5 mẫu súng nhái AK-47 tệ nhất trên thế giới
AK là một trong những loại súng trường sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Tuy nhiên, do cơ chế đơn giản mà độ tin cậy cao, đây là vũ khí bị sao chép nhiều nhất.
Dưới đây là một trong những loại súng trường sao chép AK tệ nhất:
Type 86S (Trung Quốc)
Khẩu Type 86S của Trung Quốc.
Khẩu súng sử dụng cơ chế hoạt động của AK nhưng lại có tay cầm phía trên giống khẩu FAMAS của Pháp và tay nắm phía trước giống Steyr AUG.
Type 86S không thu hút nhiều người mua và chỉ được bán với số lượng hạn chế.
PA md. 86 (Romania)
PA md. 86 là phiên bản độc lập của khẩu AKM-47, sử dụng loại đạn 5,45 mm được các nước thuộc khối Đông Âu sử dụng. Tuy nhiên, khẩu súng trường nặng hơn các phiên bản AK-47 khoảng một kg.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh cơ chế hoạt động lỗi thời, khẩu Md. 86 có một tay cầm bằng gỗ ở phía trước giống Md. 65 dù không thật sự cần thiết.
Kbk wz. 1988 Tantal (Ba Lan)
Phiên bản Ba Lan của khẩu AK-47 được thiết kế để có trọng lượng nhẹ hơn và tính năng hiện đại hơn. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động phức tạp khiến độ tin cậy của súng giảm, liên tục bị kẹt đạn và không bắn được.
Video đang HOT
Kbk wz.1988 của Ba Lan.
Chuyên gia vũ khí Igor Zenchuk nhận xét: “Từ năm 1990 đến 1994, khoảng 25.000 khẩu súng đã được sản xuất và sau đó chương trình vũ khí này bị hủy. Phần lớn các khẩu Kbk nay đều xuất hiện ở vùng Trung Đông còn Ba Lan đã chuyển sang sử dụng các loại vũ khí của NATO”.
Tabuk (Iraq)
Điểm đặc biệt của Tabuk là nó có phiên bản bán tự động được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu về một loại súng bắn tỉa tầm ngắn trong chiến tranh Iran – Iraq vào những năm 1980.
Phiên bản súng bắn tỉa của khẩu Tabuk, sản xuất tại Iraq.
Tuy nhiên, súng chỉ là một khẩu bán tự động nên không mang lại nhiều lợi ích trong chiến đấu.
PA md. 65 (Romania)
Khẩu súng trường này được thiết kế với dáng vẻ khác thường. Chuyên gia vũ khí Igor Zenchuk cho biết, nếu các khẩu AK của Liên Xô và Nga có thể dễ dàng sử dụng, phiên bản Romania cần phải làm quen khá nhiều trước khi bắn.
Vào năm 1965, Romania đã thử nghiệm khá nhiều. Họ chế tạo họng súng riêng, giảm bớt chiều dài nòng súng, lắp thêm tay cầm không cần thiết. “Tôi cho rằng các phiên bản Romania không còn bất kỳ đặc điểm nào giống với khẩu AK”, ông Igor Zenchuk cho hay.
Khẩu PA md.65 của Romania.
Khẩu súng này được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới và thậm chí còn xuất hiện trong cuộc xung đột tại Nam Ossetia vào năm 2008. Tuy nhiên, quân đội Gruzia lại ưa chuộng khẩu XM-15, một phiên bản M4 của Mỹ và thường được dùng bởi các công ty quân sự tư nhân hơn Md. 65.
Theo Tri Thức
Những nghi án sao chép của súng trường AK-47
Nhà thiết kế Kalashnikov đã chắt lọc những tinh hoa công nghệ súng trường trước đó để tạo nên AK-47 mà không sao chép bất kỳ mẫu vũ khí nào.
Nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov và khẩu AK-47. Ảnh: AP
Ngay khi mẫu thiết kế súng trường tiến công AK-47 được giới thiệu rộng rãi với công chúng, đã xuất hiện rất nhiều thông tin cho rằng, nhà thiết kế Kalashnikov sao chép các mẫu vũ khí khác để tạo nên AK-47.
Theo Firearmshistory, Kalashnikov đã vay mượn ý tưởng thiết kế mẫu súng trường STG-44 của Đức quốc xã.
Thoạt nhìn, thiết kế bên ngoài của AK-47 cũng tương đối giống với STG-44. Giới quân sự đưa ra nhiều thông tin cho rằng AK-47 và M16 đều là những hậu duệ có ảnh hưởng từ STG-44.
Tuy nhiên, ý tưởng thiết kế AK-47 của Kalashnikov manh nha từ năm 1942, trong khi đến năm 1943, STG-44 vẫn là một bí mật của Đức quốc xã.
