5 loại vũ khí mạnh nhất của Việt Nam
Trung Quốc cần phải nhận thức rõ về ưu thế của Việt Nam. Ở mô hình hiện tại, quân đội Việt Nam đã được trang bị và huấn luyện để đủ sức để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Bài viết của Robert Farly là Phó Giáo sư tại Trường Đại học Thương mại Quốc tế và Ngoại giao. Các lĩnh vục mà ông nghiên cứu là các học thuyết quân sự, an ninh quốc tế và các vấn đề trên biển. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Năm 1975, quân Giải phóng, mà chủ yếu là từ miền Bắc của nước Việt Nam dân chủ công hòa đã đánh bại quânViệt Nam Cộng hòa, giải phóng Sài Gòn và chấm dứt gần 30 năm chiến tranh. Sau 3 năm kể từ khi nước Mỹ không còn sẵn sàng trả giả cho việc tiếp tục can dự và rút khỏi cuộc chiến, CHXHCN Việt Nam đã giành chiến thắng. Năm 1979, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành xâm lược Việt Nam với nỗ lực nhằm trừng phạt Hà Nội vì đã có những hành động tại Campuchia cũng như liên kết đồng minh với Liên Xô. Cuộc chiến kéo dài một tháng, kết thúc bằng việc quân đội Trung Quốc rút khỏi Việt Nam sau khi chịu những tổn thất nặng nề và không hề thu được bất kỳ một mục tiêu chiến lược nào.
Nhìn chung, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ lâu đã có truyền thống giành chiến thắng trong các cuộc chiến. Ngày nay, quan hệ Trung – Việt lại một lần nữa rơi vào căng thẳng. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng yêu sách chủ quyền của Việt Nam làm gia tăng căng thẳng trong vấn đề kiểm soát các hòn đảo tại Biển Đông. Rất nhiều nhà chính trị Việt Nam, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã cảnh báo về mối đe dọa xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc.
Nếu chiến tranh nổ ra, những loại vũ khí nào mà Việt Nam có thể sử dụng? Các loại vũ khí của cả Trung Quốc và Việt Nam đều có chung nguồn gốc; hầu hết các loại vũ khí mà Việt Nam sử dụng chống lại Trung Quốc thì Quân đội Giải phòng Nhân dân Trung Quốc cũng sở hữu. Tuy nhiên, những hiệu quả trong việc triển khai phòng thủ và tấn công lại rất khác nhau. Dưới đây là 5 hệ thống vũ khí mạnh của Việt Nam
Máy bay Su- 30
Khá lạ là trong cuộc chiến năm 1979, sức mạnh không quân chỉ đóng một vai trò khiêm tốn. Do vấn đề về học thuyết quân sự và công nghệ mà Không quân của Trung Quốc đã không được sử dụng để tăng cường mở rộng ưu thế trên chiến trường. Không quân Việt Nam, một lực lượng rất nhỏ chỉ đóng vai trò phòng thủ đã phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống Mỹ một thập kỷ trước đó, nhưng trong cuộc xung đột này lại không được sử dụng.
Máy bay Su-30
Tuy nhiên, cuộc chiến tiếp theo sẽ không như vậy. Cả Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc đều được nâng cấp bằng những chiếc máy bay hiện đại của Nga. Đáng chú ý là dòng máy bay Su-30. Việt Nam sở hữu khoảng 40 loại máy bay Su-30 với nhiều chủng loại khác nhau, Việt Nam cũng đã đặt mua thêm 20 chiếc từ Nga. Ngoài nhiệm vụ phòng thủ không đối không, loại máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ đất liền và trên biển Trung Quốc từ khoảng cách xa bằng tên lửa hành trình độ chính xác cao. Flanker là loại máy bay lớn, tốc độ nhanh, có sức mạnh và chúng sẽ được cả hai bên sử dụng.
