5 mẫu chiến đấu cơ “đáng gờm” nhất của Nga
Tạp chí National Interest của Mỹ nhận định không quân Nga đang sở hữu 5 loại máy bay quân sự “đáng gờm”, đe dọa “soán ngôi” các máy bay tối tân của Mỹ như F-22 hay F-35.
Tạp chí Mỹ nhận xét rằng, với hiệu quả hoạt động không hề thua kém các máy bay Mỹ và châu Âu, các phi cơ quân sự của Nga luôn được đánh giá là có sức hấp dẫn, giá thành rẻ và dễ dàng thay thế phụ kiện. Bởi vậy, lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới sử dụng các máy bay của Liên Xô và các chiến đấu cơ thế hệ mới của Liên bang Nga.
Dưới đây là 5 loại máy bay quân sự “đáng sợ nhất” của Mátxcơva theo thứ tự tăng dần về uy lực, theo đánh giá của National Interest:
“Kẻ tấn công sườn” Sukhoi Su-27
Phi đội Sukhoi Su-27 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Sukhoi Su-27 (tên ký hiệu của NATO là “Flanker”, tức “Kẻ tấn công sườn”) là máy bay tiêm kích phản lực linh hoạt bậc nhất từng được chế tạo của Nga. Su-27 bay lần đầu trong thập niên 1970 và được đưa vào phục vụ Không quân Liên Xô từ năm 1985.
Dòng phi cơ này được sản xuất nhằm đối đầu với loại F-15 và F-16 của Mỹ. Theo tạp chí Mỹ, Su-27 vượt xa F-16 và F/A-18 về tốc độ bay với vận tốc tối đa đạt tới 2.525 km/giờ (F-16 là 2.200 km/giờ và F/A-18 là 1.900 km/giờ). Trang Air Power của Úc cũng xếp Su-27 trên F/A-18E/F Super Hornet về mặt tốc độ, hoả lực, tầm hoạt động, khả năng điều khiển linh hoạt và sự nhanh nhẹn.
Tác chiến tốt trong bán kính 750 km, Su-27 có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối không bao gồm tên lửa tầm trung R-27R1. Hiện nhiều lực lượng không quân trên thế giới sử dụng Su-27, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
Tiêm kích phản lực MiG-29
Một máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 MiG-29. (Ảnh: Sputnik)
Xuất hiện vào năm 1977 và được đưa vào sử dụng vào năm 1983, MiG-29 là loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô thiết kế chế tạo. MiG-29 hiện vẫn còn phục vụ trong quân đội Nga và một số quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết. Tương tự Su-27, MiG-29 được thiết kế để cạnh tranh với F-15 và F-16 của không quân Mỹ.
Nhỏ hơn Su-27 nhưng vượt trội ở tính tiện dụng, MiG-29 cũng từng được Không quân Đức từng đánh bay nhanh hơn F-16 của Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Air&Space đánh giá rằng: “MiG-29, giống với người tiền nhiệm MiG-15, là một mẫu máy bay cực kì đáng chú ý. Liên Xô đã bắt kịp được công nghệ hàng không của Mỹ”.
Theo Sputnik, MiG-29 cũng là chiến đấu cơ đa chức năng và có thể được trang bị các tên lửa không đối không như AA-8 và các loại tên lửa không đối đất như AS-12.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35
Một chiến đấu cơ Sukhoi Su-35. (Ảnh: Sputnik)
Theo National Interest, Su-35 Flanker-E, một biến thể hiện đại hơn của Su-27, là mẫu chiến đấu cơ tiềm năng nhất đang hoạt động trong không quân Nga. Su-35 có thiết kế hiện đại hơn Su-27, có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội Nga trong giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh. Hiện mẫu máy bay này vẫn đang được thử nghiệm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.
Tạp chí Mỹ cho biết Su-35 được trang bị động cơ mạnh ngang với chiến đấu cơ thế hệ 4 là Sukhoi T-50. Dù có tốc độ tối đa 2.390 km/giờ, chậm hơn một chút so với phiên bản gốc Su-27, Su-35 lại sở hữu bán kính chiến đấu lên đến 1.600 km, lớn hơn khá nhiều so với người tiền nhiệm.
