5 lỗi vi phạm luật giao thông thường dễ bị phạt nguội khi điều khiển ô tô
Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông khi điều khiển ô tô khiến người lái dễ bị phạt nguội BÁ HÙNG
Nếu không tuân thủ luật giao thông khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là 5 lỗi vi phạm luật giao thông thường dễ bị phạt nguội khi điều khiển ô tô:
1. Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.
Mức phạt cao nhất với hành vi chạy quá tốc độ từ 10 – 12 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng BÁ HÙNG
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng như một số điều được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/giờ sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn – 1 triệu đồng.
Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/giờ (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ điểm i, khoản 5, điều 5 của Nghị định 100), đồng thời bị cơ quan chức năng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/giờ (điểm a, khoản 6, điều 5), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. Đặc biệt, nếu điều khiển ô tô chạy quá tốc độ cho phép trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng (điểm c, khoản 7, điều 5) và tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
2. Không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường
Bên cạnh việc điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định, việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.
Đối với hành vi điều khiển ô tô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 – 600 ngàn đồng BÁ HÙNG
Đối với hành vi điều khiển ô tô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 – 600 ngàn đồng (theo điểm a, khoản 2, điều 5). Nếu hành vi vi phạm này diễn ra trên đường cao tốc, các tài xế, chủ phương tiện cũng rất dễ bị phạt nguội, mức phạt lên đến từ 3 – 5 triệu đồng (điểm g, khoản 5, điều 5). Bên cạnh đó, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Video đang HOT
Trong khi đó, hành vi điều khiển ô tô chuyển hướng mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẻ, sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn – 1 triệu đồng (điểm c, khoản 3, điều 5).
3. Vượt đèn đỏ
Với hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng BÁ HÙNG
Với hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123/2021/NĐCP sửa đổi và bổ sung mới từ điểm a, khoản 5, điều 5, Nghị định 100). Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (điểm b, c, khoản 11, điều 5).
4. Điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định
Hành vi điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định cũng dễ khiến nhiều xe bị phạt nguội. Lỗi này thường diễn ra khi điều khiển ô tô lưu thông trong thành phố. Trong trường hợp vi phạm, tài xế, chủ ô tô… sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 đồng (điểm đ, khoản 5, điều 5) và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 – 12 triệu đồng TC
Trường hợp điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 – 12 triệu đồng (điểm a, khoản 7, điều 5), đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
5. Điều khiển ô tô đi ngược chiều
Lỗi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng (theo điểm c, khoản 5, điều 5) và tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng NGỌC DƯƠNG
Nếu gây tai nạn giao thông sẽ phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng (điểm a, khoản 7, điều 5), tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. Nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng (theo điểm a, khoản 8, điều 5) đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.
Lái xe vi phạm trong Tết, tra cứu lỗi và mức phạt thế nào?
Không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn,... là những lỗi vi phạm giao thông xảy ra phổ biến trong dịp Tết.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông đã tăng mức xử phạt từ 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100. Do đó, người tham gia giao thông cần nắm rõ để hạn chế lỗi vi phạm giao thông đối với ôtô, đảm bảo an toàn khi vận hành xe.
Mức xử phạt không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ôtô
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn". Theo đó, việc không thắt dây an toàn sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông.
Mức xử phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ôtô được quy định tại Nghị định 100. Cụ thể, tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định này quy định như sau:
"Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
Chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy".
Mức xử phạt chở quá số người quy định dành cho xe ôtô
Một trong những lỗi mà người lái xe ôtô thường gặp phải trong dịp Tết là chở quá số người quy định, đặc biệt là với những gia đình đông người có nhu cầu đi chơi Tết, đi du lịch...
Theo quy định, ôtô dưới 9 chỗ ngồi sẽ được chở quá 1 người so với quy định. Trường hợp chở quá từ 2 người trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100:
Ngoài ra, trường hợp ôtô chở quá 50 - 100% số người được phép chở sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; chở quá 100% số người theo quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.
Mức xử phạt dừng, đỗ xe ôtô không đúng nơi quy định
Ôtô dừng, đỗ sai quy định có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100. Tuy nhiên, mức phạt trong một số trường hợp dừng, đỗ xe sai quy định đã được nâng lên từ 1.1.2022 theo Nghị định 123. Mức phạt cho hành vi vi phạm này như sau:
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 123 quy định: Khi dừng, đỗ ôtô không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.
Các hình thức dừng, đỗ ôtô không đúng khác theo quy định tại Điều 5, Nghị định 100 sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 - 12.000.000 đồng.
Dừng, đỗ xe ôtô không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh: Tuấn Long
Mức xử phạt điều khiển ôtô vào đường cấm, đường một chiều
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Đường một chiều là đường chỉ được phép lưu thông, hay đi theo một chiều nhất định. Trường hợp người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm hay đường một chiều sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông và có thể bị xử phạt. Mức phạt cụ thể được quy định như sau:
Xe ôtô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt.
Điều khiển xe ôtô đi ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Mức xử phạt điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ cho phép
Thông tư số 91 năm 2005 của Bộ Giao thông Vận tải đã quy định rõ về tốc độ ôtô khi lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Theo đó, mức phạt đối với người điều khiển ôtô vượt quá tốc độ cho phép đã được sửa đổi, áp dụng từ 1.1.2022, cụ thể:
Điều khiển xe ôtô đi quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến dưới 10km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20 km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Mức xử phạt ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông
Lỗi vi phạm lái xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông bị nâng mức xử phạt từ ngày 1.1.2022 theo quy định tại Nghị định 123.
Theo đó, người lái xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
3 lỗi giao thông dễ vi phạm vừa tăng mạnh mức phạt Kể từ ngày 1/1/2022, nhiều lỗi vi phạm giao thông phổ biến được áp dụng mức phạt mới với số tiền phạt cao hơn năm 2021. Nghị định 123/2021/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/12/2021 với nhiều thay đổi về mức xử phạt các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông đường bộ, nghị định này sửa đổi, bổ sung và...