Kết hợp với hệ thống tích hợp phòng không của Việt Nam, máy bay Flanker (cũng như một số loại máy bay đời cũ như Mig 21) không chỉ hạn chế khả năng xâm nhập của Trung Quốc vào không phận của Việt Nam, mà nó còn là một đòn giáng trả mạnh mẽ. Chúng ta vẫn chưa nhận biết được khả năng huấn luyện phi công của Việt Nam so với Trung Quốc, mặc dù Không quân Trung Quốc rõ ràng có nguồn lực lớn hơn rất nhiều và được tập trung huấn luyện thực tế trong những năm gần đây. Tuy vậy, Không quân Việt Nam có thể sử dụng loại máy bay Flanker tinh vi để giành ưu thế phòng thủ trước các lực lượng bị kéo căng của Trung Quốc.
Tàu ngầm Kilo
Nhìn chung, các nhà phân tích đều cho rằng, Hải quân Trung Quốc vẫn phải khắc phục những vấn đề cốt lõi nhất trong cuộc chiến chống tàu ngầm. Mặc dù rõ ràng Hải quân Trung Quốc có ưu thế rất lớn về tàu ngầm trong những ngày đầu của một cuộc xung đột, nhưng hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc lại chỉ được trang bị tối ưu cho các cuộc chiến chống tàu trên mặt nước chứ không phải là tàu ngầm của đối phương.
Không phô trương ồn ào nhưng tàu ngầm Kilo hiện đại mà Việt Nam mua của Nga lại đặt ra vấn thách thức rất lớn cho Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng sở hữu tàu ngầm lớp Kilo (cũng như nhiều loại tàu ngầm khác), nhưng loại tàu này lại không hóa giải được đội tàu của Việt Nam trước khi chúng tấn công và gây ra những thiệt hại. Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mang được cả ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu, loại vũ khí đặt ra mối đe dọa lớn cho đội tàu và các căn cứ xa bờ của Trung Quốc.
Hiện Việt Nam sở hữu hai chiếc tàu ngầm Kilo, và đã đặt mua thêm bốn chiếc. Mặc dù Trung Quốc có thể cố gây áp lực cho phía Nga làm chậm quá trình chuyển giao tàu ngầm và vũ khí trang bị cho Việt Nam, nhưng có vẻ như Moscow lại không làm theo ý muốn của Trung Quốc. Đội tàu ngầm của Việt Nam sẽ ngày càng mạnh hơn trong một vài năm tới, đúng với thời điểm các đội tàu lớn mới hình thành của Trung Quốc trở thành mục tiêu tuyệt vời của tàu ngầm Việt Nam.
Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển rất mạnh hàng loạt tên lửa hành trình thuộc tổ hợp hệ thống phòng thủ A2/AD (phong tỏa và chống tiếp cận – ND). Với việc hiện Trung Quốc đang quan tâm đến việc mở rộng sức mạnh, quốc gia này sẽ cần phải kiểm soát các hệ thống phòng thủ A2/AD đang phát triển từ các quốc gia láng giềng. Giống như Trung Quốc, từ lâu Việt Nam đã theo đuổi xây dựng nhiều hệ thống tên lửa hành trình khác nhau. Ngày nay, Việt Nam có thể khai hỏa tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến trên mặt nước, tàu ngầm và các căn cứ ở bờ biển. Khi được kết hợp, các loại tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng và bất ngờ đánh sập hệ thống phòng không trên tàu của Hải quân Trung Quốc.
Các căn cứ bờ biển có thể là nơi đứng vững tốt nhất trong bối cảnh một cuộc tấn công lớn từ phía Trung Quốc. Hiện Việt Nam sở hữu tên lửa hành trình đối hạm P-800 Onyx, và có ý định triển khai phòng thủ ven biển. Với một quả tên lửa tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh và có tấm bắn 180 dặm, đầu đạn 250 kg thì Onyx có thể sẽ đặt ra mối đe dọa lớn cho đội tàu của Trung Quốc. Được triển khai tại các vị trí chiến lược và được mạng lưới phòng không của quân đội Việt Nam bảo vệ, loại tên lửa này (cũng như nhiều loài tên lửa hành trình cũ được triển khai ở bờ biển) có thể sẽ hạn chế rất lớn phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc.
S-300 SAM
Video đang HOT
Không quân Trung Quốc chưa bao giờ có kinh nghiệm thực sụ đối đầu với một hệ thống phòng không tích hợp và tinh vi. Việc Trung Quốc sử dụng Không quân Trung Quốc tấn công Việt Nam buộc Trung Quốc phải vô hiệu hóa hoặc tránh đối đầu với hệ thống phòng không của Việt Nam. Hoạt động vô hiệu hóa hệ thống phòng không đối phương là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi hoạt động phối hợp mang tính cá nhân và tổ chức nhất đối với một lực lượng không quân khi thực hiện. Mỹ đã thành thạo những hoạt động kiểu như vậy thông qua kinh nghiệm xương máu trong các cuộc chiến ở Việt Nam, Kosovo, Iraq và những chương trình huấn luyện trên mô hình thực tế tại sa mạc Nevada. Chúng ta vẫn không biết liệu Không quân Trung Quốc có phát triển kỹ năng cần thiết này không khi đối đầu với mạng lưới hệ thống phòng không của Việt Nam. Nếu Trung Quốc không có kỹ năng này thì tên lửa đất đối không của Việt Nam sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho máy bay và phi công Trung Quốc.
Hệ thống hiện đại nhất trong mạng lưới phòng không Phòng khôngKhông quân Việt Nam là tên lửa S-300. Loại tên lửa này có thể dò và tấn công hàng loạt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ điểm còn có thể tự bảo vệ tổ hợp tên lửa S-300 trước một cuộc tấn công. Kết hợp với các loại máy bay của Không quân Việt Nam, tổ hợp tên lửa SAM sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho đối phương khi thực hiện một chiến dịch tấn công hiệu quả đối với Việt Nam.
Kinh nghiệm và lợi thế địa hình
Vào năm 1979, Trung Quốc thực hiện cuộc chiến nhằm trừng phạt Hà Nội khi tiến hành xâm lược các tỉnh miền bắc Việt Nam bằng một lượng lớn lực lượng bộ binh và xe bọc thép. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận định rằng, mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc là tấn công và tiêu diệt các đơn vị nòng cốt của họ. Do đó, quân đội Việt Nam đã tránh gây tổn thất cho các lực lượng này một cách có hiệu quả nhất cho đến khi lực lượng của Trung Quốc rơi vào các khu vực phục kích sẵn của mình. Vào thời điểm đó, cả hai bên đều chịu những thiệt hại nặng nề, tuy nhiên, cuối cùng Trung Quốc đã phải rút quân.
Giờ đây, quy mô quân đội của cả Trung Quốc và Việt Nam đều thu hẹp hơn so với năm 1979 nhưng lại chuyên nghiệp hơn, công nghệ hiện đại hơn và được tổ chức tốt hơn. Cụ thể là quân đội Việt Nam đã nâng cao trình độ học vấn cho các chỉ huy, cho phép các đơn vị đào tạo và trau dồi kinh nghiệm quốc tế, trang bị trang thiết bị tân tiến cho các đơn vị quân đội của mình.
