5 lưu ý cần nhớ để không bị té khi đạp thắng xe máy
Sử dụng thắng (phanh) đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn lái xe an toàn hơn. Khi muốn giảm tốc độ, bạn hãy dùng mũi chân phải và đạp nhẹ thắng sau. Việc dùng lực quá nhiều sẽ khiến bánh sau bị bó cứng và lết bánh, khiến bạn bị mất kiểm soát.
1. Sử dụng thắng hợp lí
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên kết hợp với thắng trước, bóp nhẹ (sử dụng 2 ngón) theo kiểu nhấp và thả để giảm tốc độ xe.
2. Thắng bằng động cơ
Thắng bằng động cơ là quá trình làm giảm tốc độ của chiếc xe bằng cách đưa về số thấp, thay vì sử dụng tay/chân thắng. Để sử dụng, bạn chỉ cần thả nhẹ tay ga, kết hợp với việc bóp côn, hạ số để xe giảm tốc độ từ từ. Không nên hạ liên tục 2-3 số khi chưa về tốc độ phù hợp, bởi việc này sẽ khiến động cơ gầm rú hoặc thậm chí là bể hộp số.
Lưu ý, việc thắng xe bằng động cơ sẽ không kích hoạt đèn hậu ở phía sau. Do đó, khi thắng bằng động cơ, bạn nên kết hợp với việc rà thắng để giảm tốc độ và giúp người khác có thể nhận biết.
Video đang HOT
3. Đưa xe về số 0 (hoặc N) khi dừng đèn đỏ
Nhiều người thường có thói quen giữ nguyên số 3-4 khi dừng đèn đỏ, và tiếp tục lên ga khi bắt đầu chạy. Việc này sẽ khiến xe bị ì và không đủ sức kéo, do đó, khi gần đến đèn đỏ, bạn nên đưa xe về số 0 (hoặc N) để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng bóp côn liên tục.
Bên cạnh đó, khi ở chế độ này, cơ thể cũng sẽ thoải mái hơn, tránh được việc vô tình vặn ga.
4. Đi chậm lại khi gần đến ngã rẽ
Khi gần đến ngã rẽ, bạn nên giảm ga hoặc đạp nhẹ thắng để giảm tốc độ. Lưu ý, việc đạp thắng quá mạnh sẽ khiến xe bị mất độ bám đường và trượt bánh.
Nếu giữ nguyên ga, xe có thể chạy lấn sang làn đường ngược lại và va chạm với các xe khác đang chạy tới.
Để đảm bảo thăng bằng tốt hơn, bạn hãy kẹp đầu gối sát vào thân xe và nghiêng người theo xe khi đang rẽ. Khi vừa qua hết khúc cua, người dùng chỉ cần lên ga nhẹ để tăng tốc và giữ cho xe ổn định.
5. Sử dụng cả 2 thắng để dừng lại trong bất kì điều kiện nào
Khi đi xe, tốt nhất bạn nên sử dụng cả 2 thắng (nhấp và thả) khi cần giảm tốc độ hoặc dừng lại. Việc này sẽ giúp bạn dừng xe có kiểm soát trong khoảng cách ngắn nhất.
Nếu mặt đường trơn trượt (rải sỏi, ẩm ướt…), bạn nên thắng xe sớm hơn để hạn chế các va chạm.
Cũng giống như nhiều thành phần khác trên xe, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh định kì đĩa thắng, heo dầu, má phanh… để đảm bảo an toàn. Việc má phanh bị mòn, dây dầu bị chảy hoặc đĩa bị cong có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi lái xe.
Phanh đĩa nóng bất thường nguyên nhân do đâu?
Phanh sẽ sinh ra nhiệt khi hoạt động, nhưng nếu không sử dụng phanh ở cường độ cao nhưng đĩa phanh vẫn nóng đến bỏng tay thì phanh đang có vấn đề.
Phanh đĩa nóng bất thường nguyên nhân do đâu?
Với điều kiện sử dụng xe bình thường như chạy trong phố thì đĩa phanh trên xe chỉ hơi nóng lên mà thôi, bởi trong lúc di chuyển nó cũng có luồng khí để làm mát. Anh Mạnh Thắng kĩ thuật viên chăm sóc xe máy tại trung tâm sửa xe Hùng Cường cho biết dĩa phanh quá nóng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phanh, làm bố thắng nhanh mòn, thậm chí là có thể làm bố thắng bị chai cháy dẫn đến mất phanh và tất nhiên là điều này rất nguy hiểm.
Hiện tượng phanh bị nóng bất thường đến từ việc bố thắng vẫn cạ vào đĩa phanh cho dù không có lực tác động từ người lái. Chính điều này cũng làm xe tốn xăng và chạy yếu hơn.
Nguyên nhân thì có rất nhiều, có thể là do hư phốt cao su ở xi lanh phanh (heo phanh) , trục trượt bị bó cứng, đĩa bị cong vênh, lắp bánh không đều...
Vì vậy khi phát hiện ra phanh đĩa bị nóng bất thường phải tìm hướng khắc phục ngay cho xe, hãy tháo hệ thống phanh ra để kiểm tra và vệ sinh, thay mới phốt cao su trên xi lanh phanh nếu thực sự cần thiết.
Thay phanh đĩa mới hoặc đi ép lại
Hay gặp nhất là trục trượt của xi lanh phanh bị khô mỡ, mới dẫn đến hiện tượng bó phanh. Lúc này anh em chỉ cần vệ sinh và bôi trơn lại cho nó là được.
Trường hợp đĩa phanh bị cong vênh có thể nghĩ đến chuyện thay đĩa mới hoặc đi ép lại đĩa phanh cũ để có thể tiếp tục sử dụng.
Một số thợ làm ẩu khi lắp bánh xe vào lại canh không đều, làm bánh sau bị lệch và dẫn đến đĩa phanh bị cạ.
Phanh ABS và CBS khác gì nhau, phanh nào an toàn hơn? Công nghệ phanh ABS hay CBS đã không còn xa lạ với nhiều người dùng xe máy. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo, độ an toàn, cũng như vì sao giá thành của hai loại phanh này lại chênh lệch nhau khá nhiều. Bên cạnh những trang bị tiện ích, vận hành, thời gian gần đây các hãng xe...