5 Lỗi phổ biến được khách hàng phản hồi trên các dòng xe hơi của Suzuki
Các dòng xe hơi của Suzuki đang ngày càng được ưa chuộc tại Việt Nam khi có giá thành rẻ, độ hoàn thiện tốt và cho trải nghiệm lái ở mức ổn. Tuy nhiên, các mẫu xe này cũng không tránh khỏi việc phát sinh một số lỗi trong quá trình sử dụng.
1. Lỗi rò rỉ dầu trên Suzuki XL7
Thực tế, nhiều chủ xe Suzuki đã phản ánh rất nhiều về việc xe của mình xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu tại phần khớp nối động cơ. Theo hình ảnh của các chủ xe đăng tải, hiện tượng rò rỉ dầu xuất hiện ở phần nắm che dây đai cam và gioăng quy-lát của xe.
Nhiều chủ xe phản ánh việc Suzuki XL7 bị rò rỉ dầu từ động cơ – Ảnh chụp màn hình
Theo đại diện của Suzuki, việc các mẫu XL7 xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Một là do chưa lau hết lượng dầu khi gia công, lắp ráp động cơ hoặc khi lắp động cơ lên xe; Hai là, dầu thâm từ keo dán roong sử dụng làm kín bề mặt tiếp xúc động cơ. Hãng cũng cho biết, lỗi này sẽ không làm ảnh hưởng tới sự vận hành của hệ thống động cơ.
Hiện vẫn chưa có phương pháp khắc phục triệt để cho tình trạng này mà các chủ xe vẫn phải “sống chung” với tình trạng này. Một chủ xe chia sẻ trên trang Facebook: “Xe nào chạy hơn 1.000km cũng bị thấm dầu cả thôi, lau sạch xong lại bị thấm lại, ae hội xl7 đều bị cả, chưa thấy có cách khắc phục của hãng. Xe 2021 chắc chưa khắc phục đc đâu, mua là xác định vừa chạy vừa lau thôi bác.”
Phản ảnh thực tế của người tiêu dùng – Ảnh chụp màn hình
Phía Suzuki cũng đã cam kết kéo dài thời gian bảo hành của những chiếc Suzuki XL7 gặp phải lỗi rò rỉ dầu lên thành 5 năm, thay vì 3 năm như ban đầu. Ngoài ra, việc rò rỉ dầu này cũng xuất hiện trên dòng xe khác của Suzuki là chiếc Ertiga
2. Suzuki Ertiga hụt hơi; vòng tua máy tăng cao nhưng không nhảy số
Cách đây không lâu, Suzuki Ertiga bị đặt nghi vấn về việc hộp số tự động (AT) bị lỗi dẫn đến tình trạng xe có cảm giác “hụt hơi” và không nhảy số ở vòng tua máy cao.
Suzuki Ertiga “hụt hơi’ khi tăng tốc, nguy cơ lỗi hộp số tự động
Một chủ xe ở Thái Bình cho biết: “Xe bắt đầu xuất hiện tiếng kêu ù ù trong hộp số ở dải tốc độ 45 -60 km/h và đặc biệt nghe rất rõ ở khúc vào cua. Lúc tăng tốc, vòng tua máy lên cao vào khoảng 2.000 – 2.500 vòng/phút nhưng hộp số không tự động nhảy khiến cho máy gầm và mất đà khi vượt.”
Ngoài ra, nhiều chủ xe gặp phải tình trạng xe “hụt hơi” khi đạp ga ở tốc độ tầm 50 – 60 km/h, cá biệt sẽ có những chiếc ở 40km/h. Tài khoản Facebook An Ninh cũng chia sẻ: “Mình thỉnh thoảng cũng bị hụt hơi, nhưng kỹ thuật thì bảo không biết lý do ở đâu. Mặc dù đã thay Bugi, kiểm tra lọc các kiểu”.
Video đang HOT
Một số chủ xe phản ánh tình trạng xe bị “hụt hơi” khi tăng tốc – Ảnh chụp màn hình
Đại diện Suzuki lại cho rằng đây là tình trạng phổ biến trên hộp số tự động (AT) và việc các chủ xe đạp thốc ga cũng xe khiến cho có cảm giác giống như “hụt hơi”. Tuy nhiên, câu trả lời này cũng chưa thể làm hài lòng được nhiều khách hàng.
Hiện các chủ xe vẫn phải khắc phục tạm thời tình trạng này bằng các sử lý kỹ thuật chứ chưa có giải pháp khắc phục hoàn toàn. “Chỉ có dừng hẳn xe lại về P rồi bắt đầu bình tĩnh sống lại từ đầu” – một tài khoản Facebook chia sẻ.
3. Lỗi kết nối Apple Carplay/Android Auto
Hiện nay, hầu hết các dòng xe từ phổ thông cho tới cao cấp của Suzuki đều được trang bị hệ thống màn hình hiển thị trung tâm có kết nối Apple Carplay/Androidn Auto. Tuy nhiên, việc kết nối chúng với điện thoại thông minh vẫn còn khá phức tạp và sảy ra khá nhiều lỗi.
