5 mẫu ôtô đi chán, bán vẫn “hời” tại Việt Nam
Toyota Vios, Altis, Camry hay Hyundai Avante, SantaFe là 5 mẫu xe đi chán, bán vẫn “hời” tại Việt Nam bởi đây là những chiếc xe có giá trị bán lại cao.
Tại Việt Nam, với nhiều người, xe hơi là của để dành, để tích lũy nên giá bán lại là điều đáng quan tâm khi họ mua xe. Giá bán lại của xe cũ phụ thuộc vào việc nó còn tốt hay không, có hay bị hỏng vặt, chi phí sử dụng tiếp theo thế nào?
Khi đi mua xe, tâm lý chung của người mua là càng dễ bán lại thì càng muốn mua, nhiều người càng muốn mua lại càng dễ bán lại…vòng xoay đó ngày càng tạo nên một lợi thế về tâm lý mua hàng cực kỳ hiệu quả cho những mẫu xe dưới đây.
1. Toyota Corolla Altis (đời 2006)
Giá xuất xưởng năm 2006 của Toyota Corolla Altis khoảng 34.000USD (quy đổi từ tỷ giá USD và VNĐ thời điểm đó xe Corolla Altis có giá khoảng 580 triệu đồng). Tuy nhiên, giá hiện tại trên thị trường xe cũ của mẫu xe này dao động từ 460 đến 480 triệu đồng. Nghĩa là dùng một chiếc xe sau 10 năm, giá xe chỉ giảm khoảng 100 triệu đồng, tương đương khấu hao chỉ 10 triệu đồng/năm.
Corolla Altis 2006 được trang bị động cơ với công nghệ hàng đầu VVT-i tạo nên sự bứt phá và sức mạnh vượt trội, hội tụ cả 3 tính năng ưu việt: vận hành mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu và thải khí sạch hơn.
Kiểu dáng không xuất sắc, trang bị đơn giản, nhưng đây là chiếc xe tin cậy và đã chứng tỏ được uy tín trên thị trường toàn cầu trong suốt 43 năm qua (từ khi ra đời năm 1966).
2. Toyota Vios E (đời 2009 – 2013)
Mức giá dành cho Vios E sản xuất từ năm 2009 đến 2013 hiện vào khoảng 430 đến 545 triệu đồng. Mức hao hụt theo từng năm trung bình chỉ 20 triệu đồng.
Dù nội thất xuống cấp sau vài năm sử dụng nhưng việc linh, phụ kiện thay thế sẵn có và rẻ khiến việc tân trang xe dễ dàng hơn.
Toyota Vios E được trang bị động cơ I4 VVT-i 1.5L, công suất cực đại 107 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 141 Nm tại 4.200 vòng/phút, đi kèm hộp số sàn 5 cấp.
3. Hyundai Avante (đời 2011)
Video đang HOT
Giá bán của Hyundai Avante phiên bản 2011 dao động từ 490 đến 510 triệu đồng. So với giá xe mới đang ở mức 575 triệu đồng, giá trị còn lại của xe cũ vẫn tương đối cao. Tính ra, chí phí hao hụt của xe mỗi năm chỉ khoảng 20-25 triệu đồng, tương đương Vios E.
Hyundai Avante 1.6 AT sử dụng động cơ 4 xi lanh 1.6L, sản sinh công suất cực đại 121 mã lực tại vòng tua 6.200 vòng/phút cùng mô-men xoắn cực đại 152 Nm tại vòng tua 4.200 vòng/phút.
4. Toyota Camry 2.4 và 3.0 (đời 2006)
Giá xuất xưởng 2006: 51.600USD và 65.000USD. Giá hiện tại trên thị trường xe cũ: 33.000 – 35.000USD.
Tuy có sự khác biệt về trang bị cũng như giá xuất xưởng, nhưng cả hai mẫu Camry này có giá bán tương đương sau 3 năm. Camry cũng hơn hẳn nhiều đối thủ trên thị trường sedan hạng trung cao cấp về giá bán lại.
5. Hyundai SantaFe (đời 2006)
Mẫu xe nhập khẩu của Hyundai ra mắt tại Việt Nam vào tháng 10/2006, với giá: 51.900USD. Giá bán lại hiện tại trên thị trường xe cũ: 35.000 – 37.000USD.
Là dòng xe nhập khẩu phổ dụng, SantaFe cũng được người tiêu dùng đánh giá cao về kiểu dáng và tiện nghi. SantaFe cũng là một trong những chiếc xe SUV hot nhất trên thị trường xe nhập khẩu trong nhiều năm qua.
Theo Autodaily
Quyết tăng thuế, tan tành mộng ôtô ngoại giá rẻ
Dự kiến mở rộng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu đang gặp làn sóng phản ứng dữ dội từ cả doanh nghiệp nhập khẩu lẫn lắp ráp xe trong nước. Cuộc họp kín gần đây của Bộ Tài chính vẫn chưa đi đến sự thống nhất nào.
Đâu là sự công bằng?
Thực ra, người khởi xướng cho việc thay đổi mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô lại không phải là Bộ Tài chính, mà chính là VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp xe trong nước).
Cách đây 2-3 năm, VAMA đã đệ trình kiến nghị này tới Bộ Tài chính cũng như ở các diễn đàn kinh tế lớn. Đó là việc thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước chuyển từ giá bán buôn hiện nay sang giá xuất xưởng. VAMA cho rằng, cách tính thuế dựa trên giá bán buôn hiện nay là không công bằng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở ô tô nhập khẩu.
Giá bán buôn đối với ô tô trong nước đã bao gồm cả chi phí tiếp thị, bán hàng, nhưng giá tính thuế đối với ô tô nhập khẩu chỉ là giá CIF, chưa bao gồm chi phí tiếp thị, bán hàng trên và lãi nhà nhập khẩu.
