5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút

Theo dõi VGT trên

Nga và Mỹ đang biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng mang đủ lượng đầu đạn để hủy diệt cả thế giới.

Tàu ngầm chiến lược là một trong những vũ khí răn đe uy lực nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Điều này thúc đẩy Nga và Mỹ phát triển nhiều loại tàu ngầm được trang bị kho vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt thế giới chỉ trong nửa giờ.

Mỹ bắt đầu chế tạo t àu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio để răn đe Liên Xô từ cuối thập niên 1970. Tổng cộng có 18 trong 24 tàu được đóng trong giai đoạn 1976-1997, mỗi chiếc có giá trị tương đương gần 3 tỷ USD hiện nay.

5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút - Hình 1

Tàu ngầm USS Alaska thuộc lớp Ohio về cảng hồi đầu năm 2019. Ảnh: US Navy.

Với lượng giãn nước 18.750 tấn khi lặn và chiều dài 175 m, lớp Ohio là mẫu tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Mỗi tàu có thể mang 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) UGM-133 Trident II D5 có tầm bắn 11.300 km. Mỗi tên lửa mang được tối đa 12 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 5,7 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Mỗi tàu ngầm hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 ống phóng, nhiều hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.

Các tàu trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai ống phóng không chứa tên lửa được chuyển đổi thành cửa mở đặc biệt, cho phép triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân. Chúng cũng được dùng để phóng tàu lặn không người lái (UUV), tàu ngầm chở đặc nhiệm, phao định vị thủy âm và các loại cảm biến dưới nước khác.

Báo cáo Đánh giá chung về Tình trạng Hạt nhân (NPR) được Lầu Năm Góc công bố năm 2010 cho thấy hải quân Mỹ luôn duy trì 12 tàu Ohio tuần tra trên biển, trong khi hai chiếc được đưa vào cảng bảo dưỡng định kỳ.

Lớp Ohio sở hữu nhiều tính năng uy lực nhưng đang dần trở nên lỗi thời, những chiếc đầu tiên sắp hết niên hạn hoạt động. Điều đó buộc hải quân Mỹ phát triển siêu tàu ngầm lớp Columbia để thay thế.

Tàu ngầm lớp Columbia dài 170 m và có lượng giãn nước gần 21.000 tấn, được thiết kế với tính năng tàng hình và nhiều công nghệ hiện đại của thế kỷ 21. Lò phản ứng thế hệ mới của lớp Columbia cho phép tàu hoạt động với tần suất cao hơn và không cần nạp nhiên liệu trong thời gian dài hơn.

Mỗi tàu ngầm lớp Columbia được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident D5, ít hơn 8 quả so với lớp Ohio. Mỹ dự định đóng mới 12 tàu ngầm lớp Columbia với tổng chi phí gần 350 tỷ USD, chiếc đầu tiên sẽ được khởi đóng vào năm 2021, đưa vào biên chế năm 2031 và hoạt động trong tối thiểu 42 năm.

Tuy nhiên, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) hồi cuối năm 2017 cảnh báo dự án này có thể đi vào vết xe đổ của siêu tiêm kích F-35 và tàu sân bay lớp Ford do ứng dụng quá nhiều công nghệ mới và chưa được kiểm chứng, khiến thời gian phát triển và chi phí chế tạo vượt xa dự kiến.

Video đang HOT

Nga cũng không chịu thua kém khi liên tục ra mắt các mẫu tàu ngầm mới, đồng thời nâng cấp những chiếc có từ thời Liên Xô để bảo đảm năng lực răn đe đối thủ.

Tàu ngầm hạt nhân Đề án 955 Borei được Viện Thiết kế Rubin nghiên cứu, phát triển và bàn giao cho quân đội Nga chiếc đầu tiên năm 2013. Tàu dài 170 m, rộng 13,5 m và có lượng giãn nước 24.000 tấn, tốc độ tối đa khi lặn đạt 56 km/h và tầm hoạt động không giới hạn.

5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút - Hình 2

Tàu ngầm Yury Dolgorukiy thuộc Đề án 955 Borei. Ảnh: Oleg Kuleshov.

Vũ khí chính của lớp Borei là 16 tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava với tầm bắn trên 9.000 km. Mỗi tên lửa Bulava có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân với sức mạnh tương đương 1,5 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa có kích thước nhỏ gọn, sở hữu tốc độ bay và khả năng cơ động cao, vượt qua được nhiều lá chắn tên lửa đạn đạo tối tân hiện nay.