“Sau khi Update Iphone lên IOS mới thì kết nối Apple Carplay cứ bị ngắt khi sử dụng GoogleMap, anh em có ai bị như mình không” – Một chủ xe có phản ánh trên nhóm “Suzuki Ertiga 2019,2020, XL7 Vietnam Club”. Chủ tải khoản V.Đ.A (Long Biên – Hà Nội) cũng đồng quan điểm với chủ xe trên: “Em cũng bị, mất xong cái lại tự động có lại, phiền thực sự”.
Phản ánh của người sử dụng – Ảnh chụp màn hình
Nhiều chủ tài khoản khác cũng chia sẻ về các lỗi tương tự như: Tự động thoát khỏi Apple Carplay; ngắt kết nối với điện thoại hay không sử dụng được bản đồ trên điện thoại Iphone.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này, bao gồm:
- Dây kết nối hỏng hoặc gặp trục trặc
- Thiết bị, ứng dụng không tương thích hoặc không hỗ trợ kết nối
- Sự cố với bản cập nhật phần mềm IOS / Android
- Xung đột giữa các ứng dụng chạy nền
Việc khắc phục các lỗi này không quá phức tạp, chủ xe cần kiểm tra tính tương thích của các thiết bị ghép nối. Đặc biệt, các thiết bị thông minh chạy hệ điều hành IOS sẽ cần phải bật tính năng trợ lý ảo Siri thì mới có thể kết nối được. Ngoài ra, chủ xe cũng có thể nghĩ đến việc thay thế bằng một đầu Android Box cho chiếc xe của mình.
4. Không nhận diện Smart Key
Trên nhóm “Hội Suzuki Swfit Việt Nam”, một chủ xe đã chia sẻ về việc xe liên tục báo lỗi không nhận diện được khóa thông minh Smart key mặc dù vẫn đang trong vùng nhận diện.
Suzuki Swift báo lỗi Smart Key ngay cả khi chìa khóa đang ở trong xe – Ảnh chụp màn hình
Nhiều chủ xe khác cũng gặp phải tình trạng tương tự:
Nhiều chủ xe cũng gặp tình trạng tương tự – ảnh chụp màn hình
Tài khoản Facebook: Cầm Linh chia sẻ: “ Lỗi xe không thấy chìa, trước mình cũng hay bị mặc dù chìa trong xe luôn. Thay pin vẫn bị, lỗi ở cái chìa khóa”. Bên cạnh đó, một số chủ xe lại cho rằng việc hệ thống báo lỗi là do người dùng đã không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và để chìa khóa nằm bên ngoài vùng nhận.
Vùng nhận Smart Key được ghi bên trong sách hướng dẫn sử dụng của Suzuki
Thực tế, việc báo lỗi này không làm gián đoạn đến việc vận hành của xe. Chủ xe có thể mang đến các đại lý của Suzuki để tiến hành kiểm tra bộ chìa Smart Key.
5. Các phần ống dẫn bên dưới xe không có phần ốp bảo vệ
Trên hội nhóm “Suzuki XL7 Vietnam Club”, một chủ xe có đăng tải hình ảnh về việc các ống dẫn của Suzuki XL7 bị hư hỏng do không có phần nắp bảo vệ.
Chủ xe phản ánh việc các ống dẫn trên Suzuki XL7 của mình bị hư hỏng do không có miếng ôp bảo vệ – ảnh chụp màn hình
Nhiều chủ xe cũng bày tỏ sự quan ngại về vấn đề này: “Mình nghĩ đây không phải lỗi. Do cách thiết kế chưa hợp lý, mình nghĩ mọi người ý kiến để hãng có phương án hỗ trợ người tiêu dùng”
Phản hồi của khách hàng – ảnh chụp màn hình
Tài khoản Facebook Duy Tuấn có chia sẻ dưới bài viết: “Một số xe trên dưới 1 tỷ được trang bị ốp gầm, dấu dây. Còn lại thì cũng “trần truồng” giống xe anh em mình”. Chủ tài khoản này cũng cho biết, nếu như sử dụng ở các địa hình đồi núi, đường xấu thì chủ xe cũng nên trang bị thêm ốp gầm hoặc bọc ống bảo vệ.
VinFast Fadil - 'kẻ ngáng đường' xe giá rẻ Hàn Quốc
Lật đổ sự thống trị phân khúc xe đô thị cỡ A của i10, mẫu xe thương hiệu Việt Fadil làm được điều mà xe Nhật không thể.
Tháng 1/2021, Fadil dẫn đầu phân khúc hatchback cỡ A với 1.746 xe tiêu thụ. Hyundai i10 xếp thứ hai, bán 1.393 xe. Trước đó vào 2020, tổng lượng bán ra của Fadil đạt 18.016 xe, nhỉnh hơn 447 xe so với i10. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, ngôi vương phân khúc này không thuộc một trong hai thương hiệu Hàn Quốc là Hyundai và Kia.