Điều đó không có nghĩa là sức mạnh của quân đội Việt Nam ngang bằng với quân đội Trung Quốc, nhưng sức mạnh không phải là tất cả. Vào thời điểm năm 1979, quân đội Việt Nam có lợi thế về kinh nghiệm và địa hình. Tính kiên cường của bộ binh Việt Nam, thường chiến đấu theo chiến thuật du kích tại các địa hình khắc nghiệt, có thể sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn được một cuộc tấn công lớn trên bộ của Trung Quốc từ phía bắc của mình. Khó có thể xảy ra việc Trung Quốc sẽ quyết định trừng phạt Việt Nam thêm một lần nữa bằng một cuộc xâm lược trên bộ, có lẽ Trung Quốc tính trước được những tổn thất nặng nề bởi các cuộc tấn công bằng vũ khí cơ giới, đặc biệt là việc không quân Trung Quốc không đủ khả năng giành ưu thế tuyệt đối trên không trong chiến trường. Quân đội Trung Quốc là một lực lượng quân đội mạnh, nhưng quân đội Việt Nam lại luôn luôn chứng minh được khả năng hóa giải, chiến đấu và bảo vệ từng tất đất của mình trong các cuộc chiến.
Kết luận
Việt Nam bao giờ muốn một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Viễn cảnh tốt nhất cho xung đột như vậy là quay trở lại cuộc chiến năm 1979, đó là cuộc chiến đã chứng minh cho sự hổ thẹn của Trung Quốc nhưng nó cũng gây ra những thiệt hại lớn cho Việt Nam. Việt Nam không hề muốn đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh dựa trên công nghệ và tiêu tốn của cải, một cuộc chiến có thể phá hủy những vũ khí đắt tiền mà quân đội Việt Nam sở hữu. Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải nhận thức rõ về ưu thế của Việt Nam. Ở mô hình hiện tại, quân đội Việt Nam được xây dựng nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nâng cao năng lực quân đội khi những hành vi khiêu khích ở Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Theo Nghiên Cứu Biển Đông
Đoàn Trung Quốc sang Nga bàn mua giấy phép Su-35 để triển khai ở Biển Đông?
Người đứng đầu Tổng bộ trang bị PLA đã sang Nga bàn về chuẩn bị hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, có thể mua giấy phép sản xuất.
Đoàn quân sự Trung Quốc sang Nga đàm phán về Su-35, S-400
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đưa tin, vào thứ Năm vừa qua, người đứng đầu Tổng bộ trang bị của quân đội Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp đã đến khu thử nghiệm công nghệ mũi nhọn của Nga để xem trưng bày vũ khí và thiết bị tiên tiến của Nga.
Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc thăm Nga
Tháp tùng ông Trương Hựu Hiệp có phó tư lệnh Hải quân Đinh Nghị, phó tư lệnh không quân Trương Hồng Hạ, phó tư lệnh đại quân khu Quảng Châu Trịnh Cần, phó chủ nhiệm văn phòng đối ngoại Bộ Quốc phòng và tùy viên Trung Quốc tại Nga, thiếu tướng Dương Húc Quang.
Đoàn đại biểu mua sắm vũ khí Trung Quốc ngày 16 tháng 6 đến Moscow, ngày 17 tháng 6, ở sân bay Kubinka ngoại ô Moscow, phi công bay thử Nga, anh hùng Nga Sergey Bogdan điều khiển may bay chiên đâu Su-35 đa tiên hanh hai lần bay biểu diễn để đoàn mua sắm vũ khí Trung Quốc xem.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc đã tìm hiểu kỹ tính năng bay và tác chiến của máy bay và đã quan sát tình hình bay trên không của may bay chiên đâu, đồng thời đã tiến hành hỏi han chi tiết về đặc điểm bảo trì đối với may bay chiên đâu.
Trước đó, trưởng đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc Trương Hựu Hiệp va Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov đa tô chưc gặp mặt, hai bên đã thảo luận việc chuẩn bị hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc máy bay chiến đấu Su-35 và đã tìm kiếm khả năng cung cấp tên lửa S-400 cho Trung Quốc.
