5 loại ung thư phổ biến ở đàn ông
Do thói quen sinh hoạt hoặc tiền sử gia đình, nam giới dễ mắc ung thư phổi, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, dạ dày và gan.
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, năm 2018, khoảng 18 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trong số đó, 9,5 triệu người là nam giới. Đôi khi, căn bệnh được phát hiện một cách ngẫu nhiên, trong buổi xét nghiệm hoặc thăm khám tổng thể thông thường. Một số loại ung thư đặc biệt ảnh hưởng đến đàn ông.
Ung thư phổi
Chỉ trong năm 2018, thế giới ghi nhận hơn 1,3 triệu trường hợp ung thư phổi mới ở nam giới. Đây cũng là loại ung thư nguy hiểm nhất đối với đàn ông.
Khối u có thể hình thành trước khi người bệnh phát triển bất cứ triệu chứng nào. Nếu cảm thấy đau ngực, khó thở, khàn giọng hoặc ho ra máu, bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, chẩn đoán.
Những yếu tố có thể gây ra ung thư phổi bao gồm hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với người có thói quen này.
Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới toàn cầu.
Hình ảnh đồ họa của khối u tuyến tiền liệt. Ảnh: Mayo Clinic
Nếu có họ hàng từng bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên bắt đầu xét nghiệm ở độ tuổi 40. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh nên tiến hành kiểm tra thường xuyên ở độ tuổi 50. Các yếu tố như chủng tộc, tiền sử bệnh tật của gia đình và tuổi tác có thể tác động đến sự phát triển của khối u trong cơ thể.
Triệu chứng ban đầu bao gồm bí tiểu, tiểu ra máu hoặc nhức xương. Những biểu hiện này có thể không rõ ràng cho đến khi bệnh đã tiến triển.
Video đang HOT
Căn bệnh thường không được chú ý nhiều vì triệu chứng sơ bộ nghèo nàn, không rõ rệt. Khối u được tìm thấy ở ruột già, ruột kết. Hơn 1 triệu đàn ông đã mắc ung thư đại trực tràng năm 2018.
Các dấu hiệu bao gồm đau bụng và nhu động ruột kết không đều, tuy nhiên chúng có thể không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Xét nghiệm ở độ tuổi 50 là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm.
Khối u thường xuất phát từ tiền sử gia đình, chứng béo phì, lười tập thể dục, thói quen hút thuốc, sử dụng rượu và ăn thịt đỏ thường xuyên.
Năm 2018, gần 700.000 trường hợp ung thư dạ dày được ghi nhận ở nam giới. Giống như các bệnh khác, triệu chứng thường không biểu hiện ở giai đoạn đầu. Tại Mỹ, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm, trước khi khối u lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Dấu hiệu nhân biết bao gồm buồn nôn, kém ăn, sụt cân, trướng bụng…
Hình ảnh đồ họa ung thư phát triển trong dạ dày người bệnh. Ảnh: Gastrectomy Information
Những người cao tuổi, béo phì, hay hút thuốc và ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, thịt muối thường dễ phát triển ung thư dạ dày.
Các triệu chứng của ung thư gan gần giống với ung thư dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh thường có thêm biểu hiện vàng da, vàng mắt, gan hoặc lách to.
Yếu tố chính dẫn đến ung thư gan là thói quen dùng đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu bia cũng dễ gây bệnh xơ, hóa sẹo ở gan. Năm 2018, gần 600.000 nam giới được chẩn đoán mắc ung thư gan.
Hiện chưa có phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên có một số cách thức giúp ngăn chặn khối u phát triển. Bên cạnh tầm soát sớm và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chăm tập thể dục, tránh hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức là những thói quen cần thiết để ngăn ngừa các loại ung thư.
Cách đơn giản ngăn ngừa ung thư đại trực tràng ngay tại nhà
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên có nhiều cách đơn giản ngay tại nhà có thể ngăn ngừa ung thư này.
Ung thư đại trực tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Trên thế giới, mỗi năm có 8 triệu ca mắc mới loại ung thư này, trong đó có hơn 860.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, trong vòng 18 năm qua, số ca mắc mới ung thư đại trực tràng đã tăng gần gấp 3, lên gần 15.000 ca theo số liệu WHO năm 2018, trong đó có gần 9.300 ca tử vong.