Hơn nữa, bản chất thiết kế của STG-44 thuộc loại súng ngắn bắn nhanh, còn gọi là MP-44 (phiên âm tiếng Đức là Maschinenpistole 44, có nghĩa là súng tiểu liên). STG-44 vẫn chưa phải là một súng trường tiến công đúng nghĩa của nó.
Trong khi đó, bản chất thiết kế của AK-47 là một súng trường tiến công (tức là một khẩu súng có uy lực như súng trường, máy cò có thể chọn chế độ bắn và tốc độ bắn như súng tiểu liên), từ bản chất thiết kế đã cho thấy hai mẫu súng này không liên quan đến nhau.
STG-44(ở trên) vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của súng trường tiến công, trong khi đó AK-47 (ở dưới) mới chính là súng trường tiến công tiêu chuẩn đầu tiên của thế giới.
Cũng có thông tin cho rằng, AK-47 có cơ chế hoạt động tương tự khẩu carbine M1 Garand của Mỹ.
Điều này cũng không hoàn toàn đúng, M1 Garand là một loại súng trường bán tự động, máy cò của nó chỉ có thể bắn phát một. Trong khi đó, máy cò của AK-47 có thể chọn chế độ bắn phát một hoặc liên thanh.
Kalashnikov đã lấy ý tưởng bộ phận đẩy về của M1 Garand nhưng ông phải thiết kế lại hoàn toàn để phù hợp với cơ chế hoạt động của AK-47 khác xa so với M1.
Chưa dừng lại ở đó, có thông tin cho rằng, Kalashnikov đã sao chép mẫu thiết kế TKB-415 của Bulkin và mẫu AVS-31 của Simonov.
Trên thực tế, Kalashnikov và nhóm thiết kế của ông đã xem xét tất cả các thiết kế súng trường trước đó mà không cần phải "phát minh lại cái bánh xe".
Sự tương đồng về hình dáng bên ngoài giữa các khẩu súng là điều hoàn toàn bình thường.
Hầu hết các súng trường tiến công đều hoạt động theo nguyên tắc trích khí.
Tuy nhiên, mỗi nhà thiết kế lại phát triển những kiểu trích khí và bộ phận đẩy về khác nhau, mỗi thiết kế lại có điểm mạnh, yếu riêng.
Tạp chí Popular Mechanics đã xếp AK-47 là một trong 11 khẩu súng làm thay đổi lịch sử chiến tranh thế giới. Ảnh: Wikipedia
AK-47 được xem là một sự kết tinh và phát triển lên một tầm cao mới của công nghệ súng trường trước đó.
Kalashnikov từng nói: "Rất nhiều binh sĩ quân đội Nga đã hỏi tôi làm thế nào người ta có thể trở thành một nhà thiết kế và làm thế nào để thiết kế các loại vũ khí mới.
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời, mỗi nhà thiết kế có con đường riêng của mình và có những thành công hay thất bại riêng".
"Nhưng có một điều rõ ràng trước khi cố gắng tạo ra một cái gì đó mới, điều quan trọng cần phải có một sự đánh giá tốt nhất tất cả mọi thứ đã tồn tại trong lĩnh vực đó. Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm để xác thực vấn đề này".
Phương châm thiết kế của Kalashnikov là lấy tính hiệu quả trong chiến đấu và đơn giản trong sản xuất đặt lên hàng đầu.
Quan điểm thiết kế này có được nhờ những kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của ông cũng như những phàn nàn của các binh sĩ Hồng quân mà ông có dịp tiếp thu.
AK-47 không chỉ là đại diện cho quan điểm của nhà thiết kế, Kalashnikov đã cụ thể hóa những mong ước của binh sĩ trên chiến trường vào trong thiết kế của mình.
Đó cũng chính là đại diện cho đường lối phát triển vũ khí cá nhân của Liên Xô.
Kalashnikov đã xem xét tất cả các thiết kế súng trường trước đó, ông cùng nhóm thiết kế đã chắt lọc những cái hay khắc phục những điểm yếu để tạo ra một thiết kế mới hoàn hảo hơn.
Nói cách khác Kalashnikov đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết kế súng trường và AK-47 đã trở thành một chuẩn mực mới cho súng trường tiến công trên thế giới.
Theo Tri Thức
Súng trường M16 ra đời như thế nào? Phát triển chậm hơn AK-47 gần một thập kỷ song điều đó không giúp cho M16 nổi bật mà thậm chí còn tệ hơn. Ra đời để cạnh tranh với AK-47 Nếu như AK-47 là đại diện tiêu biểu cho đường lối phát triển vũ khí cá nhân của Liên Xô thì M16 lại là sản phẩm đặc trưng phong cách Mỹ. Nói...