Chuyên gia Nga cho rằng, năm 2009, hai bên xác định mua sắm 48 may bay chiên đâu Su-35S, nhưng, truyền thông đưa tin, hai bên đông y đổi 48 chiếc thành Trung Quốc mua 24 chiếc. Tại diễn đàn kinh tế St. Petersburg, tổng giám đốc tổ hợp chế tạo máy bay Sukhoi Pogosyan cho biết, hợp tác Su-35 không loại trừ mô hình Su-27, cũng tức là mua giấy phép và dây chuyền sản xuất, hiện nay hai bên rất chậm trễ, chưa ký hợp đồng.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Nga-Trung ký kết đơn đặt hàng lớn?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc còn có bài viết nhan đề "Trung Quốc mua Su-35 lấp khoảng trống biên chế máy bay mới, đi trước láng giềng vươn tới quần đảo Trường Sa (PV)".
Bài báo dẫn một nguồn tin từ Nga cho biết: "Hoạt động biểu diễn bay Su-35 cho đoàn mua sắm Trung Quốc lần này được tiến hành trong khuôn khổ hợp đồng chuẩn bị cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Chuyên gia Trung Quốc đã tìm hiểu chi tiết tính năng bay và tác chiến của máy bay, đã quan sát tình hình bay trên không của máy bay chiến đấu, đồng thời đã tiến hành hỏi han chi tiết về đặc điểm bảo trì máy bay chiến đấu".
Theo nguồn tin này, nhìn vào phản ứng của phía quân đội Trung Quốc, họ thích loại máy bay chiến đấu này, có thể cảm thấy, họ dự định mua loại máy bay chiến đấu này. "Thảo luận rất cụ thể. Chuyên gia Trung Quốc thực sự rất hứng thú với tất cả".
Theo bài báo, một ngày trước đó, trưởng đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc Trương Hựu Hiệp đã gặp gỡ Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, hai bên đã thảo luận các vấn đề cấp bách của hợp tác lĩnh vực quân sự và công nghệ quân sự. Nguồn tin cho biết: "Cuộc gặp đã bàn đến vấn đề chuẩn bị hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc".
Công nhân Nga trong nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Su-35
Theo nguồn tin, Nga không phải lần đầu tiên biểu diễn máy bay chiến đấu Su-35 cho phía Trung Quốc xem. "Một năm trước, cũng ở đây, Nga từng tiến hành biểu diễn tương tự máy bay chiến đấu Su-35 cho đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc".
Theo thông tin chưa chính thức, trong giai đoạn thứ nhất, Trung Quốc có kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu Su-35, nhưng họ không muốn mua máy bay chiến đấu sản xuất hàng loạt cho không quân Nga, mà máy bay chiến đấu thích ứng với nhu cầu của không quân Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc là khách mua nước ngoài máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 lớn nhất của Nga. Nga đã bán tổng cộng 281 máy bay chiến đấu loại này cho Trung Quốc.
Theo bài báo, có chuyên gia Nga cho rằng, lần này, mục đích chủ yếu thăm Nga của Trương Hựu Hiệp là thực hiện đồng thuận mua vũ khí đạt được ở Thượng Hải giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nga. Vì vậy, có khả năng thảo luận ký kết đơn đặt hàng lớn hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng, Tổng bộ trang bị quân đội Trung Quốc là cơ quan tối cao phụ trách trang bị kỹ thuật, có quyền quyết định. Người đứng đầu cơ quan này thăm Nga cho thấy "muốn thực hiện một loạt thỏa thuận hợp tác quốc phòng đạt được giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nga", muốn thực hiện thực sự các thỏa thuận có tính chất ý định.
Máy bay chiến đấu Su-35 bàn giao cho quân đội Nga
Phó tổng biên tập tạp chí "Tri thức hàng không" Vương Á Nam cho rằng, tuy hiện nay không thể xác nhận ông Trương Hựu Hiệp thăm Nga có ký kết được đơn đặt hàng lớn mua Su-35 hay không, nhưng chuyến thăm lần này thể hiện một thai đô, Trung Quốc có mối quan tâm rất lớn đối với phát triển thương mại vũ khí Trung-Nga, điều này làm cho khả năng nhập khẩu Su-35 của Trung Quốc rất cao, đồng thời còn có thể nhập khẩu trang bị hải, không quân khác của Nga.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho rằng, nhìn vào thông tin trên báo chí Nga, ngoài ông Trương Hựu Hiệp, còn có các phó tư lệnh không quân và hải quân Trung Quốc, những người này rất có thể chủ quản công tác trang bị. Nếu nhìn từ góc độ thảo luận thương mại quân sự, quy cách của đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc đã rất cao.