Theo Sputnik, Su-35 có thể phóng vũ khí khi đang bay ở tốc độ siêu âm (khoảng Mach 1,5) và độ cao 15.000m, đồng thời được trang bị các tính năng điện tử hàng không tiên tiến, và mang theo được nhiều loại vũ khí. Bởi vậy, National Interest cho rằng Su-35 có thể là một đối thủ nguy hiểm của bất kì chiến đấu cơ nào từ Mỹ, trừ Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt).
Hiện số nước đang cân nhắc mua máy bay này, trong đó có cả Trung Quốc, nước đang “gây hấn” trên Biển Đông.
Tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50/PAK FA
Một chiếc tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50/PAK FA. (Ảnh: Sputnik)
Với tốc độ bay tối đa 2.600 km/giờ, PAK FA “vượt mặt” tất cả các chiến đấu cơ thời Chiến tranh lạnh của Liên Xô.
Theo tạp chí Mỹ, chiến đấu cơ tàng hình đa chức năng PAK FA là “câu trả lời” của Nga trước các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-22 Raptor và F-35 Lightning II (Tia chớp II). Hiện một số quan chức quốc phòng Mỹ đang hoài nghi liệu chiến đấu cơ đa chức năng PAK FA có thật sự bay nhanh hơn F-35 hay không.
National Interest trích dẫn lời của Trung tướng Dave Deptula, cựu lãnh đạo tình báo không quân Mỹ cho biết: “PAK FA có thiết kế phức tạp, chứng tỏ rằng nó có khả năng ít nhất bằng và thậm chí còn hơn các máy bay tàng hình của Mỹ…”
Theo Sputnik, PAK FA được trang bị cả hệ thống tên lửa không đối không và không đối đất, bao gồm tên lửa không đối không R77 và hai quả bom diệt hạm 1.500 kg. Một số nguồn tin cho hay mẫu máy bay này có thể được trang bị pháo tự động 30 mm Gsh-30-1 có thể bắn đến 1.800 viên đạn/phút.
PAK-FA hiện đang trải qua giai đoạn thử nghiệm. Dù gặp phải một vài trục trặc, chiếc đầu tiên được kỳ vọng sẽ được đưa vào sử dụng trong không quân Nga vào năm sau. Theo kế hoạch, đến năm 2017, nó sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Máy bay ném bom siêu thanh Tupolev Tu-160
Một máy bay ném bom siêu thanh Tupolev Tu-160. (Ảnh: Sputnik)
Nga gần đây tuyên bố khôi phục việc sản xuất loại máy bay ném bom chiếc lược Tupolev Tu-160 Blackjack, oanh tạc cơ có tốc độ siêu nhanh (tối đa 2.220 km/h), đánh bại hoàn toàn các máy bay ném bom của Mỹ như B1-B Lancer (1.448 km/h) và B-52 (1.000 km/h).
Sở hữu bán kính chiến đấu ấn tượng 7.300 km, Tu-160 từng có chuyến bay vượt Đại Tây Dương từ Murmansk đến Venezuela hồi năm 2008. Theo Sputnik, máy bay này còn có thể mang theo vũ khí hạt nhân, chẳng hạn tên lửa Kh-55MS mang đầu đạn hạt nhân (tầm bắn 3.000 km).
National Interest dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu nhận xét Tu-160 là dòng phi cơ “đặc biệt đi trước thời đại nhiều thập niên”. Ông cũng khẳng định rằng: “Cho tới nay vẫn nó vẫn còn các tiềm năng chưa được khai thác hết”.
Mátxcơva hiện đã lên kế hoạch sản xuất thêm 50 chiếc Tu-160 phiên bản nâng cấp với tên gọi Tu-160M2 từ năm 2023.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ National Interest, Sputnik
Nhật Bản "khát" chiến đấu cơ
Mạng tin Defense News tiết lộ, Nhật Bản có thể đối mặt với tình hình thiếu hụt máy bay chiến đấu trong thập kỷ tới, trong bối cảnh quốc gia này lên kế hoạch "cho nghỉ hưu" một số chiến đấu cơ cũ kỹ như F-2 và F15 bắt đầu từ năm 2020.
