5 lưu ý quan trọng khi thiết kế bồn rửa trong căn bếp nhà bạn
Nhà bếp là một không gian quan trọng, được sử dụng thường xuyên hơn các khu vực khác ở trong nhà.
Và chậu rửa bát là một trong những vật dụng cần thiết trong nhà bếp vì nó phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn được một chiếc bồn ưng ý và phù hợp nhất.
Tùy thuộc vào sở thích hay nhu cầu của cá nhân, bạn có thể lựa chọn và quyết định độ nông sâu của bồn rửa, thậm chí kết hợp cả hai.
Bồn rửa cạn dành cho những người có chiều cao và đương nhiên sẽ không phải gập người khi sử dụng. Bên cạnh đó loại bồn rửa này cũng thích hợp nếu chủ nhân của nó muốn lắp đặt thêm một ống xả rác và xu hướng rửa các vật dụng nhỏ.
Nếu gia đình bạn thường xuyên rửa với những khối lượng bát đĩa khổng lồ, đi kèm với các vật dụng lớn như: chảo, thớt… thì bồn rửa sâu sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.
Chiều cao của mặt bàn có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái của bồn rửa đối với cả người thấp và người cao. Vì vậy việc sử dụng mặt bàn linh hoạt: thu gọn lại, nâng cao lên giúp người dùng có thể cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp cận hơn.
Lựa chọn đúng chất liệu là quyết định vừa giúp bồn rửa nhà bạn không chỉ bền mà còn thẩm mỹ nữa. Chúng được xác định khi sử dụng hóa chất làm sạch mà vẫn giữ được nguyên vẹn như ban đầu.
Video đang HOT
Một số vật liệu bồn rửa tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo đó là thép không gỉ, sứ, đồng, đá granit composite, gang, đá lửa và đá tự nhiên.
Một lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua nữa đó chính là vị trí thoát nước. Có nhiều lựa chọn vị trí thoát nước khác nhau mà bạn có thể bố trí sao cho hợp lý: cống lệch tâm, cống chính giữa hoặc cống sau.
Khi chọn một bồn rửa, bạn cũng nên xem xét kiểu lắp đặt bởi khi bạn biết phong cách và kiểu dáng bạn muốn thì việc lựa chọn một chiếc bồn rửa sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Một số mẫu có sẵn cho việc lắp đặt bồn rửa của bạn là bồn rửa thả vào, bồn rửa trong trang trại, bồn rửa gắn chìm, bồn rửa tích hợp, bồn rửa gắn dưới và bồn rửa dạng thanh.
Những sai lầm thường gặp về phong thuỷ khi đặt bếp
Nhà bếp được xem là không gian đại diện cho tài lộc và sức khoẻ của gia đình, trong đó vị trí đặt bếp nấu vô cùng quan trọng.
Theo quan niệm của người phương Đông, bếp là nơi hội tụ tài lộc của gia đình. Việc đặt bếp đúng vị trí không những mang lại may mắn mà còn tốt cho sức khoẻ của người trong nhà.
Với cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình không còn sử dụng bếp nấu dạng củi hoặc than mà thay vào đó đã dùng các loại bếp hiện đại hơn như bếp gas, bếp điện từ, bếp hồng ngoại...
Tuy mỗi loại bếp có cấu tạo khác nhau nhưng chung quy lại, xét ở góc độ phong thuỷ học, vị trí đặt bếp sao cho phù hợp là quan trọng nhất.
Hướng bếp
Nhiều người cho rằng, hướng của bếp chính là hướng của cửa nhà bếp. Thật ra, hướng bếp chính là hướng lưng của người đứng khi nấu. Ví dụ, người nấu quay mặt về hướng Đông thì hướng bếp chính là hướng Tây.
Hướng bếp là hướng lưng của người khi đứng nấu. (Ảnh minh hoạ)
Nguyên tắc đầu tiên để xác định vị trí đặt bếp đó là "toạ hung hướng cát". Nghĩa là đặt bếp trên hướng xấu và nhìn về hướng tốt, nhằm xua đuổi những điều xấu và thu hút điều lành đến với gia đình.