Sau ba chiếc sử dụng thiết kế nguyên bản, Nga bắt đầu đóng biến thể 995A Borei-A từ năm 2012 với những cải tiến đáng kể về hệ thống thông tin liên lạc, giảm độ ồn và tăng diện tích khoang sinh hoạt cho thủy thủ đoàn. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến biên chế ít nhất 8 tàu ngầm lớp Borei, gồm ba chiếc nguyên bản và 5 tàu Borei-A.

Xương sống của hạm đội tàu ngầm chiến lược Nga hiện nay vẫn là 6 tàu ngầm Đề án 666BDRM Delfin được chế tạo trong giai đoạn 1981-1992. Mỗi tàu dài khoảng 166 m và có lượng giãn nước hơn 18.000 tấn.

Vũ khí chính của lớp Delfin là 16 tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva. Mỗi quả có thể mang tối đa 8 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 2 triệu tấn TNT. Tên lửa đạt tầm bắn 8.300 km khi mang tải tối đa, hoặc 11.550 km nếu giảm số lượng đầu đạn.

Mẫu tàu ngầm này có thể lặn sâu tới 400 m và phóng hết cơ số tên lửa ở độ sâu 55 m trong khi di chuyển, cho phép nó ẩn mình và tung đòn tấn công bất ngờ khiến đối phương khó đối phó.

Ngoài hai mẫu tàu ngầm chiến lược trên, hải quân Nga còn sở hữu vũ khí rất lợi hại là tàu ngầm tấn công đa năng Đề án 855 Yasen. Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, Yasen không phải tàu ngầm hạt nhân chiến lược truyền thống, nhưng tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr với 40 quả đạn 3M-14K đạt tầm bắn trên 2.500 km của nó đủ sức đe dọa lãnh thổ Mỹ.

5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút - Hình 3

Tàu ngầm Kazan thuộc lớp Yasen-M ra biển cuối năm 2018. Ảnh: Oleg Kuleshov.

Các tàu ngầm thuộc lớp Yasen và bản nâng cấp toàn diện Yasen-M có lượng giãn nước 13.800 tấn, có thể hoạt động ở độ sâu 520 m, tốc độ khi lặn 57 km/h, thủy thủ đoàn 64 người và có thể hoạt động trong 100 ngày liên tục.

Nga đã hạ thủy 3 chiếc, trong đó chiếc đầu tiên mang tên Severodvinsk thuộc Đề án 855 nguyên bản, các tàu còn lại đều ứng dụng thiết kế trong Đề án 855M “Yasen-M”. Chúng có tốc độ cao và độ ồn rất thấp, có thể dễ dàng tiếp cận khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ và tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong nội địa nước này.

Không chỉ các chuyên gia Nga, giới phân tích phương Tây và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ cũng cho rằng tàu ngầm lớp Yasen và Yasen-M là đối thủ đáng gờm nhất của hải quân Mỹ. Chuẩn đô đốc Dave Johnson, cựu sĩ quan tại Bộ tư lệnh Các hệ thống Hải quân Mỹ (NAVSEA), cho biết ông ấn tượng với tàu ngầm Nga đến mức đã cho dựng mô hình tàu Severodvinsk bên ngoài văn phòng của mình.

Vũ Anh (Theo National Interes t)

Theo vnexpress.net

Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải "lác mắt"

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã từng có những thời gian rất bị động, khi phụ thuộc nặng nề vào hạm đội tàu ngầm để đối phó với lực lượng hải quân Mỹ.

Để giải quyết thế bí, một loại ngư lôi siêu tốc độ cho tàu ngầm Liên Xô đã được chế tạo. Cho đến nay, thế giới chưa có loại ngư lôi nào có thể so sánh với nó về tốc độ.

Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải lác mắt - Hình 1

Shkval - ngư lôi siêu tốc độ không đối thủ của Nga (ảnh: Editions)

Một trong những vũ khí dưới nước sáng tạo nhất từng được Liên Xô phát triển là ngư lôi siêu tốc VA-111 Shkval. Sự tồn tại của vũ khí này đã được Liên Xô giữ bí mật trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và chỉ được công bố vào giữa năm 1990.

