5 lý do chồng có đứng đắn đến mấy cũng dễ sa lưới tình công sở, chị em cẩn thận nhé
Dưới đây là những lý do khiến chồng công sở dù có vợ đẹp con ngoan vẫn thích cặp bồ.
Dù có vợ đẹp con ngoan nhưng nhiều ông chồng vẫn cứ cặp kè bên ngoài bởi những lý do dưới đây:
Đàn ông luôn thích của lạ
“Một cái lạ bằng tạ cái quen” các chị ạ. Vợ ở nhà có xinh đẹp, ngoan hiền, giỏi giang đến đâu thì cũng đã trở nên quá quen thuộc, không còn hấp dẫn với các chàng nữa rồi.
Mà thực tế thì vợ ở nhà vì công việc, chăm sóc gia đình con cái mà mất đi nét đẹp của tuổi thanh xuân trước đây, trong khi đó ở văn phòng thì chả thiếu gì các em xinh tươi mơn mởn chưa chồng. Đàn ông được dịp hoa hòe ong bướm. Ví thử các cô nàng thích ỡm ờ “cắn câu” thì chả tội gì mà chàng không tận dụng cơ hội này đâu.
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”
Người xưa thường nói lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, đàn ông và gái trẻ khi làm việc cùng nhau 8 tiếng mỗi ngày, còn đi ăn cùng nhau, chuyện trò cùng nhau chẳng mấy mà nảy sinh tình cảm. Hơn nữa, gái trẻ ở công sở vốn dĩ lại nhẹ nhàng, xinh đẹp hơn bà vợ sồ sề, hay cau có ở nhà. Vậy nên, đàn ông thường cặp kè với gái công sở là điều dễ hiểu.
Khi bị nữ đồng nghiệp “dòm ngó”
Thấy một người đàn ông lịch thiệp, đẹp trai, các cô nàng sẽ xao xuyến trong lòng. Và họ sẽ thường hay hỏi han, quan tâm đến những đối tượng mà họ quý mến. Ban đầu dù chỉ là tình đồng nghiệp nhưng rồi sự quan tâm ấy ngày càng khiến người đàn ông bị chinh phục.
Các ả ấy thường xuyên quan tâm đến những điều nhỏ nhặt xung quanh người đàn ông nhưng người vợ vì quá bận bịu mà xao nhãng. Với người lấy vợ lâu năm, chưa được cảm giác quan tâm tìm lại thì chỉ cần một cử chỉ nhỏ, thậm chí là một ánh mắt đưa tình cũng đủ xiêu lòng.
Video đang HOT
Vì vậy, các chị vợ đừng quá chủ quan mà quên đi sự quan tâm đến chồng từ những điều nhỏ bé nhất. Bởi vì với bất cứ người đàn ông nào, sự quan tâm luôn đánh gục được trái tim họ.
Muốn đổi gió “chuyện ấy”
Đây gần như là đích đến cuối cùng mà các chàng muốn đạt đến. Trong hôn nhân, việc chung thủy với người bạn đời của mình luôn khiến đàn ông như bị nhốt vào một cái “lồng giam” và ý thức của họ lúc nào cũng tìm cách để thoát ra. Sự hấp dẫn về chuyện ấy khiến các chàng không thể nào thoát khỏi suy nghĩ được một lần gợi cảm cùng một cô gái khác không phải vợ mình.
Khi vợ chồng lạnh nhạt với nhau
Cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn khiến cả hai không còn muốn quan tâm, yêu thương nhau nữa. Trong khi đó, cô bé đồng nghiệp lại “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” tất cả những gì anh ấy muốn chia sẻ. Khi vợ chồng cãi nhau cũng kể với đồng nghiệp, khi chán nản cũng có đồng nghiệp chia sẻ, khi thất bại trong công việc lại được đồng nghiệp giúp đỡ… Sự đồng cảm ngày càng thấm dần khiến cho họ ngày càng nghiêng về đồng nghiệp và cảm thấy đó là chỗ dựa khi cuộc sống vợ chồng ngày càng nhàm chán.
