5 lý do “bài học Iran” khó có thể lặp lại ở Triều Tiên
Sự kiện Iran cùng 6 cường quốc hạt nhân đạt được thỏa thuận sơ bộ nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran, đã làm dấy lên câu hỏi liệu chuyện tương tự có xảy đến với Triều Tiên
Tờ Aljazeera cho hay theo thỏa thuận được công bố tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ hôm 2/4, các quan chức Iran cùng 6 cường quốc hạt nhân trên thế giới là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Iran đồng thời tiến tới xây dựng một hiệp ước chính thức trong vòng 3 tháng tới.
Theo đó, Tehran đã đồng thuận giới hạn năng lực hạt nhân trong khi cộng dồng quốc tế xóa bỏ các lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên quốc gia này. Cụ thể là, Iran sẽ cho giới hạn hoạt động tại nhà máy hạt nhân Natanz, giảm số lượng máy ly tâm, hạn chế làm giàu nguyên liệu hạt nhân và không làm giàu plutonium ở cấp độ vũ khí.
Khác với Iran, Triều Tiên không mấy mặn mà tham gia các cuộc đối thoại hạt nhân.
Thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử giữa Iran và 6 cường quốc hạt nhân đã làm dấy lên câu hỏi liệu rằng thế giới có thể áp dụng bước tiến này đối với Triều Tiên?
Tuy nhiên, theo The Wall Street Journal, có 5 lý do ngăn thế giới đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng:
Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân
Một trong những mục tiêu trong bản thỏa thuận sơ bộ giữa Iran với 6 cường quốc là nhằm kéo dài khoảng thời gian phát triển một quả bom hạt nhân của Tehran. Theo lý thuyết, Iran có thể chỉ phải mất từ 2 – 3 tháng để cho ra đời một quả bom hạt nhân. Do đó, bản thỏa thuận sẽ kéo dài khoảng thời gian này thành một năm. Trong khi đó, lâu nay, Bình Nbưỡng đã sở hữu hơn chục loại vũ khí hạt nhân quy mô nhỏ.
Triều Tiên muốn đảm bảo an ninh quốc gia
Video đang HOT
Lý do khiến Iran quyết định tiến tới một thỏa thuận hạt nhân sơ bộ là vì Tehran muốn cộng đồng quốc tế gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt với nước này. Còn với Triều Tiên, an ninh quốc gia mới là điều quan trọng nhất. Theo đó, nếu một bản thỏa thuận ra đời, chắc chắn, Triều Tiên sẽ đặt ra yêu cầu quốc tế phải đảm bảo sự an toàn cho bộ máy lãnh đạo quốc gia và khả năng các lực lượng quân sự của Mỹ phải rút khỏi Hàn Quốc.
Ngoài ra, lâu nay, Bình Nhưỡng vẫn luôn coi chương trình hạt nhân quốc gia là một “thanh gươm báu” giúp quốc gia này chống lại những thế lực tấn công từ bên ngoài.
Triều Tiên có nhiều cơ sở hạt nhân bí mật
Bản thảo thuận ký kết hồi năm 1994 giữa Mỹ và Triều Tiên liên quan tới việc đóng băng chương trình hạt nhân của quốc gia này đã bị phá vỡ do Bình Nhưỡng vẫn bí mật làm giàu uranium.
Các chuyên gia Mỹ từng tới thăm nhà máy làm giàu uranium của Triều Tiên hồi năm 2010 cho rằng Bình Nhưỡng hiện vẫn đang vận hành nhiều cơ sở bí mật chưa từng công bố. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng đã có lịch sử ngăn không cho giới giám sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc tới làm việc.
Triều Tiên không mặn mà đàm phán
Theo một số nguồn tin, trong những tháng gần đây, Mỹ đã có nhiều nỗ lực trong việc mời Triều Tiên tham gia vào các cuộc đàm phán hạt nhân sơ bộ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tỏ ra không mấy mặn mà.
Hồi tháng Hai, một quan chức Hàn Quốc phụ trách vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cho hay 5 quốc gia từng tham gia các cuộc đàm phán trước đây với Bình Nhưỡng đã đồng thuận tiến hành “các cuộc đối thoại mang tính thăm dò” nhưng tới nay, chưa có một động thái nào diễn ra.