Trang bị động cơ tên lửa, VA-111 Shkval có khả năng đạt tốc độ đáng kinh ngạc, lên tới 200 hải lý mỗi giờ (gần 400 km/giờ). Vào thời điểm đó, những ngư lôi tiên tiến nhất trên thế giới mới chỉ đạt vận tốc trên 92km/giờ. Làm thế nào mà các kỹ sư Liên Xô có thể vươn tới bước đột phá như vậy?

Theo thiết kế truyền thống, ngư lôi thường sử dụng cánh quạt hoặc lực hơi để đẩy. Ngư lôi Shkval được thiết kế theo một cách khác - sử dụng động cơ tên lửa đẩy.

Một vấn đề khác được giải quyết khi chế tạo ngư lôi Shkval, đó là lực cản của nước. Những nhà thiết kế của Liên Xô khi đó, đã giải quyết vấn đề này bằng hệ thống chuyển nhiệt lượng phát ra từ đuôi ngư lôi lên phần đầu.

Trong quá trình phóng dưới nước, Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ lượng nước cản trước mặt, để di chuyển với tốc độ gần 400km/giờ. Đây là vận tốc được các nhà khoa học ngày nay đánh già là "siêu giới hạn".

Liên Xô còn trang bị cho ngư lôi Shkval đầu đạn hạt nhân, biến nó trở thành loại khí tài đáng sợ nhất trong lòng đại dương.

Shkval được thiết kế từ những năm 1960. Đây được xem là phương tiện tấn công chiến lược của Liên Xô vào các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của NATO lúc bấy giờ.

Ngư lôi Shkval mang theo đầu đạn hạt nhân và di chuyển với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nó tiêu diệt mục tiêu ngay cả khi đã bị phát hiện bởi tốc độ kinh hồn, khiến đối phương không kịp có thời gian xoay xở.

Ngư lôi Shkval có đường kính tiêu chuẩn 533 mm và tải được đầu đạn hạt nhân nặng 230kg. Shkval bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1978 và phục vụ chính thức trong hải quân Liên Xô kể từ thời điểm đó.

Ngư lôi vô địch tốc độ của Nga sản xuất từ thời Liên Xô, nay vẫn khiến Mỹ phải lác mắt - Hình 2

Shkval sẽ làm bốc hơi toàn bộ nước xung quanh khi di chuyển (ảnh: Netnews)

Giống như bất kỳ loại vũ khí nào khác, Shkval cũng có những hạn chế. Vì sử dụng động cơ tên lửa, nên loại ngư lôi này phát ra tiếng ồn rất lớn, dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là nhược điểm trên lý thuyết, bởi như đã nói, với tốc độ khủng khiếp, Shkval sẽ không cho phép đối phương có thời gian trở tay.

Nhược điểm thứ hai của ngư lôi Shkval, đó là không thể sử dụng các bộ phát tín hiệu dẫn đường truyền thống. Tiếng ồn quá lớn của Shkval phát ra thường gây nhiễu tín hiệu của các hệ thống định vị dẫn đường. Vấn đề đặt ra là phải có một bộ dẫn đường chuyên biệt dành cho loại ngư lôi ồn ào này.

Năm 1997, Mỹ cũng phát triển loại ngư lôi gắn động cơ tên lửa đẩy tương tự như Shkval, nhưng sau đó dự án này bị dừng lại vì "không đáp ứng" được yêu cầu của hải quân nước này.

Hiện những tàu ngầm Nga là tàu ngầm duy nhất trên thế giới được trang bị ngư lôi Shkval, với phiên bản trang bị đầu đạn thường. Nga cũng bán ra nước ngoài một phiên bản khác của Shkval là Shkval E.

Năm 2004, nhà thầu quốc phòng Đức - Diehl-BGT đã công bố Barracuda, một loại ngư lôi có khả năng di chuyển tới vận tốc 194 hải lý/giờ (hơn 350km/giờ). Tuy nhiên, Barracuda chỉ mang tính trình diễn chứ không thể sản xuất hàng loạt và đem bán ra thị trường như Shkval của Nga. Đến nay, Shkval vẫn là loại ngư lôi vô địch về tốc độ.

Theo danviet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'

Sao việt

23:39:23 17/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, mặn mà sau sinh con thứ 2. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hâm nóng tình cảm khi cùng ra sân chơi Pickleball.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.