5 lý do Mỹ không thể tấn công Triều Tiên giống Syria
Cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ nhằm Syria và sự khó đoán của Tổng thống Donald Trump đã dẫn lới những đồn đoán rằng Triều Tiên có thể là mục tiêu tiếp theo cho một hành động quân sự đơn phương.
Các xe tăng của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh sáng ngày 15/4 (Ảnh: AP)
Mặc dù chính quyền Mỹ đã ngụ ý rằng giải pháp quân sự là một trong những phương án đang được xem xét, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên không phải là Syria, bởi hành động quân sự chống lại quốc gia Đông Bắc Á gây ra những rủi ro lớn hơn nhiều, Thời báo Hoa nam Buổi sáng nhận định.
1. Vì sao Mỹ không thể tấn công Triều Tiên như đã làm với Syria?
Bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh. Chiến sự đã ngừng vào ngày 27/7/1953 theo một thỏa thuận ngừng bắn. Nếu Mỹ khởi động một cuộc tấn công, nước này sẽ vi phạm hiệp ước được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
2. Đâu là khác biệt quan trọng nhất giữa Triều Tiên và Syria?
Mặc dù Syria được tin là theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân nhưng các khả năng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và khẳng định đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân, mặc dù các tuyên bố như vậy chưa được kiểm chứng độc lập. Bình Nhưỡng cũng gặp phải hàng loạt thất bại trong khi phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan hồi năm ngoái.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự tin rằng Triều Tiên đã học được những bài học từ các thất bại đó và thậm chí vẫn có thể phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa được trang bị vũ khí hạt nhân có thể vươn tới Mỹ trong vòng 4 năm tới, khi ông Donald Trump vẫn đang tại vị.
3. Vì sao Trung Quốc sẽ bảo vệ Triều Tiên nếu nước này bị Mỹ tấn công?
Trung Quốc là đồng minh của Triều Tiên. Vào năm 1961, hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác hữu nghị và hỗ trợ song phương Trung-Triều, trong đó cả hai bên cam kết trợ giúp tức thì quân sự và các trợ giúp khác trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ bên ngoài. Thỏa thuận được gia hạn 2 lần và có hiệu lực tới năm 2021.
4. Vì sao Trung Quốc muốn một giải pháp hòa bình và phản đối giải pháp quân sự mà Mỹ cân nhắc?
Trung Quốc lo ngại rằng người Triều Tiên có thể ồ ạt đổ sang các tỉnh biên giới với Trung Quốc nếu chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ. Từ quan điểm địa chính trị, Bắc Kinh coi Triều Tiên là một vùng đệm để chống lại sự tiếp cận tiềm tàng của các cường quốc liên minh với Mỹ, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
5. Ngoài Trung Quốc, những nước nào cũng phản đối tấn công quân sự Triều Tiên?
Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều thiên về giải pháp phi quân sự. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ cách biên giới với Triều Tiên 40km và đặc biệt có nguy cơ bị nguy hiểm nếu Triều Tiên bị tấn công.
Ông Sam Gardiner, một Đại tá không quân Mỹ về hưu, từng được tạp chí The Atlantic dẫn lời rằng Mỹ “không thể bảo vệ Seoul, ít nhất là trong 24 giờ đầu xảy ra một cuộc chiến tranh, và có thể là trong 48 giờ đầu”. Thậm chí cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng từng tranh luận gay gắt về khả năng ném bom lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên vào năm 1994, khi các quan chức quân đội thuyết phục ông rằng cường độ chiến đấu với Triều Tiên “có thể lớn hơn bất kỳ cuộc chiến nào mà thế giới từng chứng kiến kể từ cuối Chiến tranh Triều Tiên”.
An Bình
Theo Dantri
Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (GSDF) ngày 23/10 đã tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều phương tiện quân sự. Cũng tại sự kiện, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố giao phó cho SDF những nhiệm vụ mới ở nước ngoài trong khuôn khổ luật an ninh.
Theo Japan Today, phát biểu tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: "Các bạn sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới theo luật. Đó là những nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình quý giá". Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF).
Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, các nhiệm vụ của lực lượng SDF được mở rộng, bao gồm nhiệm vụ trợ giúp nhân viên Liên Hợp Quốc bị các nhóm vũ trang tấn công khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF, khoảng 280 phương tiện quân sự gồm xe tăng, thiết giáp và khoảng 50 máy bay.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét liệu có giao nhiệm vụ mở rộng này cho đơn vị GSDF tiếp theo của nước này tới Nam Sudan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay không.
Một số hình ảnh trong lễ duyệt binh hôm 23/10 của GSDF:
Thủ tướng Shinzo Abe tham dự lễ duyệt binh của lực lượng SDF Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (áo trắng) tham dự lễ duyệt binh hôm 23/10.
Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Thủ tướng Abe phát biểu và giao nhiệm vụ mới cho các thành viên của SDF.
Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trình diễn tại lễ duyệt binh.
Khoảng 50 máy bay cùng tham gia lễ duyệt binh của SDF hôm 23/10.
Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản diễu hành qua lễ đài.
Các phương tiện quân sự phô diễn sức mạnh tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka hôm 23/10.
Lính bộ binh thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh.
Lực lượng không vận tham gia lễ duyệt binh thường niên ở căn cứ Asaka.
Lực lượng thiết giáp tham gia duyệt binh hôm 23/10.
Lực lượng binh sĩ nữ của SDF duyệt binh qua lễ đài.
Nhiều quan chức cấp cao, các cựu chiến binh và người dân Nhật Bản đã tới dự lễ duyệt binh hoành tráng ở căn cứ Asaka.
Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF và 280 phương tiện quân sự.
Thành Đạt
Theo Dantri
Loạt ảnh hiếm cuộc duyệt binh hoành tráng ngày 2/9/1985 ở Hà Nội Lễ duyệt binh ngày 2/9/1985 hay còn gọi là nhiệm vụ A85 được coi là cuộc duyệt binh lớn nhất trong lịch sử Việt Nam với sự tham gia của 30.000 người. Ngày 2/9/1985, nước ta tổ chức duyệt binh kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và 40 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong...