5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
Chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp ngay từ đầu, bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi.
Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm biết các nhu cầu của bé và làm thế nào để đáp ứng chúng.
Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn tự tin hơn khi lần đầu làm mẹ.
1. Cách bế và đỡ bé
Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.
- Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
- Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
2. Cho con bú
Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.
Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.
Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu… Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.
3. Giúp bé ợ hơi
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.
- Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.
- Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
- Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.
4. Cho bé ngủ
Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:
- Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
- Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
- Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
5. Dỗ bé nín khóc
Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.
- Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
- Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
- Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
- Cho bé tắm nước ấm.
Theo Mask online
9 biểu hiện bỡ ngỡ của phụ nữ lần đầu làm mẹ
Lần đầu làm mẹ, niềm hạnh phúc vô bờ song cũng có biết bao điều bỡ ngỡ. 9 biểu hiện bỡ ngỡ dưới đây hầu như bất cứ người phụ nữ nào làm mẹ lần đầu cũng từng trải qua.
1. Luôn có một số điện thoại khẩn cấp
Bạn luôn có một số điện thoại để gọi khẩn cấp không kể ngày đêm. Đó là số của người mà bạn tin tưởng có thể giải đáp cho bạn tất cả các thắc mắc cần thiết liên quan tới mọi vấn đề của con. Và khi họ nhấn mạnh rằng việc con bị hắt hơi là chuyện hết sức bình thường thì bạn lại không tin tưởng và bắt đầu lên mạng tìm kiếm mọi thông tin cần thiết vì e ngại nó ảnh hưởng tới... tính mạng của con.
2. Đo nhiệt độ cơ thể bé luôn tay
Thay vì chỉ cần dùng tới 1 cặp nhiệt độ để do thân nhiệt cơ thể con, bạn phải dùng đến 3 nhiệt kế và đo liên tục. Điều này cũng không giúp con bớt sốt đi đâu mà nó chỉ làm cho con cảm thấy hoảng sợ hơn vì sự lo lắng của bạn mà thôi.
3. Kiểm tra hơi thở của con suốt đêm
Mỗi đêm cứ nửa giờ bạn lại thức dậy một lần chỉ để kiểm tra xem hơi thở của con. Đôi khi bạn lại cảm giác là hơi thở của con quá nhanh hoặc quá chậm. Có khi bạn sẽ thức luôn cả đêm chỉ để kiểm tra xem con có thở hay không.
4. Bẽn lẽn khi cho con bú
Những lần đầu bạn cho con bú sẽ mất khoảng 10 phút hoặc hơn chỉ để loay hoay sao cho con có thể bú được một cách thoải mái mà bạn không bị lộ... ngực. Cũng chính vì sự bẽn lẽn này của bạn sẽ khiến con hờn khóc chỉ vì không đáp ứng kịp nhu cầu của con.
5. Chụp ảnh con liên tục
Bé nháy mắt, bé nheo mày, bé ngáp ngủ... tất cả các biểu hiện của con đều khiến bạn thích thú và bạn sẽ chụp ảnh con liên tục bất kể lúc nào, nhiều người sẽ nhìn bạn và cảm nhận được sự "cuồng con" của bạn.
6. Bạn bị ám ảnh với những sự kiện quan trọng
Đối với những người lần đầu làm mẹ, mỗi hành động của con đều hết sức đặc biệt và ghi dấu ấn mãi không thôi. Ví như chiếc răng đầu tiên của con, lần đầu con biết bò, lần đầu con biết gọi "mẹ"... tất cả những điều này với các bà mẹ trẻ luôn là dấu ấn quan trọng và đáng nhớ suốt cuộc đời.
7. Lo lắng thái quá
Chỉ vết sưng nhỏ trên trán con cũng khiến bạn lo lắng, bệnh viện luôn là lựa chọn hàng đầu cho mỗi thắc mắc về sức khỏe của con. Đối với bạn, cẩn thận đến bệnh viện kiểm tra còn hơn là ngồi nhà và lo lắng.
8. Có thể tận hưởng giấc ngủ trưa với con
Bạn hoàn toàn có thể ôm con ngủ trưa một cách ngon lành, có thể bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao trước đây chưa bao giờ bạn cần phải ngủ trưa nhưng đó là khi bạn chưa có con. Cảm giác ôm đứa con yêu của mình vào lòng và cùng con chìm vào giấc ngủ sẽ vô cùng tuyệt vời.
9. Bạn tỉ mỉ trong mọi vấn đề
Những bà mẹ trẻ vốn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái nên không tránh khỏi việc đôi khi quá tỉ mỉ hoặc cứng nhắc trong mọi vấn đề. Ví dụ như việc tiệt trùng núm vú giả, thay vì tiệt trùng qua nước nóng bạn nghĩ còn phải cho vào lò vi sóng sấy khô mới an toàn
Theo Phununews
Những điều cần biết khi nắn xương cho trẻ Nắn xương là một hành động tốt giúp cho cơ thể bé hoạt động linh hoạt hơn, tuy nhiên, việc thực hiện cần phải phù hợp và có hiểu biết. Nắn xương là một phương pháp không sử dụng thuốc dựa trên các mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của tất cả các mô trong cơ thể. Trước hết, tất...