5 mẹo dân gian giúp mẹ sau sinh khắc phục chứng tắc tia sữa
Chứng tắc tia sữa luôn khiến chị em sau sinh lo sợ vì không chỉ không có sữa cho con bú mà còn rất đau. Một số mẹo dân gian cực hay sau đây để chống tắc tia sữa các mẹ có thể tham khảo.
Trị chứng tắc tia sữa bằng hạt gấc, rượu trắng và lá mít
- Hạt quả gấc mài ra, hòa thêm chút rượu trắng tạo hỗn hợp sệt.
- Mẹ đem bôi lên ngực từ trên xuống, vừa bôi vừa vuốt nhẹ nhàng.
- Sau đó, lấy lá mít đã rửa sạch, vò nát, nhúng lược vào rồi chải xuôi theo ngực.
- Cuối cùng, dùng khăn mặt nhúng nước thật nóng, vắt khô và chườm lên bầu ngực kết hợp xoa hoặc day để làm thông thoáng tia sữa.
Mẹ nấu hoặc mua xôi nếp nóng hổi và đó bọc lại vào trong hai khăn vải mềm rồi chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ ‘thông’ và về đều cả hai bên.
Áp dụng hỗn hợp gừng trộn rượu trắng
- Mẹ dùng 0.5 kg gừng tươi giã hoặc xay nhuyễn trộn với rượu trắng thành 1 hỗn hợp như hồ đặc.
Video đang HOT
- Sau đó, mẹ trét hỗn hợp trên lên một chiếc khăn sạch rồi phủ thêm 1 lớp khăn xô vào đắp lên bầu vú bị tắc. (Không trùm lên núm vú).
- Mẹ mặc ngược áo khoác hoặc đắp chăn lên vùng ngực. Nằm yên 30 phút – 1 tiếng.
- Sau cùng, mẹ lấy khăn ấm lau sạch bầu ngực rồi lấy lược răng to chải từ trên bầu ngực xuống (bé trai 7 lần, gái 9 lần).
- Nếu vẫn còn tắc thì làm tiếp cho tới khi sữa phun ra là được.
Đắp lá bắp cải
- Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng.
- Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt)
- Mẹ đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh.
- Khi lá bắp cải bớt nóng, hơ tiếp lá khác đắp lên đến khi sữa chảy ra.
- Hoặc mẹ có thể dùng cách: quấn lá quanh đầu ngực, nhớ để hở đầu ti nhé. Thay lá 30 phút/lần, khi sữa bắt đầu chảy thì ngưng.
Đắp hành tím
Đây là phương pháp dân gian chữa tắc tia sữa đơn giản nhất. Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ sau sinh có ăn cá mè được không?
Cá mè là thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều thắc mắc đặt ra chị em sau sinh có nên ăn cá mè không?
Lợi ích sức khỏe từ cá mè
Cá mè thịt chắc, vị ngọt, béo nhưng không ngấy. Khéo léo chế biến, các bà nội trợ có thể nấu được những món ngon như cá mè kho tiêu, cá mè kho dưa cải, canh cá mè nấu chua... Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều acid béo không no; mật cá chứa sterol.
Trong Đông y, cá mè còn gọi là liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Bộ phận dùng làm thuốc là thịt, mỡ và mật cá.
Cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Trong sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá mà trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt.
Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Sau sinh ăn cá mè được không?
Trên một diễn đàn sức khỏe, nhiều mẹ thắc mắc, phụ nữ sau sinh có ăn cá mè được không. Bởi dinh dưỡng là vấn đề bất cứ sản phụ nữ cũng quan tâm hàng đầu, cá là thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên mới sinh có được ăn cá, cụ thể là cá mè hay không.
Đây là câu hỏi được đại đa số các chị em sau sinh quan tâm, thắc mắc.
Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt, thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa, đau đầu do phong hàn, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, gân cốt yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu hoá kém, chán ăn,...
Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ sau sinh nên ăn cá mè.
Món ăn thuốc từ các mè để các mẹ tham khảo.
Dùng trong các trường hợp hư huyết sau sinh và thiếu sữa :
Bài 1 : 1 con cá mè khoảng 500gr, hạt mướp khoảng 30g, lấy khoảng bột nghệ vàng 10g, và gia vị vừa đủ. Cá mè làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị và nghệ vàng băm nhỏ, thêm hạt mướp nấu thành canh, mỗi ngày ăn 1 lần.
Bài 2 : Cá mè 1 con 500g, mướp 30g, bột gia vị, gừng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch xắt khúc. Cá mè làm sạch, cho vào nồi cùng với gừng, bột gia vị, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tới chín nhừ là được. Ăn cá uống canh trong ngày.
Dùng cho người phù nề, tiểu tiện ít
Nguyên liệu: 1con cá mè, 30g đậu đỏ.- Cách chế biến: Cá mè làm sạch, đậu đỏ ngâm nước rửa sạch và cho vào nồi hầm nhừ cùng với cá mè. Dùng ăn liền trong khoảng 4-5 ngày.
Theo www.phunutoday.vn
Bật mí những loại thức ăn lợi sữa sau sinh giúp mẹ gọi sữa về nhanh chóng Bật mí những loại thức ăn lợi sữa sau sinh giúp mẹ gọi sữa về nhanh chóng 1. Cá diếc tươi Cá Diếc có màu trắng, thân dẹt, môi trường sống ở nước ngọt, chiều dài trung bình khoảng 15 - 30 cm. Trong cá diếc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị như: Protid 17,7%, Lipid 1,8%, Sắt 0,8mg%, các...