5 loại thuốc được thử nghiệm chữa viêm phổi corona
Remdesivir, Chloroquine Phosphate, Favilavir cùng hai loại kháng HIV là Ritonavir và Lopinavir đang được thử nghiệm lâm sàng điều trị Covid-19.
Ngoài vaccine, các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực chạy đua thời gian để tìm kiếm thuốc điều trị viêm phổi corona (Covid-19).
Ngày 5/2, giới chức y tế đã cho phép thử nghiệm thuốc Remdesivir của Mỹ trong điều trị viêm phổi do virus corona. Đây là quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Ủy ban Y tế Quốc gia và Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia.
Trong thử nghiệm lâm sàng, thuốc chứng minh hiệu quả trong điều trị cho chuột mắc bệnh SARS, làm giảm sự nhân lên của virus trong vòng hai ngày. Remdesivir cũng được sử dụng chữa bệnh Ebola từng hoành hành ở Tây Phi vào năm 2014, được đánh giá an toàn. Sau dịch Ebola, các nhà nghiên cứu có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Về mặt sinh học, mục tiêu điều trị của Remdesivir cho nCoV tương tự với SARS và các loại virus họ corona khác, thậm chí hiệu quả cả trên chủng cá biệt nhất với tên gọi porcine deltacoronavirus. Một báo cáo khác cho thấy Remdesivir có khả năng ngăn chặn virus corona lây nhiễm cho các tế bào trong phòng thí nghiệm, tiếp thêm hy vọng cho giới khoa học.
Theo các chuyên gia, thuốc Remdesivir được coi là “ứng cử viên” hàng đầu trong chiến dịch chống lại nCoV. Thuốc hiện chưa được cấp phép sản xuất hoặc bày bán ở bất cứ đâu trên thế giới. Nếu thử nghiệm thành công, đây có thể là phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên đối với Covid-19.
Video đang HOT
Nhân viên y tế nỗ lực tìm thuốc điều trị viêm phổi do virus corona. Ảnh: Today.
Bên cạnh Remdesivir, các nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm kết hợp hai loại kháng HIV là Ritonavir và Lopinavir được phát triển bởi công ty dược phẩm sinh học AbbVie và bán dưới tên thương mại là Kaletra. Thông báo trên được đưa ra vào ngày 12/2 trong cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hiện có nhiều bệnh nhân được điều trị kết hợp bằng hai loại thuốc này song WHO chưa có con số thống kê cụ thể. Các chuyên gia cũng chưa chắc chắn về độ hiệu quả của thuốc trong điều trị nCoV. Tuy nhiên, “sẽ thật tuyệt vời nếu thuốc trị được bệnh, bởi nó đã được sử dụng để điều trị HIV và có sẵn dưới dạng thuốc generic trên thị trường”, Tiến sĩ Marie-Paule Kieny, cựu chuyên gia về virus của WHO, nói.
Ngày 16/2, Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia cho phép dùng thuốc Favilavir, là thuốc chống sốt rét đã sản xuất lô đầu tiên để điều trị Covid-19. Chính quyền tỉnh Chiết Giang cùng ngày cũng tuyên bố bổ sung Favilavir vào phác đồ điều trị các bệnh nhân viêm phổi do virus corona.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Favilavir đang được thử nghiệm lâm sàng, cho thấy hiệu quả đáng kể trong điều trị virus corona chủng mới. Đây là loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc cho phép bán ra thị trường kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Ngày 17/2 các chuyên gia y tế Trung Quốc đã thống nhất đưa thuốc Chloroquine Phosphate vào phác đồ điều trị Covid-19. Theo bà Sun Yanrong, Chloroquine Phosphate được lựa chọn trong hàng chục nghìn loại thuốc hiện có và sàng lọc hàng chục lần trước khi được thử nghiệm chữa viêm phổi do nCoV. Thuốc đã được sử dụng trong hơn 70 năm qua, đang được thử nghiệm tại 10 bệnh viện ở Bắc Kinh và các tỉnh Quảng Đông, Hồ Nam của Trung Quốc.
Trên 100 bệnh nhân đã dùng thử Chloroquine Phosphate, kết quả sức khỏe tiến triển rõ ràng như hạ sốt, hình ảnh chụp phim phổi cải thiện… Nhóm bệnh nhân này cũng có thời gian phục hồi nhanh hơn và không có bất cứ phản ứng phụ nào khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, ông Xu Nanping, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cũng xác nhận y học cổ truyền Trung Quốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm khả năng nhiễm trùng. Trước đó, giới chức y tế Trung Quốc đã chính thức thêm y học cổ truyền vào giai đoạn ba của kế hoạch điều trị và chẩn đoán Covid-19.
Thùy An
COVID-19: Seoul không còn an toàn
Thị trưởng Seoul Park Won-soon đã ban hành lệnh cấm tụ tập đông người ở các quảng trường Seoul, Cheonggye và Gwanghwamun sau khi thủ đô Hàn Quốc đã có 20 ca dương tính với COVID-19.
Hàn Quốc xác nhận ca tử vong thứ 2 do COVID-19, số ca nhiễm lên 209 Hàn Quốc đã có 156 người mắc COVID-19 Hàn Quốc: Daegu, Cheongdo là "khu vực quan tâm đặc biệt" do COVID-19
Hàng ngàn người biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun sáng 22/2 (Nguồn: Yonhap)
Theo Yonhap, ngày 22-2, hàng ngàn người đã kéo tới quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc để tham gia tuần hành phản đối chính phủ, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người để ngăn ngừa dịch COVID-19 lan rộng.
Tính đến chiều 22-2, theo Yonhap, số ca dương tính với chủng mới của virus corona ở Hàn Quốc đã lên tới 433 người, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Trước tình hình đó, thị trưởng Seoul Park Won-soon đã ban hành lệnh cấm tụ tập đông người ở các quảng trường Seoul, Cheonggye và Gwanghwamun.
Ngoài ra, chính quyền Seoul cũng đóng cửa các nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên địa), sau khi một cơ sở của giáo phái này ở Daegu bị coi là "ổ dịch" khi bệnh nhận số 31 từ chối cách ly rồi lây nhiễm cho nhiều người khác.
"Bệnh nhân (có liên quan với Shincheonji) có thể đã xuất hiện ở Seoul. Seoul không còn là nơi an toàn nữa," thị trưởng Park nói trong một tuyên bố được Yonhap đăng tải. "Cần phải hành động đối với các hoạt động tụ tập của Shincheonji."
Theo thông báo của cơ quan y tế Hàn Quốc thì tính tới chiều 21-2, Seoul đã xuất hiện 20 ca bệnh có dương tính với COVID-19.
Theo Vietnam
Lộ diện khủng hoảng ngầm y tế Trung Quốc Dịch Covid-19 cho thấy một cuộc khủng hoảng ngầm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc: thiếu hụt bác sĩ trầm trọng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân...