5 lỗi thường gặp khi lái số sàn
Xe số sàn ngày càng ít, nhưng là lựa chọn thích hợp cho mục đích kinh doanh hoặc khách cá nhân ở các tỉnh.
Lái xe số sàn phức tạp hơn xe số tự động, nhưng với nhiều người lại thú vị hơn, đặc biệt là người thích cầm lái. Tuy vậy, có một số lỗi cần tránh khi sử dụng xe số sàn như dưới đây, theo Cartoq.
Đây là lỗi tệ hại nhất, thường gặp ở người mới lái số sàn. Vì lo sợ chết máy, nhiều người vẫn đạp chân côn trong khi xe đã lăn bánh, khiến bộ côn phải làm việc nhiều hơn, nhanh mòn. Bên cạnh đó, một lỗi khác dễ mắc là tài xế chỉ đạp nửa vòng côn đã vào số, khi ấy, ly hợp chưa ngắt hoàn toàn, cũng tạo áp lực, nhanh mòn, hại côn.
Nghỉ chân ở bàn đạp côn
Chân trái đặt trên bàn đạp côn. Ảnh: Buzzle
Ít xe số sàn có thiết kế thêm bàn đạp rời để nghỉ chân, vì vậy nhiều tài xế có thói quen đặt luôn chân lên bàn đạp côn để nghỉ, dù không đạp. Thực tế, dù không đạp nhưng trọng lượng của chân tác động lên bàn đạp có thể khiến các má ly hợp cọ xát. Tuổi thọ ly hợp vì vậy sẽ giảm so với xe thông thường.
Ly hợp của xe diesel khó đóng kết nối hơn so với xe xăng. Tuy vậy, tài xế luôn nhớ đặt chân trái nghỉ ngơi dưới sàn xe, thay vì tạo áp lực lên bàn đạp côn.
Nghỉ tay trên cần số
Ảnh: Marketingplatform
Video đang HOT
Bên cạnh nghỉ chân, nghỉ tay cũng là thói quen của hầu hết tài xế lái số sàn. Cần số sàn kết nối thuần cơ khí với một loạt vòng bi, lò xo bên dưới nên chúng nó thể bị hỏng khi áp lực trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc đặt tay như vậy có thể mang tới rủi ro gạt sang số khác khi gặp tình huống bất ngờ.
Chuyển số lùi khi xe đang chạy
Ảnh: Manual
Chuyển số tiền-lùi làm thay đổi hướng xoay của bánh xe. Đưa cần số về số lùi (R) khi xe vẫn còn lăn bánh có thể gây rủi ro lớn. Khi ấy, một bánh răng nhỏ hơn được kết nối vào trục. Nếu xe không dùng, bánh răng này sẽ bị mài mòn thậm chí vỡ nếu tốc độ cao. Tình huống này hay xảy ra khi phải thực hiện tiến-lùi để quay đầu, đỗ xe.
Để máy ì
Ảnh: Autotrader
Lợi thế của số sàn so với số tự động là tài xế có thể ấn định xe ở một số nào đó. Bởi vậy, nhiều tài xế có thói quen chạy xe ở số cao, để hạ thấp vòng tua máy, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy vậy, nếu chạy không đúng số, số cao hơn ngưỡng vòng tua để chuyển có thể gây ì máy.
Cách dùng chế độ chuyển số tay trên ô tô số tự động
Đa phần ô tô số tự động hiện nay đều tích hợp số tay, số thể thao nhưng không ít "tài mới" vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng chế độ này trong các tình huống lái xe.
Ô tô số tự động ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhiều mẫu xe hiện nay như Honda City đang được nhà sản xuất loại bỏ bản số sàn, tập trung nâng cấp phiên bản số tự động tích hợp chế độ chuyển số tay hay số thể thao để đảm bảo mang lại cảm giác thể thao cho người lái.
Nhiều ô tô số tự động hiện nay được tích hợp chế độ chuyển số tay, số thể thao
Chế độ chuyển số tay trên ô tô số tự động
Với những người mới làm quen với xe hơi, số tay trên xe số tự động nghe có vẻ khá phức tạp. Tuy nhiên, về cơ bản chức năng này cho phép người lái dùng cần số hay lẫy số để chuyển đổi giữa các cấp số 1, 2, 3, 4... theo ý muốn, chứ không "phó mặc" việc sang số tự động cho xe như ở chế độ D.
Hiện nay, chế độ số tay trang bị trên xe số tự động thường được các nhà sản xuất chia làm 3 loại. Trên một số xe đời cũ, chế độ chuyển số tay chỉ giới hạn ở vài cấp số 1, 2 hoặc 1, 2, 3 còn lại hầu hết thường sử dụng chế số chuyển số bán tự động /- thông qua cần số hoặc lẫy chuyển số tích hợp trên vô lăng.
Chế độ chuyển số tay hay bán tự động thường được kí hiệu bằng dấu /-,chữ M (Manual) hay S (Sport)
Chế độ chuyển số tay hay bán tự động thông qua cần số trên hầu hết các mẫu xe hiện nay thường được kí hiệu bằng dấu /- để người dùng dễ phân biết. Một số xe thiên về thể thao thường được nhà sản xuất sử dụng kí hiệu chữ M (Manual) hay S (Sport). Khi chuyển cần số từ D sang ( /-) hoặc M, S để chạy ở chế độ chuyển số bán tự động, người lái có thể tự mình chuyển đổi giữa các cấp số tương tự như xe số sàn, bằng việc đẩy cần số về ( ) để lên số, hoặc đẩy về (-) để giảm số. Tất nhiên ở chế độ này người lái phải đặt tay trên cần số như xe số sàn để điều khiển các cấp số phù hợp với điều kiện vận hành. Việc thay đổi giữa D và chế độ chuyển số tay ( /-) có thể thực hiện ngay cả khi xe đang chạy.
