5 lời khuyên cho một đêm ngon giấc
Bước đầu tiên để có một giấc ngủ ngon là thiết lập một thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ.
Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái và thư giãn, cả cơ thể lẫn tâm trí bạn sẽ dần chìm vào giâc ngu “ngon”.
1. Nghỉ ngơi sớm hơn
Nếu bạn buộc phải ngủ vào lúc 23h thì đừng bắt não bộ phải “căng” ra tới tận 22h55. Hãy dừng công việc, tắt máy vi tính, tắt tivi và chấm dứt tất cả các hoạt động gây căng thẳng khác ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Hãy để cho tâm trí bạn có thơi gian chuyển đổi từ chế độ làm việc sang chế độ nghỉ ngơi.
2. Ăn uống điều độ
Bạn nên dùng bữa tối sớm hơn và hạn chế ăn nhiều vào ban đêm. Bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo và tránh các đồ ăn gây dị ứng cho cơ thể.
Rượu không tốt cho giấc ngủ vi no khiến bạn ngủ nhanh hơn nhưng cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nêu uông rươu, ban co thê tinh giâc vào ban đêm với miệng khô khốc và đầu nhức nhối.
Video đang HOT
Cafein và nicotin là những chất kích thích giúp bạn tỉnh táo. Vì thế, đưng uông ca phê va hut thuốc lá để có một đêm ngon giấc.
Nếu bạn có quá nhiều căng thẳng trong ngày, hãy thử tạo một thói quen thư giãn trước khi ngủ. Đọc sách, nghe nhạc, ngôi thiền, tắm mát là những cách ma mọi người thường lưa chọn đê giam căng thăng. Bạn cung hay chon môt phương phap phu hơp vơi minh xem sao.
3. Lên kế hoạch cho giấc ngủ
Khi ngủ, hãy xác định khi nào bạn sẽ thức dậy. Tốt nhất bạn nên làm việc đó vào mỗi tối để có thể biến nó thành một thói quen. Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng vao buôi sáng.
4. Chú ý tới các giấc ngủ ngắn trong ngày
Ngủ trưa là cần thiết vi no giup ban tránh mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng ngu trưa qua cũng có thể làm bạn mất ngủ về đêm. Vi thê, không nên ngu trưa qua 30 phut.
Bạn cũng không nên ngủ trên sofa vào buổi tối trước màn hình tivi. Hãy giữ mình tỉnh táo hoặc leo lên giường nếu đã gần giờ đi ngủ.
5. Sử dụng hương thơm êm dịu
Tinh dầu của nhiều loại hoa như oải hương, hoa cúc, hoa hồng… có tác dụng an thần rât hiệu quả. Xoa nhẹ một chút lên cổ tay hay thái dương và tận hưởng mùi thơm dịu nhẹ sẽ dần đưa bạn chìm vào giâc ngu dê dang.
Theo VNE
Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
Bệnh sởi đang có diễn biến vô cùng phức tạp.
Bệnh nhân bị sởi vào viện sẽ dễ mắc thêm nhiều loại vi khuẩn, virus khác. Muốn giảm bớt tử vong thì buộc phải giảm được quá tải bệnh nhân sởi, phân tán bệnh nhân về các bệnh viện vệ tinh hoặc cho bệnh nhân nhẹ điều trị ngoại trú.
Hỏi:
Tôi vừa nghe nói, nhiều bác sĩ khuyên là nếu trẻ bị mắc sởi nhẹ thì không nên đưa đến các bệnh viện lớn đã quá tải như Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, vậy chúng tôi phải làm thế nào? Tự điều trị con ở nhà hay đến các phòng khám nhỏ, tư nhân?
Trả lời:
Từ đầu năm 2014 đến nay, BV Nhi T.Ư đang có hơn 1.300 ca mắc sởi nhập viện, trong đó đã có 105 ca tử vong và hiện có 2 ca bệnh nặng vừa xin về (khó qua khỏi). Hiện vẫn còn 257 bệnh nhân đang điều trị sởi trong đó 20 cháu đang thở máy tiên liệu rất xấu và hơn 50 cháu đang thở oxy (cũng dễ chuyển nặng). Trong số bệnh nhân nhập viện để điều trị một bệnh lý khác, sau đó lại bị nhiễm chéo sởi trong bệnh viện. Chỉ riêng 2 ngày 17 và 18.4 đã có 72 ca nhiễm chéo sởi được chuyển từ khoa khác về Khoa Truyền nhiễm (dành riêng để điều trị sởi).
Bệnh nhân quá đông khiến trẻ bị nhiễm chéo nhiều bệnh, nguy hiểm đến tính mạng. (Ảnh minh họa)
Theo TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, nguyên nhân số tử vong do sởi cao chủ yếu là vì lây nhiễm chéo và bội nhiễm. Thực tế chính sự quá tải trầm trọng ở Bệnh viện Nhi T.Ư khiến việc điều trị khó hiệu quả, bệnh nhân bị bội nhiễm nhiều loại bệnh cùng lúc dẫn đến tình trạng rất nặng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra... làm tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân bị sởi vào viện sẽ dễ mắc thêm nhiều loại vi khuẩn, virus khác. Muốn giảm bớt tử vong thì buộc phải giảm được quá tải bệnh nhân sởi, phân tán bệnh nhân về các bệnh viện vệ tinh hoặc cho bệnh nhân nhẹ điều trị ngoại trú.
TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cũng cho biết, nguy hiểm nhất đối với các trường hợp nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện nhi chính là mắc thêm các vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến cho vũ khí kháng sinh không còn hiệu quả, các phác đồ điều trị đều bất lực.
TS Điển khuyến cáo các phụ huynh, nếu con có các hiện tượng mắc sởi thì nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị, sau đó đưa con về nhà tự chăm sóc. Về cơ bản là tăng sức đề kháng cho trẻ bị sởi bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung ngay vitamin A cho trẻ. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu sốt cao, khó thở thì mới nên đưa đến cơ sở y tế tuyến dưới (huyện, tỉnh) để được khám. Nếu tuyến dưới có thể điều trị được thì nên cho con nhập viện ở đó.
Hiện Hà Nội có 3 bệnh viện vệ tinh có thể điều trị các ca sởi nặng là BV Thanh Nhàn, BV Đống Đa và BV Xanh Pôn.
Theo VNE
8 lời khuyên để luôn khỏe mạnh trong mùa hè Khí hậu mùa hè nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người. Chỉ cần một chút chú ý có thể giúp bạn trải qua mùa hè dễ chịu và khỏe mạnh hơn. 1. Ăn đủ chất, bổ sung vitamin Chế độ ăn uống đủ chất đạm, cá, thịt, trứng, sữa và đậu, đồng thời bổ sung vitamin. Trái...