Mỹ ưu tiên giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran
Những hy vọng của Mỹ nhằm mở rộng đối thoại để làm dịu tình hình căng thẳng liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã bất thành cùng sự sụp đổ của một hiệp ước mang tên “Thỏa thuận Ngày Nhuận” vào ngày 29/2/2012 sau khi Bình Nhưỡng cho phóng một quả tên lửa tầm xa.
Trong khi đó, với những bước tiến ban đầu trong thỏa thuận hạt nhân sơ bộ với phía Iran, chắc chắn, chính phủ Mỹ sẽ nỗ lực tập trung tổ chức các cuộc đàm phán tới cùng nhất là tại thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp hết nhiệm kỳ.
Theo Infonet
Triển vọng đàm phán hạt nhân Iran nhạt dần
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa ngoại trưởng Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, diễn ra ngày 30/3 đã kéo dài tới nửa đêm do các bên không tìm được tiếng nói chung trong những "vấn đề phức tạp" khi mà thời hạn chót sắp tới gần.
Cuộc đàm phán tại Lausanne (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài một khách sạn ở thị trấn Lausanne của Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận: "Vẫn có những vấn đề khó khăn. Chúng tôi đang rất nỗ lực để tìm sự đồng thuận. Chúng tôi sẽ thảo luận tới đêm muộn hôm nay và dĩ nhiên là cả ngày mai".
Hiện các cường quốc đang chạy đua với thời gian để tìm cách đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, qua đó kiểm soát không để quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Liên quan tới cuộc đàm phán nêu trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã rời cuộc đàm phán sau nhiều cuộc gặp với các đối tác liên quan. Người phát ngôn của ông cho biết Ngoại trưởng Lavrov sẽ chỉ quay trở lại nếu có một cơ hội "thực tế" về việc các bên đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết những điẻm chính trong khi tranh luận chính là những yêu cầu "rất tham vọng" của Iran một khi "giai đoạn đầu" của thỏa thuận có thời hạn 10 năm hết hiệu lực.
"Chúng ta phải có những biện pháp để bảo đảm rằng những gì diễn ra sau 10 năm nữa là minh bạch và rõ ràng. Chúng ta không để nguy cơ họ phát triển bùng nổ sau 10 năm nữa", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Hiện các cường quốc đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận khung để đảm bảo rằng Iran sẽ không sở hữu được bom hạt nhân với chương trình hạt nhân mà nước này đang phát triển.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết hiện là thời điểm "có hoặc không" giữa ngoại trưởng các nước. Ông cũng cho biết thêm bất đồng giữa các bên hiện nay nằm ở ba vấn đề chính: Thời gian thỏa thuận có hiệu lực, thời điểm Liên hợp quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cơ chế để bảo đảm các bên phải tuân thủ thỏa thuận.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Abbas Araghchi cho biết: "Chúng tôi đã có cuộc gặp rất quan trọng và quá trình thảo luận đã đề cập tới nhiều chi tiết. Tất nhiên, chúng tôi có giải pháp cho mọi vấn đề còn vướng mắc hiện nay".
Theo kế hoạch trước đây, các bên phải ký được thỏa thuận khung trước thời hạn chót 31/3, qua đó mở đường cho việc kéo dài thêm 90 ngày để đàm phán theo hướng tiến tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, "thời hạn chót" cho thỏa thuận cuối cùng giữa Iran và nhóm P5 1 đã được ấn định tới lần thứ ba, sau hai lần lỡ hẹn kể từ khi đạt được thỏa thuận sơ bộ ngày 24/11/2013.
Theo giới phân tích, các bên khó có thể gia hạn thêm thời điểm chốt thỏa thuận vì sức ép mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang phải đối mặt ở trong nước.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ âm thầm giải mật chương trình hạt nhân của Israel Theo nguồn tin mật mới tiết lộ, Lầu Năm Góc đã âm thầm giải mật một trong những tài liệu tối mật về chương trình hạt nhân của đồng minh chủ chốt Israel, một diễn biến quan trọng cho thấy mâu thuẫn ngày càng khoét sâu giữa hai quốc gia đồng minh này. Hầu hết các hãng thông tấn và báo chí quốc...