VAMA tính toán khoảng chênh lệch về giá tính thuế này lên tới 5%, doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ chịu thiệt hơn nhiều.
Trong văn bản gần đây nhất hồi đầu tháng 5, VAMA còn đề nghị lộ trình "giảm" giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước, từ 100% xuống 80% giá xuất xưởng. 20 điểm phần trăm còn lại không tính do đây là khoảng chênh lệch cao hơn chi phí sản xuất trong nước so với chi phí sản xuất xe ô tô nhập khẩu, cần được hỗ trợ.
Giá tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ không chỉ đánh trên giá CIF, sẽ còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Tuy nhiên, ngay tại cuộc họp nội bộ tại Bộ Tài chính hôm 27/5, một đại diện lãnh đạo của Honda Việt Nam đã hé lộ ra rằng, thực ra, với ô tô nhập khẩu thì giá CIF về Việt Nam cũng đã bao gồm cả chi phí marketing, bán hàng được công ty mẹ hỗ trợ.
Song, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt, thay vì lùi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt - từ giá bán buôn xuống giá xuất xưởng cho ô tô trong nước theo mong đợi của VAMA, Bộ Tài chính đã đưa ra cách khác là tăng cao hơn nữa cho ô tô nhập khẩu. Giá tính thuế ô tô nhập khẩu sẽ không chỉ đánh trên giá CIF, sẽ còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Lý do được Bộ Tài chính đưa ra cũng là vì đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp ô tô trong nước và nhập khẩu.
Ô tô nội - ngoại đều phản ứng mạnh
Tại cuộc họp, đại diện của Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính khẳng định, đề xuất giá tính thuế mới như vậy đã nhận được sự thống nhất của 20 cơ quan liên quan gửi văn bản góp ý.
Song, thực tế là cộng đồng doanh nghiệp ô tô, cả VAMA lẫn các nhà nhập khẩu đều phản ứng dữ dội.
Cộng đồng doanh nghiệp ô tô, cả VAMA lẫn các nhà nhập khẩu, đều phản ứng dữ dội với đề xuất giá tính thuế mới.
Trong văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính hôm 15/5, VAMA bày tỏ sự thất vọng khi "không thấy chính sách này góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô phát triển". Thậm chí, còn "e ngại rằng, xe CBU - nhập khẩu sẽ chiếm lĩnh thị trường và ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ trở nên yếu hơn sau năm 2018. Điều đó cũng gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế do thâm hụt thương mại khổng lồ", VAMA viết.
10 nhà nhập khẩu chính hãng xe sang và siêu sang đã cùng ký văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ để phản đối đề xuất này của Bộ Tài chính và kiến nghị, giữ nguyên như hiện nay.
Trong số này, có nhiều tên tuổi như Audi, Bentley và Lamborghini, BMW, Jaguar - Land Rover, Porche, Renault, Rolls-Royce, Subaru và Volkswagen.
Các nhà phân phối chính hãng cho rằng, nhận định của VAMA hay Hiêp hôi cơ khí Viêt Nam về sự chưa công bằng trong tính thuế đều là chưa chính xác và mang tính chủ quan.
Các doanh nghiệp này giải thích, hiện nay, các nhà nhập khẩu chính hãng đều là một nhà phân phối buôn đứt bán đoạn đối với nhà sản xuất chính hãng. Đây là cơ sở quan trọng thấy rằng, CIF đã bao đầy đủ các yêu tố giá vốn và chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng, nghĩa là có sự tương đồng với giá bán buôn của nhà sản xuấ lắp ráp trong nước.
10 nhà nhập khẩu xe sang đều e ngại, nếu thay đổi giá tính thuế sẽ tạo ra sự phức tạp trong cách tính thuế, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, trong việc báo cáo thuế cũng như xây dựng chính sách bán hàng của các doanh nghiệp.
"Chắc chắn, việc tính thuế theo cách mới sẽ giúp tăng thu thuế, nhưng sẽ đẩy giá bán xe ô tô lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu chính hãng lên cao. Người tiêu dùng không được lợi vì giá xe quá cao", công văn của nhà nhập khẩu phân tích.
Chưa kể, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sẽ không có động lực để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm lắp ráp trong nước, tác động tiêu cực đến thị trường ô tô của Việt Nam.
Chưa biết Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến các doanh nghiệp quá trái chiều nhau như thế nào, nhưng hiện có nhiều thông tin cho rằng, dù có làn sóng phản đối, Bộ này sẽ vẫn giữ nguyên đề xuất thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô để trình chính thức lên Chính phủ.
Năm 2014, Việt Nam nhập 31.566 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, kim ngạch 363 triệu USD. 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập 14.047 xe dưới 9 chỗ ngồi với giá trị kim ngạch là 164 triệu USD.
Nếu tới đây, giá tính thuế cho xe ô tô nhập "nới" thêm phần bán hàng ở nội địa, nghĩa là khoảng 20-30% trong giá bán xe, thì chắc chắn, ngân sách sẽ tăng thu tới cả nghìn tỷ. Doanh nghiệp có thể vẫn bảo toàn được lãi nhưng giá ô tô Việt Nam trong lộ trình giảm thuế nhập khẩu, chắc chắn không dễ chịu chút nào.
Theo Phạm Huyền
Vef
Có dưới 600 triệu chọn mua xe sedan nào Bài viết sẽ tổng hợp những mẫu Sedan trong tầm giá dưới 600 triệu cùng một vài tiêu chí để khách hàng định hướng cho mình mẫu xe phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và sở thích bản thân. Với những khách hàng đang tìm kiếm một mẫu xe trong phân khúc này thì 80% là chiếc xe đầu tiên mà...