Các chiến đấu cơ F-15 của Nhật sẽ bắt đầu được loại bỏ vào cuối thập niên 2020. (Ảnh: Defense News)
Hiện Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản đang sở hữu 223 chiếc F-15, 94 chiếc F-2 (một phiên bản máy bay tầm xa biến thể của F-16C của Lockheed Martin) và dòng F-4 Phantom II (mẫu máy bay tiêm kích ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi) do hãng McDonnell Douglas sản xuất.
Trên thực tế, Nhật Bản đã bắt đầu loại bỏ dần những chiếc F-4 Phantom khỏi biên chế, giống như nhiều nước khác từng thực hiện, trong đó có Mỹ (quốc gia từng cho về hưu những chiếc F-4 cuối cùng vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước).
Cùng lúc, Nhật Bản tiến hành nâng cấp những chiếc chiến đấu cơ F-2 và F-15, bao gồm cải thiện khả năng không chiến của dòng máy bay F-15. Tuy nhiên, F-2 không còn phát huy nhiều hiệu quả trong lực lượng không quân Nhật Bản và do đó, Tokyo dự định sẽ "cho về hưu" hàng loạt trong thập niên 2020. F-15 cũng sẽ bắt đầu được loại bỏ vào cuối thập niên 2020, cho dù một số bản cập nhật vẫn còn hữu dụng.
Trước những diễn biến này, Phó Chủ tịch Nhóm nghiên cứu Không gian và Quốc phòng Teal Group, Richard Aboulafia, cho rằng Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản có thể đối mặt với sự thay đổi cơ cấu lực lượng nghiêm trọng trong thập kỷ tới. Vấn đề lớn hơn là không quân Nhật Bản chưa hề có sự thay thế tương xứng cho máy bay F-15.
Một nhà phân tích quân sự tại Nhật Bản cho biết, F-2 hiện là dòng máy bay rất tệ và việc loại bỏ nó là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, Nhật Bản hiện chưa có máy bay thay thế cho F-15. Điều đó đồng nghĩa với Tokyo sẽ phải mua các mẫu chiến đấu cơ mới thay thế như F-22 hay F-35.
Nhật Bản đã cố gắng mua mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ, song Washington hiện đang vướng lệnh cấm xuất khẩu F-22 ra nước ngoài.
Thay vào đó, Tokyo chuyển hướng sang mua 42 chiếc F-35 Joint Strike Fighters (máy bay tiêm kích tấn công kết hợp) vào năm 2011 cho chương trình thay thế của mình.
Đánh giá về F-35, ông Aboulafia nhận định, mẫu máy bay này có thể không phải là tuyệt vời nhất trên phương diện tốc độ, khả năng xoay trở, tầm bay và trọng tải, song nó sở hữu khả năng tàng hình và các công nghệ cảm biến hiện đại, những điều sẽ góp phần cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản.
Dù có thêm 42 chiếc F-35 song Nhật Bản vẫn đi sau trong cuộc đua với Trung Quốc và Nga, hai "đối thủ" đang nhanh chóng cải thiện khả năng không chiến của mình.
Một sự thay thế khả dĩ khác là mẫu máy bay tàng hình F-3 mà Nhật Bản đang cố gắng tự sản xuất. Tokyo hy vọng mẫu máy bay này có thể hoàn thiện vào khoảng thập niên niên 2030. Tuy nhiên, dù chương trình này có thành công hay thất bại, thì trước mắt Tokyo vẫn phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt chiến đấu cơ trong thời gian tới.
Ngọc Yến
Theo Dantri/Defense News
Sức ép của phương Tây lên Nga đã đạt tới giới hạn? Có lẽ chỉ khi 2 bên hứng trọn mọi ảnh hưởng nặng nề từ sự đối đầu, họ mới chịu ngồi lại để tìm giải pháp thiết thực nhất. NATO định mở thêm mặt trận thông tin ở Đông Âu Ngày 29/3, các phương tiện truyền thông Latvia đưa tin, thủ đô Riga của họ gần đây đã trở thành nơi đặt một...