Ung thư đại trực tràng hiện đang xếp thứ 5 trong số các ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên theo dự báo đến 2025, ung thư đại trực tràng sẽ vươn lên hàng thứ 2 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới.
Dù là ung thư phổ biến, song TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, BV K cho biết, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%, rất nhiều bệnh nhân vẫn sống tốt sau 20 năm, nếu ở giai đoạn muộn, tỉ lệ này chỉ còn dưới 10%.
Đáng tiếc, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị hạn chế.
Theo TS Nguyễn Tiến Quang, Phó giám đốc BV K, đến nay các nghiên cứu đã chỉ ra có 2 nhóm yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng
Nhóm 1 là những yếu tố không thể thay đổi: Tuổi tác, tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn, thường sau 50 tuổi; nhóm liên quan đến chủng tộc, giới tính; mắc đột biến gen có tính chất di truyền, phổ biến nhất là Lynch, HNPCC và FAP, tuy nhiên chỉ chiếm 3-5% tổng số ca mắc; Gia đình hoặc bản thân từng mắc ung thư đại trực tràng.
Nhóm 2 là các yếu tố có thể thay đổi, liên quan trực tiếp đến lối sống, bao gồm: Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thịt đỏ, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ chiên rán, các loại thịt chế biến sẵn, ăn ít rau; lười vận động có thể tăng gấp 2-5 lần nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng; béo phì; uống nhiều bia rượu; hút thuốc lá; có tiền sử polyp đại tràng.
TS Quang cho biết, các nghiên cứu chỉ rõ, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần.
Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
Với những trường hợp có người thân từng mắc ung thư đại trực tràng, bác sĩ khuyến cáo các thành viên trong gia đình cần đi tầm soát ung thư đại trực tràng sớm hơn, thường xuyên nội soi để kiểm tra polyp.
Với những trường hợp có polyp, cần can thiệp cắt sớm. Theo nghiên cứu, tất cả trường hợp bị đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư (từ khi sinh ra đến khi 40 tuổi). Nếu sống đến 70 tuổi, hầu hết trở thành ung thư.
Polyp trong đại trực tràng cần được can thiệp sớm để không tiến triển thành ung thư
Sau khi cắt polyp, tuỳ thuộc vào số polyp nhiều hay ít, tùy theo yếu tố nguy cơ cao hay thấp, người bệnh cần soi lại đại tràng định kỳ mỗi 1-3 năm.
Ngoài những trường hợp trên, hầu hết các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
TS Quang cho biết, chỉ cần hoạt động thể lực thường xuyên đã giúp giảm gần 30% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng so với những người ít vận động.
Ăn nhiều rau củ, quả sẽ giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng
Nếu mỗi người ăn hơn 800g rau củ và trái cây/ngày có thể giúp giảm 0,74 lần nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng so với những người tiêu thụ ít hơn 200g rau củ/ngày. Tuy nhiên hiện nay, gần 60% người Việt chỉ ăn 170-200g rau củ/ngày, dưới 50% khuyến nghị của WHO.
Các thức ăn chứa nhiều chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư giúp chúng sớm bị loại khỏi lòng ruột. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân hạn chế ăn mỡ, thịt động vật; giảm chất béo từ 40% xuống 20-25%, hạn chế muối, thực phẩm lên men, cá khô, nước tương, thịt xông khói, hạn chế lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng như tránh các hoá chất độc hại.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Độc hơn asen 68 lần, WHO xếp hạng đây là chất gây ung thư nhóm 1 ẩn giấu ở ngay trong bếp Chúng ta nói quá nhiều về ung thư nhưng lại chưa có cách phòng ngừa thực sự hiệu quả khi tỉ lệ phát hiện bị ung thư ngày càng tăng. Đây là 1 yếu tố phổ biến cần biết để tránh. Mọi người thường nói: Đây là thời đại có tỷ lệ mắc ung thư cao. Thật vậy, là một bệnh có tỷ...