Một số mẫu xe được trang bị lẫy chuyển số trên vô lăng
Với các xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, khi chế độ chuyển số bán tự động được kích hoạt người lái chỉ cần khẩy lẫy số ( ) được bố trí bên phải để lên số, hoặc lẩy số (-) bên trái để giảm số. Các cấp số người lái lựa chọn khi chuyển số sẽ hiển thị trên bản đồng hồ. Điều này giúp người lái vẫn có thể lựa chọn các cấp số phù hợp khi vận hành mà không phải rời tay khỏi vô lăng qua đó giúp duy trì sự tập trung khi lái xe.
Bên cạnh đó, một số mẫu xe ngoài chế độ D còn có chế độ chuyển số tay được giới hạn với các cấp số 1, 2, hoặc kí hiệu L, 2, 3. Trong đó L (Low) được hiểu là cấp số thấp tương ứng số 1. Việc chuyển đổi giữa các cấp số này được thực hiện bằng cần số.
Khi nào sử dụng chế độ chuyển số tay
Theo chuyên gia kỹ thuật của một hãng ô tô, chế độ số bán tự động chuyển số tay không chỉ góp phần mang lại cảm giác lái thể thao hưng phấn mà còn phù hợp khi sử dụng trong nhiều điều kiện vận hành để đảm bảo an toàn và phát huy sức mạnh của xe.
Chế độ bán tự động chuyển số tay thường được sử dụng khi cần tăng tốc, vượt xe
Trong thực tế, các tài xế có nhiều năm kinh nghiệm lái xe cho rằng, các xe số tự động có chế độ chuyển số tay, dù chưa thực sự mang lại cảm giác như xe số sàn, nhưng phần nào tạo được hưng phấn và thao tác thuận tiện hơn. "Với một số mẫu xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, khi chuyển số người lái vẫn cảm nhận được sức mạnh, sự phản hồi của động cơ, thay đổi của vòng tua máy". Anh Xuân Quyền, người đang lái chiếc Mazda6 2.0 Premium chia sẻ.
Tuy nhiên, một số "tài mới" vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe. Anh Hoàng Thắng, đang đi chiếc Honda City cho biết: "Rất ít khi sử dụng chế độ chuyển số tay trên xe. Khi mới mua xe, thấy có lẫy chuyển số nên cũng dùng thử. Vì chưa quen nên đôi khi sang số cảm thấy động cơ gầm lên và xe hơi giật. Do chỉ thường di chuyển trong thành phố, thỉnh thoảng mới đi đường dài nên thường lái ở chế độ D cho thoải mái, an toàn".
Việc sử dụng chế độ số tay bán tự động sẽ giúp lái xe làm chủ các cấp số
Chế độ số bán tự động, sử dụng số tay hoặc số thể thao thường được nhiều tài xế sử dụng khi đi đường trường. Trong thực tế, khi cần vượt các phương tiện đi phía trước, động cơ cần tạo ra sức mạnh, giúp xe tăng tốc. Lúc này chế độ số tay thường được lái xe sử dụng để chuyển về các cấp số thấp, tối ưu hoá công suất vận hành, mô men xoắn để xe tăng tốc dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, khi di chuyển trên đường đèo dốc. Nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn. Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng. Vì vậy, khi đỗ đèo dốc dài, các lái xe có kinh nghiệm thường chuyển cần số về chế độ bán tự động, sử dụng cấp số thấp để phanh động cơ cho xe hãm tốc và không cần dùng nhiều phanh.
Khi sử dụng chế độ số tay bán tự động hay số thể thao lái xe nên chú ý chuyển số phù hợp với dải vòng tua máy
Ngoài ra, khi xe di chuyển trên các địa hình khó. Nếu ở chế độ D hộp số tự động thường phản ứng khá chậm với thay đổi của đị hình. Vì vậy, việc sử dụng chế độ số tay bán tự động sẽ giúp lái xe làm chủ các cấp số qua đó phát huy sức mạnh động cơ giúp xe dễ dàng vượt địa hình.
Tuy nhiên, theo anh Đinh Viết Quang - Giám đốc dịch vụ Sài Gòn Ford: "Khi sử dụng chế độ số tay bán tự động hay số thể thao lái xe nên chú ý chuyển số phù hợp với dải vòng tua máy để tránh làm cho xe bị giật cục và ảnh hưởng đến xe. Ví dụ, ở chế độ bán tự động dùng lẫy chuyển số, nếu người lái nhấn ( ) để tăng số ở vòng tua quá cao, khoảng 4.000 - 5.000 vòng/phút, hay giảm số quá nhanh khi xe đang ở tốc độ cao... thì theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ hộp số".
Những sai lầm nghiêm trọng khi chuyển từ lái xe số sàn sang số tự động Dưới đây là những lỗi phổ biến mà các tài xế lái xe số sàn thường mắc phải khi lần đầu lái xe số tự động có thể gây mất an toàn, hư hỏng hộp số. Tuyệt đối không được sử dụng cùng lúc 2 chân để điều khiển phanh và ga Dùng chân trái để đạp phanh, chân phải đạp ga Khác...