5 lý do để khẳng định Covid-19 không phải là cúm
Trang Forbes vừa đưa ra 5 lý do để khẳng định lần nữa rằng Covid-19 không phải là cúm.
Các nhà khoa học Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19 tại Trung tâm Vabiotech – ẢNH: NGỌC THẮNG
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã và đang để lại nhiều hậu quả, thiệt hại về người lẫn kinh tế trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận thức rõ sự nguy hiểm và khác thường của căn bệnh này mà chỉ xem nó như bệnh cúm thông thường.
Trang Forbes vừa đưa ra 5 lý do để khẳng định lần nữa rằng Covid-19 không phải là cúm.
1. Covid-19 dễ lây hơn và tốc độ lây nhanh hơn cúm: Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, virus SARS-CoV-2 có hệ số lây nhiễm cơ bản (được ký hiệu là Ro) vào khoảng từ 2 đến 4, trong khi Ro đối với bệnh cúm mùa ở mức 1,28.
Xác định Ro là cách đơn giản nhất để xác định khả năng lan truyền của một loại bệnh truyền nhiễm. Theo đó, hệ số Ro càng lớn, khả năng kiểm soát dịch bệnh càng thấp.
2. Covid-19 gây tử vong nhiều hơn cúm: Theo thống kê của CDC Mỹ, 34.000 người đã chết do cúm mùa năm 2019. Trong khi đó, Covid-19 hiện đã tước đi mạng sống của hơn 220.000 người tại Mỹ trong 8 tháng qua (phát hiện ca đầu tiên vào giữa tháng 2.2020).
Tính riêng ở Mỹ, cứ 37 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 thì có 1 ca tử vong, trong khi với bệnh cúm, 2.000 ca nhiễm bệnh thì có 1 ca tử vong. Rõ ràng, Covid-19 có khả năng gây chết người cao hơn 54 lần so với cúm thông thường.
3. Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh cúm hơn Covid-19: Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh cảm cúm. Ngược lại, phương pháp điều trị
Covid-19 vẫn còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Theo đó, trong số 4 nhóm thuốc kháng virus đã được xem xét sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 (bao gồm Remdesivir, Chloroquine/Hydroxychloroquine, Lopinavir/Ritonavir, ivermectin) chỉ có Remdesivir được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị sử dụng và loại thuốc này chỉ được dành để điều trị bệnh nhân thở máy.
Chiều 15.10, phát hiện 2 người trở về từ Mỹ mắc Covid-19, Việt Nam có 1.124 bệnh nhân
4. Chưa có vắc xin cho Covid-19: Một điều quan trọng hơn cả là vắc xin cho virus SARS-CoV-2 vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Thực tế, đã có hơn 180 loại vắc xin được điều chế cho Covid-19 nhưng tất cả đều chưa được chứng thực tính hiệu quả, cũng như chưa được đưa vào sử dụng phổ biến. Mặt khác, có ít nhất 8 loại vắc xin đã được chứng thực và phổ biến dùng cho việc phòng ngừa bệnh cúm.
5. Không ai có kháng thể của SARS-CoV-2 từ trước: Các nhà khoa học ước tính rằng có 1/3 số người trên 60 tuổi có kháng thể của virus cúm (H1N1)pdm09, ngay cả khi virus cúm có khả năng biến chủng. Trong khi đó, với đại dịch Covid-19, đối tượng có khả năng tử vong cao lại là những người trên 60 tuổi, chứng tỏ họ chưa hề có kháng thể của virus SARS-CoV-2 từ trước.
Đến nay, những biện pháp phòng ngừa Covid-19 phổ biến mà chúng ta có chỉ là: đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách trong cộng đồng. Rõ ràng, với mức độ nguy hiểm của Covid-19, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch hiện có để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú?
Thông thường khi mắc Zona hoặc Herpes có thể sử dụng acyclovir bôi hoặc uống để điều trị. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và cho con bú nếu bị Zona hoặc Herpes việc dùng loại thuốc này có an toàn?
