định kỳ.
Đếm khám nha sĩ nếu nướu bị ra máu hoặc sưng.
Theo thanhnien
Sức khỏe răng miệng thay đổi thế nào khi chúng ta già đi? Tin tốt là các vấn đề nha khoa bạn có thể gặp phải khi già đi thường có thể khắc phục được miễn là bạn vẫn cam kết đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Chăm sóc răng miệng thường được xem là lĩnh vực của giới trẻ. Trẻ em được khuyên chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên,...