Thùy Linh
Theo emdep.vn
Những ông chồng quen thói "ăn sẵn"
Tưởng chỉ có chuyện chồng gia trưởng mới khiến chị em than vãn. Nhưng một tính xấu rất nhiều ông chồng mắc phải cũng khiến các bà vợ mệt mỏi: Tính "ăn sẵn" hay nôm na là... "bệnh lười".
Muôn kiểu chồng lười
Khi mạng xã hội trở nên thông dụng, các group cũng chính là nơi chị em tìm đến giãi bày tâm sự. Bao nhiêu uất ức dồn nén bày ra, bấy nhiêu cảm thông, sẻ chia nhận về. Vậy nên mới đây, khi một mẹ bỉm hai con nửa đêm than van chuyện chồng quá lười, các bà vợ khác cũng được dịp "trút giận", ngay lập tức chủ đề được bàn luận vô cùng sôi nổi.
Chị kể:
Có chị em nào giống mình không? 9 năm hôn nhân, những năm đầu cũng hạnh phúc yêu thương nhưng càng ngày mình càng thấy chán nản. Chồng mình giờ đây hầu như không quan tâm chia sẻ mọi thứ trong gia đình.
Anh ấy rất lười, ngại việc, sức ì rất lớn. Cả hai cùng đi làm nhưng về đến nhà là toàn bộ việc nhà mình xoay ngược xuôi đến khi dọn mâm cơm thì anh ấy rời chiếc điện thoại ra và ăn, xong rồi lại điện thoại tivi, mặc kệ vợ bù đầu với con. Đi tắm cũng sai lấy quần áo, khăn tắm. Đi làm cũng phải lấy quần áo, khẩu trang sắp sẵn...
Nhiều lúc mình cảm thấy stress kinh khủng, nhất là từ ngày sinh thêm bé thứ 2. Đã có lúc mình cảm thấy nản, tưởng như phải dừng lại. Nhưng nghĩ đến 2 đứa con mình lại không thể. Đấy lâu rồi không khóc, tự dưng viết đến đây nước mắt cứ chảy ra. Mình chỉ muốn chia sẻ với các chị, các em, có ai giống mình không. Các chị em trong nhóm cho mình lời khuyên với, mình phải làm sao bây giờ?
Minh họa từ internet
Từ câu chuyện khơi mào, bao nhiêu chị em cũng được thể kể lể. Một chị khác đồng cảm: chị ơi em cũng từng như thế này nè chị, em chỉ có một cháu thôi nhưng khi đó công việc là em nhận về nhà làm nên mọi thứ chồng đều xem như đó là việc đương nhiên của vợ, đi làm về chỉ biết có sẵn cơm ăn, nhà cửa gọn gàng con cái không phải chăm. Cảm giác chồng về nhà không khác gì cái quán trọ qua đường thật ức chế mệt mỏi. Đỉnh điểm là khi con bị bệnh mình em cứ loay hoay, chồng thờ ơ như thể đó không phải chuyện của mình.
"Trị" chồng lười: hãy... lười hơn chồng
Người ta hay bảo việc nhà vặt vãnh nhưng thực tế nó rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. Không ít gia đình đã rạn nứt hạnh phúc chỉ bởi ông chồng vô tâm, phó mặc vợ tề gia nội trợ.
Cho nên, việc "cải tạo" chồng lười không chỉ là chuyện chia sẻ gánh nặng việc nhà mà còn là "cầu nối" tình cảm vợ chồng, tránh nguy cơ tan đàn xẻ nghé từ những mâu thuẫn âm ỉ.
Vì lẽ đó, nhiều chị em từng "sở hữu" một ông chồng quen thói ăn sẵn đã tư vấn cách "hóa giải" hiệu quả tình trạng này. Có nhiều giải pháp được chị em chia sẻ nhưng tựu trung lại, cách "lấy độc trị độc" được hưởng ứng hơn cả. Theo các mẹ bỉm, muốn chồng bớt lười thì vợ... phải biết lười. Bởi thực tế, sự lười biếng của chồng có một phần trách nhiệm ở người vợ.
