5 lý do bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác
Đứng trong đám đông, nhưng có người bị muỗi đốt, có người không. Điều gì khiến bạn trở thành nam châm thu hút muỗi?
Hãy đọc xem những thói quen dường như vô hại dưới đây có thể khiến bạn thành mục tiêu thơm ngon của chúng thế nào.
Muỗi bị thu hút bởi CO2, nhiệt… tỏa ra từ da người.
CO2
Richard Pollack, từ Trường Y tế cộng đồng Harvard cho biết, muỗi rất giỏi trong việc phán đoán mục tiêu bằng cách lần theo các vết hơi này. “Nếu bạn vừa tập thể dục mạnh xong, bạn sẽ giải phóng nhiều CO2 hơn trong một khoảng thời gian ngắn, và điều đó thu hút muỗi hơn một chút”.
Không may là chẳng có cách nào khả dĩ để ngăn CO2 phát ra từ hơi thở của bạn.
Nhiệt
Trong khi CO2 dẫn đường cho muỗi biết bạn là mục tiêu, thì nhiệt tỏa ra sẽ giúp chúng xác định nơi nào nên đốt trên người bạn.
Tiến sĩ Jonathan Day, giáo sư về y học côn trùng tại ĐH Florida, cho biết trước khi đốt, muỗi có thể tìm chính xác vị trí trên cơ thể có mạch máu nằm gần bề mặt da. Các vị trí quen thuộc là trán, cổ tay, khuỷu tay và cổ.
Tuy nhiên, với người quá nóng hoặc vừa kết thúc buổi vận động ngoài trời thì khắp cả cơ thể đều có máu phân bố gần bề mặt da.
Quần áo của bạn
Nếu bạn sắp tham gia một buổi picnic và muốn tránh bị muỗi đốt, hãy tránh mặc bộ đồ tối màu hoặc đen toàn thân. “Nếu mặc bộ tối màu, bạn sẽ ở vị trí ngược sáng và muỗi có thể nhìn thấy bạn”.
Một số loài muỗi là những kẻ đi săn theo ánh sáng, và chúng tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở phía ngược sáng. Các cử động cũng thu hút sự chú ý của chúng.
Bia
Kết quả một nghiên cứu trên 13 người chỉ ra rằng uống một cốc bia có thể khiến bạn trở thành mục tiêu của muỗi, dù các chuyên gia của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho rằng không có bằng chứng chắc chắn về việc ăn loại thực phẩm hoặc đồ uống nào đó làm tăng nguy cơ bạn bị muỗi đốt.
Hơi người
Ngoài nhiệt và CO2, muỗi còn bị thu hút bởi những hóa chất giải phóng tự nhiên qua hơi thở của người.
Video đang HOT
CO2 và nhiệt kéo muỗi đến đám đông nơi có nhiều người, nhưng những hóa chất riêng biệt của mỗi người có thể khiến họ trở thành kẻ không may hoặc may mắn tránh được vòi hút của chúng.
Trong số hóa chất này có chất liên quan đến estrogen, và đây có thể là lý do vì sao phụ nữ thường bị muỗi đốt hơn. Muỗi cũng bị hấp dẫn bởi axit lactic – loại axit được cơ thể giải phóng sau khi tập thể dục.
Cách nào để ngăn muỗi đốt
Bên cạnh việc mặc đồ sáng màu, tránh ra khỏi nhà lúc hoàng hôn và nhá nhem tối, bạn nên tuân theo các mẹo sau:
Sử dụng thuốc đuổi côn trùng chứa DEET, picaridin hay IR 3535. Một số loại dầu chanh cũng có thể ngăn ngừa muỗi.
Mặc áo dài tay, quần dài và tất khi ra ngoài, tránh các hoạt động ngoài trời ở thời điểm bình minh hoặc chạng vạng tối, là giờ hoạt động cao điểm của muỗi.
Dùng lưới chống muỗi ở các cửa sổ và thường xuyên loại bỏ các vũng nước tù, đọng quanh nhà.
Ngoài ra dùng quạt thổi cũng khiến cho muỗi không thể hạ cánh và cắn người.
Thuận An (Theo ABC)
Phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa dịch
Tháng 8-9 tới sẽ là cao điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua muỗi đốt nên có thể cùng lúc khiến nhiều người mắc bệnh.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Bệnh xảy ra ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Bệnh sốt xuất huyết thường gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em. Ảnh: Hà An.
2. Sự nguy hiểm của bệnh
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị rất khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em; gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
- Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp khác nhau.
3. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
- Nó thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20 C.
Đến ngày 23/7, Hà Nội đã ghi nhận 115 ca mắc sốt xuất huyết với 8 ổ dịch. Bệnh phân bổ tại 18 trên 30 quận, huyện. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm gần một nửa. Tuy nhiên, bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những tuần gần đây. Hiện cả nước cũng ghi nhận gần 13.000 ca bệnh, giảm so với năm 2013.
4. Biểu hiện của bệnh
Thể nhẹ:
- Sốt cao đột ngột 39- 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
5. Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
- Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
6. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Bác sĩ Lê Xuân Thủy
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế
Theo VNE
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là...