Phân khúc xe đô thị cỡ A vốn là mảnh đất dữ của xe Nhật, trước lẫn sau khi Fadil xuất hiện (giao xe từ tháng 6/2019). Xe Hàn có thể lép vế ở nhiều phân khúc khác, nhưng với dòng xe giá rẻ, dành cho người mua lần đầu và dạng hatchback, i10 của Hyundai và Morning của Kia thể hiện ưu thế tuyệt đối.
Năm 2018, khi thị trường ngày càng trở nên chật chội, các hãng, đặc biệt Nhật tìm hướng đi mới ở phân khúc xe đô thị cỡ A. Suzuki mang về Celerio, Toyota có Wigo, Honda phân phối Brio. Tất cả đều nhập khẩu và đều không tạo được đột phá lớn vì ít phiên bản lựa chọn, khoảng giá hẹp.
Trong 2020, Suzuki ngưng nhập khẩu Celerio vì doanh số thấp, Mitsubishi khai tử Mirage để dồn lực đầu tư các mẫu bán chạy hơn như Xpander, Attrage. Ngoài các vị trí dẫn đầu thuộc về Fadil, i10, Morning thì Honda Brio là mẫu xe Nhật bán chạy nhất nhưng cũng chỉ ở mức 2.906 xe, kém vị trí thứ ba đến hơn 3.300 xe. Áp đảo quân số nhưng xe Nhật không thể lật đổ sự thống trị của xe Hàn.
i10 và Morning sở hữu dải sản phẩm rộng và đa dạng các mức giá nhất nhờ nguồn gốc lắp ráp trong nước. Hai mẫu xe này cũng tạo được thói quen lựa chọn cho khách sắm xe lần đầu phục vụ gia đình hoặc kinh doanh dịch vụ từ nhiều năm trước, một phần nhờ việc bỏ qua mảng kinh doanh này của các hãng Nhật. Chevrolet Spark là sản phẩm Mỹ từng tham chiến nhưng đã ngưng bán từ lâu.
Doanh số bán hàng của i10 trong 2020 giảm nhẹ 3%, còn Morning là con số đáng báo động, giảm 37%. Với sản phẩm của Hyundai, mẫu xe này đang ở giai đoạn cuối vòng đời. Hãng cũng không tạo ra nhiều nâng cấp đáng kể về phom dáng, động cơ hay tiện nghi trong 2 năm qua.
Kia Morning bản X-Line tại Việt Nam. Ảnh: Thaco
Tương tự là Morning, mẫu xe lắp ráp bởi Trường Hải cũng một thời gian dài không nâng cấp sản phẩm. Đến tháng 11/2020, Kia Morning được làm mới với phong cách trẻ trung hơn nhưng chỉ ở bản cao cấp nhất, giá 439 triệu đồng, động cơ không đổi, giá tăng 56 triệu đồng so với bản cũ.
Trong khi đó, VinFast Fadil nổi lên như một lựa chọn tiềm năng cho nhóm khách hàng mua xe lần đầu. Hãng xe Việt tạo ra nhiều giải pháp để Fadil dễ thuyết phục khách nhất, từ ưu đãi giảm 10% giá xe khi trả thẳng, ưu đãi lãi suất vay 0% trong 2 năm đầu đến các chương trình khuyến mãi khác. Và dù giá xe đắt nhất phân khúc, 425-499 triệu đồng nhưng các ưu đãi thường xuyên của VinFast giúp Fadil có giá "mềm" đi đáng kể.
Fadil lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Đức Huy
Động cơ 1,4 lít, công suất 98 mã lực, mạnh nhất phân khúc cũng tạo ra ưu thế cho chính Fadil. Trang bị an toàn đi kèm phong phú hàng đầu phân khúc: cân bằng điện tử, chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh điện tử, chống lật, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, kiểm soát lực kéo.
Trong 2021, Hyundai i10 nhiều khả năng sẽ được TC Motor ra mắt thị trường. Sức ép từ Fadil ngày càng hiện hữu hơn khi tháng 1 vừa qua, i10 tiếp tục để mất ngôi vương vào tay đối thủ. Doanh số Hyundai i10 nếu cộng thêm Kia Morning, vẫn đủ sức giúp xe Hàn làm chủ cuộc chơi ở phân khúc xe giá rẻ nhất thị trường. Nhưng với việc vươn lên bán chạy nhất thời gian gần đây, Fadil trở thành thách thức không nhỏ của hai mẫu xe Hàn Quốc tại Việt Nam.
Loạt ôtô giảm giá sâu sau Tết Trong tháng 3, BMW, Mitsubishi, Ford, Suzuki, Subaru, Volkswagen, Nissan giảm giá xe hàng chục, hàng trăm triệu đồng để đẩy hàng tồn hoặc kích cầu. Sau Tết Nguyên đán, các hãng bắt đầu các hoạt động kinh doanh hâm nóng thị trường. Toyota ra mắt Vios bản nâng cấp 2021, Mitsubishi, Ford, MG bổ sung thêm phiên bản mới cho lần lượt...