Thuốc acyclovir trong điều trị kháng virus
Thuốc acyclovir có mặt trong rất nhiều sản phẩm thuốc trên thị trường như: acirax, acyvir, azalovir, dovirex, kemivir, lacovir, osafovir... là thuốc kháng virus; được dùng trong điều trị nhiễm virus Herpes simplex (type 1 và type 2) lần đầu và tái phát ở niêm mạc - da (viêm miệng, lợi, bộ phận sinh dục), viêm não - màng não, ở mắt (viêm giác mạc).
Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng trong điều trị Zona, dự phòng biến chứng mắt do Zona mắt. Ngoài ra, thuốc còn có một số chỉ định khác như dùng điều trị nhiễm virus Varicella Zoster, thủy đậu.
Với mỗi loại bệnh, nặng hoặc nhẹ, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc, liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không đáng có. Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với thuốc hoặc một số thành phần của thuốc.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên, nên điều trị với thuốc acyclovir càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ở dạng uống, cần thay đổi liều acyclovir tùy chỉ định. Với dạng bôi, dùng qua da (dạng thuốc mỡ) cũng cần bôi ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng để có hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, khi có triệu chứng cần đi khám tại các phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời.
Nên ưu tiên dùng thuốc tại chỗ khi có thể đối với phụ nữ cho con bú.
Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Aciclovir hấp thu kém qua đường uống, sinh khả dụng 10 - 20%, phân bố rộng trong dịch cơ thể và cơ quan. Thuốc chậm thải trừ hơn ở bệnh nhân giảm chức năng thận. Khi bôi lên da, thuốc hấp thu rất ít. Khi dùng đường uống, thuốc qua được hàng rào nhau thai; phân bố được vào sữa mẹ với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ.
Thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
Độc tính của thuốc acyclovir trên phụ nữ có thai
Một số bằng chứng hiện tại trên người không cho thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ dùng acyclovir trong thời kỳ mang thai. Sử dụng acyclovir tại chỗ điều trị Herpes cũng không cho thấy tác hại nào.
Độc tính của thuốc acyclovir trên phụ nữ cho con bú
Các nhà khoa học cho biết, chưa quan sát thấy các triệu chứng độc tính trên trẻ bú mẹ, và ngay cả kể sử dụng acyclovir trên trẻ sơ sinh cũng cho thấy dung nạp tốt. Sử dụng acyclovir tại chỗ trên diện tích da nhỏ, xa vùng cho con bú ít gây nguy hiểm với trẻ bú mẹ.
Ngay cả với liều aciclovir cao nhất ở mẹ, nồng độ aciclovir trong sữa chỉ khoảng 1% và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ, tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng.
Sử dụng thuốc acyclovir an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú
Ở phụ nữ có thai: Nếu chỉ định thuốc kháng virus đường toàn thân điều trị tình trạng nặng ở mẹ mang thai, hoặc để bảo vệ thai nhi tránh nhiễm trùng trong tử cung với lợi ích vượt trội so với nguy cơ, thuốc được ưu tiên và đánh giá tốt hơn cả đó là acyclovir hoặc valacyclovir. Acyclovir cũng là thuốc ưu tiên sử dụng điều trị tại chỗ Herpes.
Ở phụ nữ cho con bú: Mặc dù aciclovir được ưu tiên hơn cả nếu có chỉ định điều trị kháng virus trong thời kỳ này nhưng vẫn nên thận trọng. Nếu có thể, nên dùng đường tại chỗ.
Có thể cho con bú khi sử dụng acyclovir tại chỗ hoặc đường toàn thân điều trị Herpes. Với dạng tại chỗ, chỉ nên dùng các kem hoặc gel thân nước, tránh thuốc mỡ để hạn chế lượng parafin trong thuốc mỡ trẻ nuốt phải khi bú mẹ của trẻ.
Khi sử dụng thuốc, người dùng đôi khi buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường hiếm và nhẹ, tự hết, nhưng nếu có các triệu chứng nặng, nên ngưng thuốc ngay và báo cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
Nỗi lo mùa đông 9 tháng sau sự bùng phát của đại dịch, số ca tử vong trên toàn cầu do Covid-19 đã lên tới 1 triệu người vào tuần trước. Ảnh minh họa/INT Con số này được cho là dấu hiệu đáng báo động, khi không ít chuyên gia sức khỏe dự đoán, tỷ lệ đó có thể tăng hơn gấp đôi trong 3 tháng tới....