Xung với cửa phòng bếp
Bếp nấu là nơi khơi nguồn cho những bữa ăn hằng ngày. Người xưa có câu "người có cái ăn là có lộc", ý nói bếp nấu chính là tài lộc của cả gia đình.
Bếp nấu kỵ gió, bởi gió dễ làm cho lửa tắt và không giữ được tài khí. Do vậy, không nên đặt bếp nấu đối diện với cửa phòng bếp vì dễ dẫn đến khó khăn về tiền tài cho gia chủ.
Hướng bếp ngược hướng nhà
Phong thuỷ học nhà ở cho rằng, hướng của nhà bếp và hướng của nhà trái ngược nhau thì không tốt. Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà. Ví dụ nhà toạ Nam hướng Bắc mà bếp lại toạ Bắc hướng Nam thì không lành.
Cạnh bồn rửa
Theo thuyết Ngũ hành, bếp tượng trưng cho Hoả, còn bồn rửa bát tượng trưng cho Thuỷ. Nếu đặt bếp kế bên bồn rửa bát sẽ dẫn đến xung đột giữa Hoả và Thuỷ.
Không nên đặt bếp sát bên bồn rửa bát. (Ảnh minh hoạ)
Nếu diện tích eo hẹp, gia chủ có thể xử lý đặt giữa bếp và bồn rửa bát một khoảng bệ bếp để ngăn cách, giảm bớt xung đột giữa Hoả và Thuỷ. Ngoài ra, lưu ý nên đặt những vật dụng có tính lạnh như tủ lạnh, máy rửa bát, máy giặt... cách xa bếp nấu.
Sau bếp quá trống trải
Không gian trống trải sẽ hút gió, làm lửa chập chờn, ảnh hưởng đến vận may phát tài của người trong nhà. Do đó không nên chừa khoảng trống phía sau bếp mà nên đặt bếp dựa vào tường.
Nên đặt bếp dựa vào tường. (Ảnh minh hoạ)
Đặc biệt, một trong những kiêng kỵ khi đặt bếp nấu là không nên đặt ở trước hoặc dưới cửa sổ. Bởi cách đặt này tượng trưng cho gia đình không có chỗ dựa.
Tuy vậy, cũng không nên đặt bếp ở góc xó của nhà bếp. Cách đặt bếp như vậy sẽ khiến người nấu quay lưng lại với người trong bếp, gây bất lợi về mặt sức khoẻ.
Nằm dưới phòng vệ sinh
Nếu nhà có tầng 1 bố trí nhà vệ sinh thì ở dưới trệt ngay vị trí đó không nên đặt bếp. Bởi bếp là nơi nấu nướng đồ ăn nuôi sống người trong gia đình, do vậy cần phải giữ được sự sạch sẽ cả về hình thức lẫn kết cấu.
Nhà vệ sinh là nơi có rất nhiều thứ bẩn và vi khuẩn, do vậy không nên đặt bếp nấu nằm dưới không gian này dù là khác tầng.
Dưới các thanh dầm, xà ngang
Người xưa có câu "dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao" ý nói đến tác hại khi đặt bếp dưới xà ngang. Không chỉ riêng bếp nấu, nếu đặt giường ngủ hoặc ghế sofa dưới xà ngang thì người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đặt bếp dưới xà ngang hoặc thanh dầm sẽ gây ức chế cho người làm bếp. (Ảnh minh hoạ)
Theo quan niệm phong thuỷ học, xà nhà ở trên bếp hoặc bàn ăn sẽ ngăn cản vận may của người trong nhà, gây ức chế cho người làm bếp, gia chủ thường xuyên gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc.
8 xu hướng trang trí, thiết kế nhà tưởng đẹp và sang, kết quả là 'vỡ mộng hoàn toàn' Những cách thiết kế này trông ấn tượng, song chúng có thể gây nên nhiều rắc rối và xấu xí. 1. Giường gỗ Pallet Giường pallet thân thiện với môi trường và có giá rẻ nhưng chiếc giường này cũng có nhược điểm. Gỗ pallet chưa qua xử lý thường có các kẽ nứt rất dễ tích tụ bụi bẩn. Ngoài ra, những...