Mẹ Bích Tr. chia sẻ:
Chắc do chị chiều ảnh từ đầu rồi. Riết sướng nên quen. Chồng em trước kia cũng ham chơi lắm nhưng từ khi em mang bầu bé thứ 2 người yếu hẳn thì em bắt đầu nhờ vả chồng. Ví dụ anh giúp em tắm cho con, em rất mệt, anh giặt đồ cùng em với em bữa nay đau tay. Anh luộc giúp em nồi rau nhé em bận xíu...
Dần dần chồng em cũng hình thành phản xạ ăn cơm xong rửa chén, có quần áo dơ là đem giặt, sáng ngủ dậy quét nhà quét sân... thậm chí đi chợ mua thịt cá rau dưa nữa.
Bạn Đan Vy lại có chiêu độc hơn:
Chị hãy lười thật lười, các bé nhà chị em không rõ bao nhiêu tuổi, nhưng chị hãy hướng dẫn cho các bé tự làm các việc liên quan đến bản thân (các việc trong khả năng). Các việc chị vẫn đang làm cho chồng như: chuẩn bị quần áo, khẩu trang... bây giờ chị sẽ không làm nữa.
Ai cũng có chân, có tay, 1 cơ thể khoẻ mạnh bình thường thì chẳng có lý do gì phụ thuộc vào 1 người bình thường khác những cái sinh hoạt của bản thân như vậy.
Bạn Vô Thường hưởng ứng:
Lười 1 tí đi bạn. Đừng làm luôn vai trò của người chồng. Phụ nữ đừng quá mạnh mẽ. Có những việc mình cố thì vẫn làm được nhưng vẫn vờ yếu đuối để chồng làm. Không phải bản chất mình lười mà mình muốn anh ấy chung tay vào chăm sóc gia đình, để anh ấy thấy rõ vị trí của mình trong tổ ấm. Nếu lâu dần anh ta sẽ đi về như 1 người khách trọ. Bàng quang vô trách nhiệm với cả vợ con. Mình đã từng như thế
Nói chung, để biến một ông chồng quen thói ăn sẵn trở thành siêng năng không phải chuyện một sớm một chiều. Các bà vợ đừng vội nản lòng, hãy kiên nhẫn và tìm hiểu tâm lý của anh xã. Hãy lựa một lúc nào cả hai cùng rảnh rỗi, ngồi xuống và nói với anh ấy về khúc mắc của bạn.
Và nên nhớ, dù bực bội nhưng khi anh ấy làm một việc gì đó, hãy cố gắng dẹp bỏ những ức chế và dành lời khen cho chồng để tạo ra một sự phấn khích trong tâm lý và anh ấy sẽ thử làm lại điều ấy nhiều hơn.
Bạn có thể gọi chồng cùng làm một vài việc trong nhà. Phải nỗ lực dần dần để cải thiện thói quen lười biếng của chồng, đừng vội vã giao hàng đống công việc và để mặc anh ấy vật lộn. Hãy chia việc cố định trong nhà cho chồng. Nếu anh ấy không thực hiện, hãy mặc kệ. Sự cứng rắn, không cả nể này sẽ giúp bạn khắc phục phần nào sự lười biếng vô tội vạ của chồng.
D.Hồng
Theo nld.com.vn
Lương bèo bọt nhưng chồng không chuyển việc vì 'say nắng' đồng nghiệp Tôi muốn chồng chuyển việc để cải thiện thu nhập gia đình và phát huy khả năng của bản thân. Nhưng anh không đồng ý vì lỡ "say nắng" nữ đồng nghiệp cùng cơ quan. Vợ chồng tôi cùng học chung lớp đại học. Ra trường, anh xin vào làm ở một cơ quan nhà nước còn tôi làm cho công ty tư...