Theo bài báo, quan chức có cấp cao như vậy không có nhiều khả năng lắm trực tiếp tham gia đàm phán, mà là xác định những quan điểm chính hoặc để tiến hành chuẩn bị cho ký kết hợp đồng. Trong đoàn của họ có thể có không ít chuyên gia kỹ thuật, tiến hành thảo luận và đàm phán về các vấn đề và quy trình kỹ thuật cụ thể.
Đặc tả khoang lái máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Trung Quốc mua Su-35 để triển khai ở Biển Đông?
Theo báo Nga, Su-35 là máy bay chiến đấu xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay. Sau khi mua loại máy bay chiến đấu này sẽ nâng cao rất lớn tiềm lực tác chiến của không quân Trung Quốc. Lưu Giang Bình cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 rất có tác dụng đối với hải quân, không quân Trung Quốc, nó có thể cất cánh từ bờ biển, tiến hành tiếp dầu trên không, bán kính tác chiến rất khả quan, có thể "vươn tới Nam Sa" (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), vươn tới chuỗi đảo thứ hai.
Theo bài báo, là một đội quân có truyền thống trang bị máy bay chiến đấu kiểu Nga, một số hệ thống bảo đảm hậu cần và trang bị của quân đội Trung Quốc rất dễ tiếp nhận loại máy bay này; mặt khác máy bay chiến đấu Nga cùng vũ khí kèm theo cũng có chỗ độc đáo, có thể dựa vào cơ hội nhập khẩu máy bay và vũ khí kèm theo để học tập một số công nghệ tiên tiến.
Theo bài báo, điều quan trọng hơn là, đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước láng giềng đã sở hữu rất nhiều, Su-35 còn có ưu thế nhất định, nó sẽ là một sự bổ sung của máy bay chiến đấu mới, cũng là một sự quá độ trước khi trang bị máy bay chiến đấu thế hệ mới nội địa.
Vương Á Nam cho rằng, đơn đặt hàng quân sự giữa Trung-Nga không nhất thiết chỉ là xuất phát từ nhu cầu đổi mới trang bị, có thể còn có tính toán chiến lược lâu dài hơn. Hơn nữa, thương mại vũ khí Trung-Nga đang chuyển sang một hình thái mới, không còn là trạng thái "nhập khẩu một chiều" trước đây, trong tương lai Nga rất có thể sẽ muốn hợp tác kỹ thuật quân sự đến từ Trung Quốc.
Công nhân nữ đang làm việc trong nhà máy
Công nhân đang làm việc ở thân máy bay
Công nhân đang làm việc tại xưởng lắp ráp
Công nhân đang làm việc trên lưng máy bay
Công nhân đang lắp ráp máy bay chiến đấu
Công nhân đang lắp ráp máy bay chiến đấu
Công nhân đang lắp ráp máy bay Su-35
Tại lễ bàn giao máy bay chiến đấu Su-35
Một góc nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Su-35
Theo Giáo Dục
Năm nay, Nga sẽ giao hơn 40 máy bay Su-30 cho Việt Nam và 3 nước khác Theo Tiếng nói nước Nga, Nga xuất khẩu hơn 40 máy bay Su-30 cho Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Angola. Theo Tiếng nói nước Nga, Nga xuất khẩu hơn 40 máy bay Su-30 cho Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Angola. Xuất khẩu máy bay chiến đấu ra nước ngoài vẫn là một nguồn quan trọng trong xuất khẩu vũ khí của...